7. Kết cấu của luận án
1.4. Khái quát kết quả những công trình liên quan và những vấn đề cần tập
trung giải quyết trong luận án
1.4.1. Những kết quả cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án tài luận án
Tìm hiểu tổng quan các công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, bước đầu tác giả luận án khái quát những thành tựu cơ bản của các công trình đó trên các nội dung sau:
Một là, trong các công trình khoa học mà tác giả đã khảo cứu, các nhà khoa
học đã làm rõ quan niệm về tín ngưỡng, đạo Hiếu, xác định các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có đạo Hiếu và khẳng định vai trò của các giá trị đó đối với sự phát triển nhân cách, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; các công trình này cũng chỉ ra vai trò của giáo d c đạo Hiếu trong việc xây dựng lối sống cho người Việt, trong đó, đặc biệt chú trọng việc giữ vững bản sắc văn hóa và các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Hầu hết các nhà khoa học đều khẳng định sự cần thiết phải thực hiện giáo d c đạo Hiếu cho người Việt trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong điều kiện mới.
Hai là, nhìn chung các công trình khoa học trên đã đề cập dưới các góc độ
khác nhau của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà những giá trị văn hóa, đạo đức có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì việc nghiên cứu những tín ngưỡng trên và những giá trị của nó đối với người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp t c được nghiên cứu để phát huy những giá trị tích cực của nó đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân tộc. Tất cả những công trình nghiên cứu trên đã dựng lên một bức phông nền cơ bản về tín ngưỡng của người Việt.
Ba là, các công trình khoa học đã thực hiện khảo sát thực trạng giáo d c đạo
Hiếu của người Việt trong công cuộc đổi mới đất nước, giáo d c những giá trị tích cực về đạo Hiếu trong tín ngưỡng; nâng cao nhận thức về sự cần thiết giáo d c đạo
Hiếu đối với người Việt. Nhìn chung, các công trình đều cho thấy khía cạnh thực tiễn của vấn đề phát huy các giá trị đạo đức dân tộc, đặc biệt là đạo Hiếu trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước nói chung.
Bốn là, trên cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn, các công trình khoa
học đã đưa ra các giải pháp thực tiễn trong việc giáo d c đạo Hiếu cho người Việt. Nhiều tác giả đã đề cập đến những giải pháp c thể, ở góc độ động thái của chủ thể hành động nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống của người Việt trong thời kỳ đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay. Các công trình nghiên cứu ở những góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, đã chỉ rõ những định hướng lớn trong việc khai thác, phát huy các giá trị đạo đức dân tộc, đặc biệt là đạo Hiếu trong tín ngưỡng cho sự phát triển của đất nước trong điều kiện mới, cũng như những định hướng nhằm giáo d c đạo Hiếu cho người Việt.
Những thành tựu cơ bản trên được tác giả luận án kế thừa, tiếp thu và tiếp t c làm sâu sắc thêm ở cả phần lý luận cũng như xu hướng vận động và giải pháp nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, qua đó góp phần hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án.
1.4.2. Những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án
Với những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án về vấn đề tín ngưỡng của người Việt, c thể là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng thông qua đó tác giả luận án rút ra được những biểu hiện của đạo Hiếu. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ. Điều đó đã gợi mở cho tác giả luận án lựa chọn đề tài và xác định những vấn đề cần tập trung giải quyết trong luận án như sau:
Thứ nhất, tác giả luận án tập trung làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời
của đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và người Việt ở đồng bằng Bắc bộ nói riêng. Trên cơ sở đó phân loại, miêu tả khái quát và chỉ ra các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới sự ra đời của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
Thứ hai, trên nền tảng lý luận về tín ngưỡng, tác giả luận án sẽ tập trung
khảo sát, nghiên cứu biểu hiện của đạo Hiếu thông qua việc thực hành các nghi lễ trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ.
Thứ ba, luận án chỉ ra xu hướng vận động hiện nay của đạo Hiếu trong tín
ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay.
Những vấn đề đặt ra trên đây là mảng trống mà tác giả phải tiếp t c đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ trong luận án.
Tiểu kết chƣơng 1
Việt Nam là một quốc gia có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng. Bên cạnh những hình thức tôn giáo hiện đại được du nhập từ bên ngoài vào như Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo… còn có các tôn giáo nội sinh như: Cao Đài, Hoà Hảo và nhiều tín ngưỡng bản địa như thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng… Đồng bằng Bắc bộ vốn được coi là cái nôi của tín ngưỡng, nơi sản sinh ra các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, trong đó có đạo Hiếu. Chính vì lẽ đó, cho đến nay, bàn về tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, có nhiều học giả quan tâm nghiên cứu ở những khía cạnh tiếp cận khác nhau. Qua việc tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đi từ cái chung đến cái riêng, đồng thời đánh giá những thành quả mà các tác giả đi trước đã đạt được. Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa nhất định đối với đề tài mà tác giả luận án lựa chọn, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, giúp tác giả luận án có nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiện luận án của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, tác giả luận án nhận thấy việc nghiên cứu về đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ, trên cơ sở đó chỉ ra xu hướng vận động, bước đầu đưa ra những giải pháp nhằm phát huy những giá trị và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo Hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, thờ Thành hoàng của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay, thực sự chưa có công trình nào để cập đến một cách chuyên sâu và có hệ thống. Vì vậy, tác giả luận án chọn vấn đề “Đạo Hiếu trong tín ngưỡng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ” làm đề tài luận án Tiến sĩ của mình.
