Về văn bản Tổ gia thực lục (TGTL)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 69)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT THIỀN SƢ

2.3. Nhân vật thiền sƣ Huyền Quang trong “Tam Tổ thực lục”

2.3.1. Về văn bản Tổ gia thực lục (TGTL)

Theo các nhà nghiên cứu, tình hình văn bản Tam Tổ thực lục khá phức tạp. Tác phẩm nguyên trước được Thượng Thư Hoàng Phúc mang về Trung Quốc vào đời Tuyên Đức nhà Minh (1426- 1435) trong đợt càn quyét sách vở nước Đại Việt mang về Kim Lăng. Từ khi mang sách này về Trung Quốc, Hoàng Phúc thường nằm mộng thấy Huyền Quang bảo phải gửi sách về Đại Việt, nhưng chưa có dịp thực hiện, trước sự linh ứng ấy, ông cho làm một ngôi chùa lấy tên là ―An Nam Thiền sư Huyền Quang tự‖. Đến năm Gia Tĩnh triều Minh, Tô Xuyên Hầu nhà Hậu Lê đi sứ gặp cháu bốn đời Hoàng Phúc là Hoàng Thừa Tổ gửi mang về. Khi về nước phái đồn của ơng đưa sách này cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ ấy sách này được lưu truyền tại nước Việt. Có lẽ, bởi xuất xứ như trên mà gần đây, tác giả Viên Như khi đọc văn bản TGTL bằng chữ Hán đã có những ý kiến

đề xuất về văn bản tác phẩm. Trong bài viết tưởng niệm 677 năm ngày mất của thiền sư Huyền Quang- Chuyện nàng Điểm Bích trong TGTL, một trứng tu hú trong tổ chim

sâu, tác giả đã khẳng định văn bản TGTL hiện cịn khơng phải văn bản gốc ban đầu

mang về Trung Quốc. Văn bản hiện nay tạm gọi là TGTL2 (bản gốc gọi là TGTL1) đã được người Trung Quốc thêm thắt, bịa đặt ―xào đi xáo lại với nội dung gây nửa tin nửa ngờ như hiện tại‖. Viên Như đã đặt ra những nghi vấn tương đối thuyết phục. Chẳng hạn, tên của Huyền Quang là Đạo Tái (Tải) nhưng TGTL2 lại sửa thành Tải Đạo; năm 21 tuổi Sư mới thi hương chứ không phải 20 tuổi như TGTL2 chép; không phải là người Việt viết nên khơng biết Điếu Ngự Giác Hồng là đạo hiệu của Trần Nhân Tông sau khi đi tu chứ không phải là hiệu của vua nên mới sửa Ngự Giác Hoàng thành Điếu Ngự Hoàng Đế; do ngụy tác nên xây dựng câu chuyện với những tình tiết khơng thực tế (ví dụ đoạn Sư Tổ nói chuyện với chú tiểu, hỏi ý kiến chú tiểu về việc nên tin Điểm Bích hay khơng?); mục đích của TGTL1 là viết về sư Huyền Quang nhưng mục đích của TGTL2 là viết về Điểm Bích (dung lượng về Điểm Bích trong tác phẩm chiếm tới ¾ tác phẩm). Điều này dẫn đến phương pháp sáng tác thiếu tính nhất quán trong tác phẩm: phần đầu và phần cuối viết theo lối tiểu sử của các cao tăng, nhưng đoạn giữa chủ yếu viết về nàng Điểm Bích viết theo lối tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa của Trung

Quốc. Điều này ta khơng tìm thấy trong bất cứ tiểu sử nào của Thiền sư Việt Nam. Vậy, rõ ràng phần viết về Điểm Bích được người Phương Bắc sáng tác rồi ghép vào

