Đổi mới chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay001 (Trang 40 - 53)

1.3.3 .Những vấn đề luận án sẽ tiếp tục làm sáng tỏ

2.1. Khái niệm đổi mới chính trị và hội nhập quốc tế

2.1.1. Đổi mới chính trị

Đổi mới chính trị là thuật ngữ phức hợp, được lắp ghép bởi hai thuật ngữ công cụ là đổi mới và chính trị.

Đổi mới

Đổi mới là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày cũng như trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Đổi mới có thể diễn ra trong tự nhiên, trong xã hội và cả trong tư duy. Trong triết học, mặc dù đổi mới không phải là một khái niệm chuyên ngành nhưng được sử dụng để giải thích các phạm trù phát triển hay phủ định biện chứng. Thậm chí, về mặt nào đó, người ta còn có thể cho rằng đổi mới và phát triển là những từ cùng nghĩa. Chúng đều được dùng “để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái sự vật, hiện tượng mới” [27, tr73].

Đổi mới là sự thay đổi, biến đổi toàn bộ hoặc bộ phận, nội dung hoặc hình thức, căn bản hoặc không căn bản… của một sự vật, một hoàn cảnh nhất định do những nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài. Trong đó, đổi mới căn bản được hiểu là sự thay đổi về chất của sự vật hay điều kiện, hoàn cảnh tồn tại của sự vật hoặc của con người. Chẳng hạn, khi bước vào thời kỳ quá độ xây dựng xã hội mới ở nước Nga sau cách mạng tháng Mười, nước Nga đã có những thay đổi căn bản về điều kiện kinh tế - xã hội nên V.I.Lênin yêu cầu

không được nhìn lại đằng sau và sử dụng những biện pháp của ngày hôm qua. Đặc biệt, đổi mới cũng có khi được dùng với nghĩa rộng nhất, nó chỉ sự biến đổi của cả một xã hội trong một giai đoạn phát triển của lịch sử như là thời kỳ đổi mới.

Trong tự nhiên thường diễn ra quá trình tự đổi mới. Trong xã hội nhiều khi sự đổi mới không phải là quá trình đơn giản có thể tự đổi mới. Như trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng xem đổi mới là một cuộc chiến đấu khổng lồ, giữa những gì tốt tươi, mới mẻ, tiến bộ với những cái cũ kỹ, hư hỏng, lạc hậu, lỗi thời. Đổi mới đòi hỏi phải giải quyết đúng đắn quan hệ giữa cái cũ và cái mới. Trong quá trình đổi mới tất yếu phải để những cái cũ được loại bỏ và những cái mới được hình thành. Người viết: “… không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới. Cái gì cũ mà xấu, thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm. Làm thế nào cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn, tinh thần được vui mạnh hơn. Đó là mục đích của đời sống mới” [83, tr94-95]. Người còn chỉ ra một thực tế: “Thói quen rất khó đổi. Cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu. Cái xấu mà quen người ta cho là thường” [83, tr107]. Những tư tưởng đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp chúng ta phân biệt được rõ đúng và sai, chân và giả, bởi trong thực tiễn không thiếu những cái gọi là mới và nhân danh đổi mới nhưng thực chất lại là những cái cũ kỹ, lạc hậu, trì trệ, bảo thủ, núp dưới danh nghĩa đổi mới nhưng không hề đổi mới, là biểu hiện của lời nói không đi đôi với việc làm, xa lạ với cách mạng và đạo đức cách mạng.

Ở Việt Nam, đổi mới là thuật ngữ được sử dụng để chỉ một giai đoạn phát triển trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH. Thuật ngữ này thậm chí còn được xem là một danh từ riêng “Đổi Mới” mà thế giới nói về một dấu mốc lịch sử gắn liền với quá trình thay đổi toàn diện của Việt Nam từ Đại hội VI năm 1986 và đến nay vẫn đang tiếp tục diễn ra. Đây là giai đoạn lịch sử sau khi chế độ tập

trung quan liêu bao cấp đã tỏ ra lỗi thời, khủng hoảng kinh tế xã hội diễn ra buộc nền kinh tế phải “bung ra” để có thể đáp ứng những nhu cầu cấp bách của đời sống nhân dân. Từ đó, tiền đề kinh tế - xã hội đòi hỏi các mặt khác của đời sống xã hội phải biến đổi theo. Sự đổi mới về kinh tế lúc đầu mang tính tự phát như ở Vĩnh Phú cũ (nay là Phú Thọ và Vĩnh Phúc) và Hải Phòng, sau đó được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để thực hiện đổi mới kinh tế trên phạm vi toàn quốc và mở rộng sự đổi mới ra toàn xã hội. Chủ thể của quá trình đổi mới là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam và toàn thể nhân dân Việt Nam. Nội dung của quá trình đổi mới là đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị, đổi mới các quan hệ xã hội và đổi mới văn hóa, tư tưởng. Đổi mới ở Việt Nam là quá trình chuyển biến cả về nội dung và hình thức, là sự biến đổi cả về chất và sự biến đổi về lượng, cả sự biến đổi bộ phận và sự biến đổi toàn bộ. Đó là một tất yếu khách quan, là xu thế không thể đảo ngược trong thời đại ngày nay sau khi mô hình XHCN trước đây đã tỏ ra không còn phù hợp và thế giới có những biến động vừa to lớn vừa nhanh chóng.