CHƢƠNG 2
SỰ HÌNH THÀNH ĐẠO HI U TRONG T N NGƢỠNG CỦ NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Sự hình thành đạo Hiếu trong tín ngƣỡng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc bộ - Một số vấn đề lý luận
2.1.1. Khái niệm đạo Hiếu
Đạo theo chữ Hán nghĩa đen là con đường hay đường đi, nghĩa bóng mang
khái niệm trừu tượng về con đường, phương hướng, đường lối dẫn dắt con người đi đến m c tiêu hay lý tưởng nào đó. Có rất nhiều lý tưởng, phương hướng và nguyên tắc khác nhau về Đạo, thí d Thiên đạo, Nhân đạo, Trí đạo, Tâm đạo. Tuy vậy, tất cả những con đường Đạo khác nhau đó có cùng chung một nền tảng cơ bản là dựa trên cái Thiện, cái Đẹp, Tự Nhiên trong sáng lành mạnh và Chân Chính để mưu cầu Hạnh Phúc và An Bình cho con người. Khi nói đến Đạo, người ta thường cho rằng đó là các tôn giáo như: đạo Phật, đạo Thiên Chúa hay những tôn giáo khác đang lưu truyền hiện nay. Thật sự tôn giáo chỉ là một trong nhiều Đạo khác nhau, nhưng chủ yếu về tâm linh dựa vào lòng tin hay đức tin của người theo đạo giáo để khuyên con người làm lành tránh dữ. Những đường Đạo khác cũng thế, đều dẫn dạy con người cách sống, cách hành xử, cách yêu thương cho và nhận trên công bình bác ái. Chữ "Đạo" nằm trong c m từ "đạo Hiếu" được hiểu theo một số nghĩa như: Đường lối, nguyên tắc ứng xử với tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà người con, cháu có bổn phận giữ gìn và tuân theo trong cuộc sống xã hội; nội dung học thuật của một học thuyết đạo đức.
Theo chữ Hán, chữ Hiếu ( ) được cấu tạo từ chữ Khảo - cha ( ) ở trên (lược bớt phần dưới) và chữ Tử - con ( ). Theo đó, Hiếu tức là mối quan hệ cha trên, con dưới. Suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Từ góc độ triết học, Hiếu là một phạm trù đạo đức, thuộc về một hình thái ý thức xã hội. Do đó, sự hình thành và phát triển của đạo Hiếu luôn chịu sự quy định của tồn tại xã hội và sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác. Theo Từ điển tiếng Việt, “Hiếu là có lòng kính yêu, hết lòng chăm sóc cha mẹ”. Với nghĩa đó, Hiếu được thể hiện ở thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc chu đáo của con cái đối với cha mẹ - người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.
Hiếu trong luân thường đạo lí của Nho giáo xưa là sách của trời, nghĩa của
đất, hạnh của người. Trong trăm điều thiện thì Hiếu là điều thiện hàng đầu (bách thiện hiếu vi tiên). Chữ Hiếu có nội hàm rất rộng, song có thể quy vào những nội dung cơ bản sau:
- Tiểu Hiếu là sự kính trọng, nuôi dưỡng ông bà cha mẹ khi sống, thờ ph ng
khi mất.
- Trung Hiếu là con cái không làm gì để cha mẹ buồn phiền.
- Đại Hiếu, là con cái ngoan ngoãn, thành đạt, kế thừa sự nghiệp của cha mẹ,
phát huy truyền thống tốt đẹp của họ tộc, làm vinh danh tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Xã hội Việt Nam thời phong kiến chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, do vậy, tinh thần của Nho giáo về đạo Hiếu cũng thấm đậm trong việc giáo d c con cái trong gia đình truyền thống. Nhà nước phong kiến Việt Nam thời Nguyễn đã mô phỏng theo nội dung trong sách “Nhị thập tứ hiếu” để truyền bá đạo Hiếu trong xã hội. Đạo Hiếu được coi là đạo của người quân tử. Nhiều nhà Nho, nhà yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Bùi Huy Bích…đã biên soạn gia huấn để dạy bảo con cháu. Gia huấn còn gọi là gia lễ, bảo huấn, bảo kính châm... nhằm giáo huấn, khuyên bảo, giáo d c đạo đức gia đình, giáo d c lẽ sống cho thế hệ trẻ. Đồng thời, gia huấn còn hướng đến việc bảo tồn và xây dựng gia phong đạt tới gia đạo. Tuy nhiên, các nhà Nho Việt Nam trong thực tế đã không “bê nguyên xi” nội dung đạo Hiếu trong Nho giáo để giáo d c con cái. Đạo Hiếu của Nho giáo đã được “Việt hóa” cho phù hợp với những giá trị văn hóa bản địa trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý và lọc bỏ những yếu tố không phù hợp với truyền thống văn hóa đạo đức dân tộc.