TGTL2…Trở lên, câu chuyện Huyền Quang- Điểm Bích thực hư thế nào? Đó là một câu

chuyện có thực hay chỉ là một giai thoại? Và đó là chuyện vốn được viết ở Việt Nam, do người Việt viết hay đúng như ý kiến của tác giả Viên Như trên? Và nếu đó là phần do người khác viết thêm vào thì nhằm mục đích gì? Khẳng định đạo đức của thiền sư hay ca ngợi sắc đẹp người phụ nữ? Tất cả những điều này chúng tôi nghĩ cần được xem xét, nghiên cứu kĩ lưỡng trên nhiều phương diện. Đứng ở góc độ tư tưởng chính trị, tơn giáo chúng tơi thấy cách nhìn nhận của Viên Như và một số nhà nghiên cứu khác cũng có lí. Viên Như cho rằng mục đích thêm vào câu chuyện nàng Điểm Bích của người Phương Bắc là đánh vào Huyền Quang nghĩa là đánh vào tổ chức Phật giáo đời Trần, nói rộng ra là Phật giáo Việt Nam. Bởi vì chỉ duy nhất ở Việt Nam đời Trần mới có vua đi tu, trạng cũng đi tu. Câu chuyện Điểm Bích với một cái kết khơng rõ ràng là một địn tung hỏa mù vào lịch sử truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm. Điều này khơng phải khơng có tác dụng, vì cho đến nay, sau gần 500 năm cuốn sách này từ Phương Bắc quay về lưu truyền

tại nước Việt, câu chuyện ấy đã ảnh hưởng khơng ít đến văn học Phật giáo Việt Nam, kẻ bênh vực cũng nhiều mà người bài xích cũng khơng ít, khơng những thế nó cịn cung cấp cho những bộ óc khéo tưởng tượng cái cơ hội để hư cấu thêm tập hai về nàng Điểm Bích, thậm chí viết sách than phiền rằng tu hành mà quá ư nghệ sĩ, tay cầm ống sáo thì làm sao mà truyền bá đạo pháp rộng rãi được nên Phật giáo từ sau Huyền Quang suy vong dần là có phần lỗi của ơng…Tóm lại, theo Viên Như đó là một âm mưu, một tính tốn cực kì tinh khơn và thâm hiểm của người Phương Bắc. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu khác thì lại cho rằng có lẽ chuyện nàng Điểm Bích chỉ là điều đơm đặt của giới Nho sĩ nhằm hạ uy tín Huyền Quang, gián tiếp đả kích Phật giáo. Có thể có nhiều lí do nhưng một phần cũng bởi ơng bỏ Nho theo Phật. Và cũng không loại trừ cả khả năng do lòng đố kị của những người khác phe phái ngay trong thiền mơn vì ơng được các vua Trần tỏ ra ưu ái, tin cậy, phong làm trụ trì, làm Tổ…

Cịn đứng ở góc độ văn hóa, văn học chúng tơi nghĩ rằng việc thêm vào câu chuyện Điểm Bích rõ ràng đã khiến cho TGTL có thêm được sự sinh động, tươi mới

trong loại truyện về cuộc đời thiền sư. Việc lựa chọn, sắp đặt, dẫn dắt câu chuyện đã tạo nên một cốt truyện hấp dẫn, thể hiện khả năng hư cấu của tác giả. TGTL, nhờ thế đã nhạt bớt tính chức năng mà đậm đà yếu tố nghệ thuật. Dưới đây, chúng tơi sẽ đi vào phân tích nhân vật Huyền Quang (dĩ nhiên sẽ đặt trong tương quan với nhân vật nữ là nàng Điểm Bích) trong TGTL để thấy được ý nghĩa của nhân vật này cũng như tìm được lời giải cho những băn khoăn thắc mắc về đạo đức nhà tu hành. Trong luận án, chúng tôi sử dụng văn bản đã được tuyển chọn trong cuốn Văn xuôi tự sự trung đại Việt Nam (tập 1) của PGS. Nguyễn Đăng Na [84].

