Kỹ năng lắng nghe

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG potx (Trang 32 - 34)

2.1 Tầm quan trọng của việc lắng nghe

- Biết được ý kiến của những người tham gia, mức độ hiểu vấn đề của họ, những khó

khăn mà họ gặp phải và nhu cầu cần được hỗ trợ.v.v.

- Nghe sai sẽ dẫn đến nguy cơ hiểu sai thông tin, hiểu sai ý kiến và nhận xét của

người tham gia. Hậu quả là sẽ trả lời sai, dẫn dắt thảo luận sai, thực hiện sai và nghiêm trọng nhất là ứng xử không phù hợp.

2.2 Các cản trở trong lắng nghe

 Lúc nghe lúc không (không tập trung)

- Trong khi nghe, người nghe nghĩ về việc riêng hoặc những điều phiền muộn cá nhân chứ không hoàn toàn lắng nghe.

- Có thể vượt qua được trở ngại này bằng cách chú tâm lắng nghe không chỉ lời nói mà còn cả những ngôn ngữ hình thể như cử chỉ, thái độ ngập ngừng,...

 Từ ngữ nhạy cảm: Những từ mang nặng ý "trêu người", “công kích” làm cho người nghe tức giận và không muốn nghe.

 Tai nghe nhưng tâm trí để nơi khác (thái độ tự đề cao của người nghe)

- Người nghe cho rằng chủ đề hoặc người nói chuyện rất nhàm chán và không có gì

đáng nghe.

- Suy đoán trước những gì người khác sẽ nói và cho rằng không có thông tin gì mới.

 Nghe vô hồn: Đôi khi người nghe nhìn vào mắt người nói như thể đang nghe chăm chú nhưng trong đầu họ lại đang nghĩ đến chuyện khác.

 Chủ đề khó, phức tạp: Ý tưởng quá phức tạp hoặc khó hiểu làm cho người nghe

cảm thấy căn thẳng và không tiếp tục nghe.

 Kiểu nghe bỏ ngoài tai: Khi nói đến vấn đề xung khắc với những suy nghĩ và niềm

tin của người nghe, thì vô tình người nghe sẽ không muốn nghe nữa hoặc thậm chí có thái độ tự vệ.

=> Nên lắng nghe và tìm hiểu người đang nói nghĩ gì để rõ lời của người nói. Sau đó người nghe có thể bày tỏ thái độ một cách xây dựng.

Nhứng điều nên và không nên làm khi lng nghe

- Khi lắng nghe cần phải:

+ Tỏ ra quan tâm đến điều người khác nói, khuyến khích họ nói + Tỏ ra có thiện cảm với người nói,

+ Giúp người nói liên hệ vấn đề người đó đang gặp phải với nguyên nhân của vấn đề

+ Tập trung để nghe cho rõ, yêu cầu người nói nhắc lại hoặc giải thích những

điểm chưa rõ, chưa hiểu

+ Ghi tóm tắt lời phát biểu chứa nhiều thông tin. + Suy nghĩ, phân tích những ý chính

+ Thảo luận thêm bằng cách đặt câu hỏi hoặc tranh luận

+ Đơn giản vấn đề ở mức có thể và cố gắng liên hệ với thực tế. Hãy yêu cầu

người nói cho ví dụ.

+ Đặt mình vào địa vị người nói để hiểu được điều họ nói.

+ Luôn giữ bình tĩnh: Một người tức giận không thể lắng nghe tốt và thường hiểu sai vấn đề.

- Khi lắng nghe cần tránh: + Thúc dục người nói + Tranh cãi

+ Ngắt lời người nói bằng cách đưa ra các nhận xét mang tính cá nhân.

+ Nhanh chóng chỉ trích khi chưa hiểu rõ hoặc khi thấy ý kiến đó không phù

hợp với quan điểm cá nhân của mình.

+ Lên giọng khuyên bảo khi không được yêu cầu + Vội vàng kết luận

+ Để tâm lý, tình cảm của người nói trực tiếp lấn át đến tâm lý của mình

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG potx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)