Chuẩn bị các phương tiện để thuyết trình và kỹ năng sử dụng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG potx (Trang 36 - 37)

3.1.Bảng trắng

- Không nói và viết cùng một lúc

- Viết phải rõ ràng - Không viết câu dài

- Sử dụng màu sắc khác nhau

- Bảo đảm những người ở phía sau có thể đọc được

3.2.Flip –over hoặc giấy Ao: Giúp cho chúng ta có thể giữ được cấu trúc

- Sử dụng khi chúng ta muốn đưa một số thông tin trong một thời gian dài hơn

- Không viết quá nhiều chữ trên giấy A0

- Chuẩn bị bảng biểu một cách cẩn thận theo cách có cấu trúc, sử dụng màu để làm rõ những điểm quan trọng.

- Nếu chúng ta chuẩn bị một số tờ giấy A0, mỗi lần chỉ trình bày 1 tờ

- Bảo đảm người nghe có thể đọc được những gì chúng ta viết trên biểu mẫu

3.3.Trình bày trên powerpoint

- Chắc chắn rằng máy tính và LCD projector tương thích với nhau. Lưu bài trình bày của bạn trên đĩa CD phòng khi máy tính của bạn không tương thích với LCD projector.

- Chuẩn bị tài liệu phát tay phòng khi không có điện

- Áp dụng luật 7 x 7: Nhiều nhất là 7 chữ trọng một câu và 7 dòng trên một slide

- Cẩn thận với việc áp dụng cách hiện chữ: phần được chiếu lên phải hỗ trợ với

những gì bạn đang nói. Không nên làm giảm đi sự chú ý của bạn đến người nghe.

- Không đọc lên các slidé, thính giả tự đọc(họ đọc nhanh hơn là chúng ta đọc nó cho họ

nghe).

3.4.Trình bày bằng máy chiếu overhead

- Chuẩn bị tài liệu phát tay phòng khi mất điện

- Không đưa toàn chữ lên trang giấy.

- Tắt máy khi không sử dụng nó nhưng cũng nên hạn chế tắt bật nhiều lần

- Bảo đảm rằng bạn không chiếu ánh sáng lên chính mình - Không đọc hết các trang trình bày mà để người đọc tự đọc.

- Chỉ rõ thông điệp của bạn là gì và tại sao bạn đưa ra thông điệp đó.

3.5.Giấy card (thẻ màu)

Giấy card giúp bạn nhớ bài trình bày mà không cần nhìn vào bài trình bày mọi lúc

mọi khi. Viết rõ, có cấu trúc và ít từ. Như thế nó mới hữu ích cho chúng ta.

4. Trình bày bài thuyết trình

- Tối ưu hóa giọng nói: Nói chậm và to hơn bình thường. Trừ khi sử dụng

microphone, cần phải nói với giọng mềm mại. Sử dụng nhiều giọng nói khác nhau: lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, và thay đổi tốc độ nói. Ngay từ đầu phải kiểm tra xem người nghe ngồi ở phía sau có thể hiểu được chúng ta nói không.

- Sử dụng ngôn ngữ điệu bộ: Đứng thẳng, tự tin và đối mặt với người nghe. Luôn quan sát người nghe. Thỉnh thoảng phải cười và thể hiện sự nhiệt tình. Sử dụng điệu bộ để

nhấn mạnh thông điệp khi trình bày nhưng không nên lạm dụng.

- Thu hút sự tham gia của người nghe: Phải có sự giới thiệu làm quen, nêu ra các mối

quan tâm của người nghe. Nói theo một cách riêng của mình và thu hút sự tham gia tích

cực của người nghe; đề cập đến bài trình bày trước đây, đặt ra câu hỏi, hoặc đề cập đến các

sự kiện hiện tại. Phải lấy lại sự chú ý của người nghe khi họ mất tập trung.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG potx (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)