Cũng giống như Thiền uyển tập anh cho đến nay vẫn chưa xác định được tác giả của Tam Tổ thực lục. Tuy nhiên có một vài dữ kiện chúng ta có thể khẳng định: đây là tác phẩm chức năng tôn giáo, ra đời vào cuối thế kỉ XIV và gồm ba thiên, viết về hành trạng ba vị Sư Tổ phái Trúc Lâm (Yên Tử): Trúc Lâm đầu đà (cũng gọi là Giác Hoàng điếu ngự) Trần Nhân Tông (1258-1308), Pháp Loa tôn giả Đồng Kiên Cường (1284-1330) và Huyền Quang tôn giả Lý Đạo Tái (1254-1334). Trong ba thiên ấy, truyện Huyền Quang là một tác phẩm rất có giá trị văn học. Ngồi u cầu ghi chép cơng đức của sư Huyền Quang, đây là một câu chuyện li kì, hấp dẫn về mối quan hệ giữa vị Sư Tổ với cô gái trẻ đẹp, tài hoa và đa tình Điểm Bích. Tác phẩm khơng chỉ ca ngợi vị ―thánh tăng‖ Huyền Quang mà cịn phần nào soi tỏ những bí mật của của cuộc sống tu hành cuối thời Trần.

2.3.2. Phân tích nhân vật thiền sƣ Huyền Quang qua cái nhìn của tác giả “Tam Tổ thực lục”

2.3.2.1. Học vấn, tư tưởng chính trị

Huyền Quang trong Tam Tổ thực lục được nhìn nhận trước hết là một thiền sư có học vấn uyên bác: ―Sư Tổ học một biết mười, tài hoa như á thánh, Nhan Tử, cha mẹ đặt cho là Tải Đạo‖. Theo như lời kể của tác giả Tam Tổ thực lục thì ban đầu có vẻ Huyền Quang thiền sư cũng có ý định đi theo con đường khoa cử kiểu nho gia. Do đó ngài khơng chỉ tham gia kì thi hương để đỗ đại khoa mà cịn thi Hội để giành giải Khơi ngun. Và Sư Tổ cũng tham gia chính trị. Và ở vị trí viện hàn lâm, tiếp đón Bắc sứ thiền sư Huyền Quang đã tỏ rõ năng lực kinh bang tế thế khi ―trích dẫn nghĩa lí kinh điển, ứng đối trôi chảy, văn chương ngôn từ vượt quá thượng quốc và các nước láng giềng‖…

Tuy nhiên, cái duyên nghiệp đã đưa Huyền Quang đến với đạo Phật. Tam Tổ thực

lục đã giải thích việc Huyền Quang từ bỏ con đường quan lộ, từ bỏ triều đình, danh vọng,

quyền lực…để đến với Phật như sau: ―Bấy giờ Sư Tổ đi theo vua đến chùa Vĩnh Nghiêm

huyện Phượng Nhãn, thấy Quốc sư Pháp Loa đang hành pháp giới, mới giác ngộ được tiền duyên, về cảm xúc mà than:

- Làm quan lên chơi Bồng Đảo, đắc đạo đến chốn Phổ Đà. Thật là tiên ở nhân gian, Phật chốn cảnh giới Tây thiên. Phú quý vinh hoa khác nào như lá đỏ mùa thu, mây trắng mùa hè, sao mà quyến luyến mãi được?

Nhân đó Sư Tổ nhiều lần dâng biểu xin từ chức, muốn được xuất gia học đạo. Bấy giờ nhà vua đang sùng tín đạo Phật nên cuối cùng Sư Tổ được chuẩn ban chiếu chỉ. Ngài đã đến thụ giáo Pháp Loa thiền sư và có pháp hiệu Huyền Quang‖[84; tr.100]. Như vậy có hai căn

ngun chính để Sư Tổ có thể xuất gia đó là: thứ nhất, do Sư Tổ có căn tu nên khi chứng kiến Pháp Loa hành pháp giới mới cảm xúc ―giác ngộ tiền duyên‖; thứ hai do hồi đó nhà vua đang sùng tín đạo Phật nên Huyền Quang mới dễ dàng được chấp thuận từ chức để cầu đạo, học đạo…Qua đây cũng có thể thấy trước khi trở thành Sư Tổ, Huyền Quang đã có một nền tảng học vấn rất uyên thâm, sâu rộng; có quan hệ mật thiết với triều đình và đặc biệt được vua quan tin dùng, nể trọng. Sau này khi xuất gia với uy tín sẵn có và q trình tu tập kiên trì bền bỉ, Huyền Quang còn bộc lộ nhiều phẩm chất, đặc điểm về con người tôn giáo khiến vua quan, tăng chúng càng thêm ngưỡng mộ. Miêu tả thiền sư có học vấn un bác khơng chỉ có ở Tam Tổ