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam cũng tương tự với quá trình cải tổ ở Liên Xô cũ và quá trình cải cách mở cửa của Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, mỗi nước có những nội dung cụ thể khác nhau, do điều kiện khách quan và chủ quan tạo ra. Cải tổ được tiến hành ở Liên Xô năm 1985 nhằm cải tạo toàn diện, triệt để xã hội Xô viết trên cơ sở đường lối đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội do Tổng bí thư Mi-kha-in Goóc-ba-chốp đề xướng. Công cuộc “cải cách mở cửa” được khởi xướng tại Hội nghị Trung ương 3 khoá XI năm 1978 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình chính là người khởi xướng công cuộc cải cách và mở cửa này. Đổi mới ở Việt Nam là quá trình đánh dấu sự trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam thời kỳ mới. Thời kỳ đổi mới ở Việt Nam là một thời kỳ phát triển đặc thù của Việt Nam chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

nhằm xóa bỏ mọi rào cản của sự phát triển xã hội mà trước hết là phát triển kinh tế để đưa đất nước lên một trình độ phát triển mới cao hơn phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và phù hợp với trình độ văn minh của nhân loại ngày nay.

Thời kỳ đổi mới của Việt Nam có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đây là quá trình đổi mới diễn ra trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và từ thực tiễnViệt Nam.

Thứ hai, đổi mới là quá trình vừa tuần tự vừa nhảy vọt, đột phá trên từng lĩnh vực hoặc trên toàn xã hội, đồng thời không chỉ đổi mới về chất mà còn cả đổi mới về lượng.

Thứ ba, đổi mới không chỉ giản đơn là sự loại bỏ cái cũ, cái lỗi thời và xây dựng cái mới, cái tiến bộ mà còn là quá trình hoàn thiện, tu chỉnh, bổ sung về nhận thức và quá trình uốn nắn những việc làm sai trái, lệch lạc để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.

Thứ tư, công cuộc đổi mới ở Việt Nam là đổi mới toàn diện đất nước trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm và xây dựng Đảng là then chốt. Tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng thể hiện rõ vai trò của đổi mới chính trị.

Chính trị

Chính trị là một lĩnh vực cơ bản của xã hội loài người từ khi có nhà nước và giai cấp xuất hiện. Thuật ngữ chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại là “politika”, có nghĩa là "công việc nhà nước” hay "những công việc xã hội". Platon coi chính trị là “nghệ thuật cung đình”, là “nghệ thuật cai trị”, cai trị bằng thuyết phục. Arixtot coi chính trị là khoa học lãnh đạo con người, khoa học kiến trúc xã hội của mọi công dân. Trong tiếng Hán cổ đại, chính trị nghĩa là “chính sách quốc gia", "công việc trị quốc". Khổng Tử quan niệm phải cai trị dân bằng đạo đức chứ không phải bằng bạo lực, ông chủ trương “học thuyết Đức trị” tức là dùng đạo đức để cai trị. Thời kỳ cận đại, V.I.Lênin định nghĩa: “Chính trị là sự tham gia vào những công việc của nhà nước, là

việc vạch hướng đi cho nhà nước, việc xác định những hình thức, nhiệm vụ của nhà nước, nội dung hoạt động của nhà nước” [73, tr.404].

Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, chính trị là một trong những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp quyền cùng với những thiết chế xã hội tương ứng là nhà nước, đảng phái được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định. Trong xã hội có giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp, trong đó nhà nước có vai trò quan trọng và quyết định nhất. Nhờ có nhà nước, giai cấp thống trị mới thực hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội. Vì vậy chính trị biểu hiện tính giai cấp rõ nét, giai cấp cầm quyền khác nhau thì quan điểm chính trị cũng khác nhau. Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là biểu hiện tập trung nhất của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong đó cơ sở hạ tầng - kinh tế giữ vai trò quyết định, những thay đổi trong cơ sở kinh tế sẽ làm thay đổi trong thiết chế chính trị, đúng như C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [81, tr.15]. Đồng thời, kiến trúc thượng tầng – chính trị cũng có tính độc lập tương đối, tác động trở lại cơ sở hạ tầng – kinh tế.