Trong “Việt Nam phong t c” [10], Phan Kế Bính viết: “Ta đọc sách thánh hiền, lấy sự hiếu với cha mẹ là mối luân thường rất lớn, làm đầu trong trăm nết hay của người. Mà nhất là ta hay lấy chuyện Nhị thập tứ hiếu làm phương châm cho đạo làm con” [10, tr.21]. Vì “nết hiếu là nết đầu trong luân lý của người ta” nên hành vi ứng xử đạo đức của con người không gì lớn bằng chữ Hiếu. Hiếu là biết kính trọng thương mến cha mẹ, biết vâng lời cha mẹ, biết ph ng dưỡng cha mẹ” [10, tr.21], “Nết Hiếu vẫn là nết đầu trong luân lý. Nếu cha mẹ là người rất thân mà cư xử đã chẳng ra gì, thì ra đến xã hội còn tử tế với ai được nữa” [10, tr.22].
Cùng với Nho giáo, Phật giáo cũng có nhiều ảnh hưởng tới quan niệm về Hiếu của người Việt Nam. Đối với Phật tử, Hiếu được xem là tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất. Phật tử trước khi xuất gia tu hành đã là người con của gia đình, đã chịu sự giáo d c của gia đình về đạo Hiếu. Khi xuất gia tu hành, Phật tử vẫn tiếp t c được dạy về đạo Hiếu, rằng con cái không những chỉ ph ng dưỡng cha mẹ bằng của cải vật chất chính đáng do mình làm ra mà phải đặc biệt hiếu dưỡng về tinh thần và phương thức báo hiếu. Người Phật tử một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ đi cả cuộc
đời cũng không đền được ơn sâu cha mẹ. Phật dạy, sống ở trên đời phải thực hiện đức từ bi. Theo luật nhân quả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Phải năng làm điều thiện, tránh điều ác. Phải thực hiện ngũ giới, thập thiện, tu theo Bát chính đạo. Khi thấy cha mẹ làm điều ác phải can ngăn, lựa lời nói phải. Đức Phật lấy gương M c Kiền Liên báo Hiếu bằng cách xin tha tội ác cho mẹ, cứu mẹ khỏi tội lỗi từ kiếp trước. Ngày lễ Vu Lan được xem là ngày Cha Mẹ. Phật tử ai may mắn còn cha mẹ được hân hạnh cài lên áo bông hồng đỏ. Còn ai đó không còn cha mẹ để có cơ hội ph ng dưỡng thì cài bông hồng trắng tưởng nhớ, biết ơn. Phật tử đọc kinh Báo Ân cha mẹ, nghe sư tăng bề trên thuyết giảng về hiếu hạnh, bổn phận của con cái, cầu chúc cho ông bà, cha mẹ được bình an. Mùa Vu Lan trở thành mùa báo Hiếu của con cái đối với cha mẹ. Trong chùa, Phật tử không những thường xuyên t ng kinh, niệm Phật, tôn thờ tưởng nhớ công ơn của Phật tổ đã thắp đuốc chỉ đường cho sự giải thoát khỏi khổ đau, mà còn phải nhớ công ơn của các sư Tổ. Trong nhà thờ Tổ phía sau chùa bao giờ cũng có ban thờ các thế hệ sư tr trì có công lao truyền dạy đạo pháp, giữ cho sự nghiệp của Đức Phật được tiếp nối đời đời.
Như vậy, Hiếu là ý thức, tình cảm, tư tưởng, suy nghĩ, biểu hiện qua hành động đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ của con cháu. Hiếu là một đức tính cần có của con người, là lẽ phải đương nhiên ở đời. Trong “Bản thể luận xã hội về đạo Hiếu ở Việt Nam hiện nay” [91], Nguyễn Thị Thọ (chủ biên), cho rằng “Hiếu là một chuẩn mực đạo đức được hình thành trước hết trong quan hệ gia đình, là trách nhiệm, nghĩa v và bổn phận của con cái. Mỗi cá nhân phải tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của gia đình, gia tộc, tuân theo nề nếp gia phong “trên kính dưới nhường. Đối với người Việt Nam, Hiếu là đạo đức gốc, là cái cần phải được giáo d c sớm ngay từ trong gia đình và Hiếu là nền tảng, cơ sở cho những chuẩn mực đạo đức khác” [91, tr.85].
Đạo Hiếu được xem là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, vì vậy đạo Hiếu