thực lục mà còn xuất hiện ở những tác phẩm khác viết về thiền sư trong văn học giai đoạn đầu. Như chúng ta đều biết phần lớn các thiền sư được các tác giả văn học thể hiện trong Thiền

uyển tập anh đều là những người hiểu biết, có trình độ học vấn, thơng cả Nho lẫn Phật. Khảo sát 68 tiểu truyện về thiền sư trong Thiền uyển tập anh thấy rằng có khoảng gần nửa các nhà sư đều có gốc

gác nho gia đi tu (vào Nho ra Phật). Có thể dẫn ra đây một vài điển hình về đại sư Khng Việt: ―Thuở nhỏ theo học đạo Nho, lớn lên theo đạo Phật…‖[159; tr.42]; về thiền sự Cứu Chỉ: ―… từ nhỏ hiếu học, đọc khắp các sách kinh điển Nho, Phật. Một hôm ông gặp sách lại, than rằng…Nhân đó ơng rời bỏ thế tục‖[159; tr.77]; quốc sư Thơng Biện: ―… bản tính thơng tuệ, học thơng tam giáo (chỉ Nho, Đạo, Phật)‖[159; tr.86]; về đại sư Mãn Giác: ―Ông vốn là người học rộng, nhớ giỏi, học thông

Nho, Phật‖ [159; tr.92]…Ngồi ra có thể kể đến những trường hợp các thiền sư khác cũng lựa chọn con đường ―vào Nho ra Phật‖ như: thiền sư Bản Tịch, thiền sư Minh Trí, thiền sư Tịnh Lực, thiền sư Trí Bảo, thiền sư Tịnh Giới, thiền sư Thường Chiếu, cư sĩ Ứng Vương, thiền sư Định Không, thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Ma Ha, thiền sư Vạn Hạnh, đạo giả Thiền Ông, thiền sư Đạo Hạnh, thiền sư Thuần Chân, thiền sư Huệ Sinh, thiền sư Thiền Nham, thiền sư Bản Tịch, thiền sư Trí Thiền, thiền sư Chân Khơng, ni sư Diệu Nhân, thiền sư Viên Học, quốc sư Viên Thông, thiến sư Y Sơn, vua Lý Thái Tơng…

Như vậy, có thể thấy rằng thiền sư được giới thiệu trong Thiền uyển tập anh chủ yếu đều là trí thức khơng chỉ am hiểu kinh sách nhà Phật mà còn am hiểu cả đạo trị quốc của đạo Nho, và việc một số nhà sư có tham gia chính sự là hồn tồn dễ hiểu và có cơ sở. Đại

Việt sử kí tồn thư cũng cung cấp cho chúng ta những dữ liệu liên quan đến tầm ảnh hưởng

của các thiền sư đối với những vấn đề chính trị- xã hội, sự hưng vong hay thay thế giữa các triều đại nhờ tài học vấn uyên bác và uy vọng của mình. Có thể kể ra những ghi chép của các sử gia về các thiền sư như Đỗ Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh.

Là những người theo đạo Phật nhưng đôi khi các thiền sư cũng rất am hiểu đạo trị quốc của nhà nho. Có thể dẫn ra đây trường hợp Tăng phó Nguyễn Thường khuyên vua Lý Cao Tông vào năm 1202 khi thấy vua mê nhạc hơn cả quan tâm đến chính sự. Tồn thƣ ghi lại như sau: ―Mùa thu, tháng 8, hoàng tử Thẩm sinh. Đổi niên hiệu làm Thiên Gia Bảo Hựu năm thứ 1…Sai nhạc công chế khúc nhạc gọi là nhạc Chiêm Thành, tiếng trong trẻo ai oán buồn rầu, người nghe phải chảy nước mắt. Tăng phó Nguyễn Thường nói: ―Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: âm thanh của nước loạn ai oán và bực tức; nay dân loạn, nước nguy, chúa thượng thì chơi bời khơng điều độ, chính sự của triều đình thì rối loạn, lịng dân trái lìa, đó là triệu bại vong‖[75; tr.253]. Đây là một ý trích đoạn

trong Mao thi tự (còn gọi là Thi đại tự đời Hán) bàn về liên hệ giữa thi ca và chính trị mà Nguyễn Thường đã vận dụng. Bình về hiện tượng này nhà nghiên cứu Tạ Chí Đại Trường đã bng một câu nhận xét xác đáng rằng nhà sư ―Nguyễn Thường can vua khơng khác gì hậu thân của Khổng Tử‖.