V.I.Lênin cho rằng, chính trị xét trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là một trong những hình thức biểu hiện của kinh tế và là hình thức biểu hiện tập trung nhất, cô đọng nhất: “Chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” [75, tr.349]. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thì nội dung quyết định hình thức, vì vậy, suy cho cùng kinh tế cũng luôn quyết định chính trị. Cơ sở kinh tế như thế nào thì cơ cấu thể chế chính trị tương ứng như thế. Sự biến đổi, phát triển kinh tế là nguồn gốc sâu xa của mọi sự biến đổi về chính trị - xã hội, nên khi giải thích mọi sự biến đổi về chính trị cần phải xuất phát từ căn nguyên kinh tế. Kinh tế phát triển thì kéo theo chính trị ổn định, tiến bộ; ngược lại kinh tế khủng hoảng thì chính trị cũng sẽ bị khủng hoảng, bất ổn

theo. Do vậy, ở bất cứ thời đại nào chế độ xã hội nào thì ổn định và tiến bộ chính trị được đánh đổi bằng thước đo phát triển kinh tế. Đồng thời, với tính độc lập tương đối, chính trị tác động trở lại kinh tế theo nhiều hướng khác nhau, thúc đẩy hoặc kìm hãm, hoặc vừa thúc đẩy vừa kìm hãm. Chính trị đóng vai trò định hướng và tạo môi trường chính trị - xã hội ổn định bảo đảm cho sự phát triển kinh tế. Định hướng chính trị cho sự phát triển kinh tế thể hiện trong việc xây dựng đường lối phát triển kinh tế; đổi mới tư duy về kinh tế; thể chế hoá đường lối, chính sách phát triển kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình phát triển kinh tế. Sự lãnh đạo của chính trị đối với kinh tế không chỉ định hướng, tạo sự ổn định cho phát triển kinh tế mà còn tham gia quản lý nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng tính năng động của nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển. Như vậy, chính trị bao giờ cũng bị quyết định bởi kinh tế và để có thể tồn tại một cách bền vững nó phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế. Khi kinh tế biến đổi thì sớm hoặc muộn chính trị cũng phải thay đổi, mặc dù chính trị cũng có thể tự vạch đường đi cho mình.

Trong đời sống xã hội, chính trị thể hiện sự phản ánh của hình thái ý thức chính trị - một phương diện của ý thức xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử định nghĩa: “Ý thức chính trị là hình thái ý thức chỉ xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có giai cấp và nhà nước, nó phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội giữa các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia, cũng như thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước” [26, tr.372].

Như vậy chính trị được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau, nhưng khái quát lại có thể hiểu, chính trị là thuật ngữ dùng để chỉ một trong các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội bao gồm các quan hệ xã hội và hoạt động xã hội của các thành viên xã hội (những cá nhân, các nhóm, các tổ chức, các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc và các quốc gia hoặc nhóm quốc gia) trong việc giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước để duy trì và phát triển

xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất đinh của lịch sử.

Kết cấu của chính trị rất phức tạp, bao gồm: ý thức chính trị, thể chế chính trị, thiết chế chính trị, quan hệ chính trị.

Ý thức chính trị là những quan điểm, tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối chính trị của chính đảng; là chính sách, luật pháp của nhà nước hay của giai cấp cầm quyền. Ý thức chính trị bao gồm tâm lý chính trị và hệ tư tưởng chính trị. Trong đó, tâm lý chính trị được hiểu như là toàn bộ tình cảm, ước muốn, tâm trạng… của người dân, của một bộ phận xã hội hoặc của toàn xã hội về đời sống chính trị và phản ánh đời sống chính trị đó. Hệ tư tưởng chính trị được thể hiện trong những quan điểm, tư tưởng, học thuyết, cương lĩnh, đường lối chính trị của các chính đảng của các giai cấp khác nhau cũng như trong luật pháp, chính sách nhà nước, công cụ của giai cấp thống trị. Hệ tư tưởng chính trị gắn với các tổ chức chính trị, thông qua các tổ chức chính trị mà một giai cấp nào đó tiến hành cuộc đấu tranh về ý thức hệ vì lợi ích của giai cấp mình. Hệ tư tưởng chính trị giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội, nó thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác. Trong đó, hệ tư tưởng chính trị thống trị là toàn bộ những học thuyết, quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền đã được dân tộc hóa hay xã hội hóa nói chung và là cơ sở tinh thần để định ra toàn bộ đường lối, các chính sách đối nội, đối ngoại của một quốc gia, đồng thời cũng là cơ sở để tổ chức và xác định các chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị cũng như chỉ đạo các hoạt động chính trị nói chung.

Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển xã hội, thông qua tổ chức nhà nước nó tác động trở lại cơ sở kinh tế và làm thay đổi cơ sở kinh tế đó. Ý thức chính trị có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển xã hội, điều này phụ thuộc vào tính chất tiến bộ, cách mạng hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đổi mới chính trị trong điều kiện hội nhập quốc tế của việt nam hiện nay001 (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)