Như vậy, Huyền Quang cũng như nhiều nhà sư khác thời Lí-Trần được miêu tả trước hết trong sự giao thoa giữa Nho và Phật như vậy. Trong đó có thể thấy Huyền Quang chính là nhân vật nhà sư điển hình, tiểu biểu nhất cho khuynh hướng ―vào Nho ra Phật‖.

2.3.2.2. Cách nhìn của giới thế tục về sự chân tu của Huyền Quang

Trong Tổ gia thực lục có hai nhân vật tồn tại song song suốt tác phẩm là nhà sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích- một nhân vật phụ nữ xuất hiện khá sớm trong VHTĐVN. Để hiểu về Huyền Quang, về đạo đức nhà tu hành khơng thể khơng tìm hiểu về nhân vật nữ này. Mặc dù khơng được nhìn nhận ở góc độ ngợi ca nhưng Điểm Bích hiện lên trong Tổ gia thực lục quả là một mĩ nhân theo đúng nghĩa. Nàng khơng chỉ có ―nhan sắc tuyệt trần‖, ―nõn nà xinh đẹp như Phi Yến, khôn ngoan khéo léo tựa Điêu Thuyền‖ mà cịn có tài làm thơ, ―giỏi ngôn từ, tinh thông kinh sử‖: ―các loại thơ trường thiên ngũ ngôn, hễ cứ mở miệng là đã thành bài, đặc biệt lại giỏi thơ quốc ngữ‖. Tài của nàng đến nhà vua phải thốt lên: ―- Đây hẳn là thần đồng‖.

Có lẽ Điểm Bích là trường hợp đặc biệt nhất trong VHTĐVN, được miêu tả rất kĩ về tài năng, nhan sắc nhưng không phải để tôn vinh. Nàng gợi cho ta liên tưởng đến những mĩ nhân nổi tiếng ở Trung Hoa với sắc đẹp ―khuynh quốc khuynh thành‖! Bởi đơn giản nàng khơng chỉ xinh đẹp mà cịn có tài và cái tài của nàng lại hé mở một đời sống tâm hồn phong phú, nhạy cảm. Tuy nhiên, tác giả Tổ gia thực lục lại mang đến cho chúng ta một cảm nhận hồn tồn trái ngược: người đời ai cũng có thể bị rung cảm và bị cuốn hút trước Điểm Bích nhưng có một người ln bình thản và khơng hề bị chi phối trước nàng đó là nhà sư Huyền Quang. Truyện kể rằng, khi sư tổ Huyền Quang đến Vân Yên vào năm Quí Sửu, bấy giờ ngài đã sáu mươi. Một hôm vua bảo thị thần và tăng đạo với ý băn khoăn rằng tại sao ―chỉ mình sư Huyền Quang là cứ sắc sắc khơng khơng‖, khơng có những xao động như người thường, đó là do ―ngăn hãm tình dục hay khơng có tình dục?‖

Trước sự băn khoăn của nhà vua, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tâu: ―Vẽ hổ chỉ

vẽ được lơng khó vẽ được xương. Xin hãy thử xem, tất sẽ biết”.

Và Điểm Bích đã được chọn lựa làm phép thử sư Huyền Quang. Khi vâng chỉ vua ra đi, mặc dù biết Huyền Quang là người ―khơng có sắc dục, tính nết cứng rắn, giới hạnh rất cao‖ song có lẽ Điểm Bích đã rất tự tin thậm chí ảo tưởng về khả năng cám dỗ của bản thân mình. Bởi thế khi đến Vân Yên xin xuất gia tu hành, nàng đã tìm cách tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 69)