Khái niệm hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Khái niệm hệ thống

Có nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhàu về ―hệ thống‖.

Định nghĩa của mục từ Систе́ма (hệ thống) trong Wikipedia (Nga văn) ―Hệ thống chỉ nhiều thành tố có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể nhất định‖.

(Систе́ма (от др.-греч. σύστημα — целое, составленное из частей; соединение) — множество элементов, находящихся в отношениях и связях друг с другом, которое образует определѐнную целостность, единство[1].)

Wikipedia Anh văn về từ system cũng định nghĩa tương tự: ―Một loạt các thành tố độc lập với nhau hoặc có quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể‖.

(A system is a set of interacting or interdependent components forming an integrated whole[1] or a set of elements (often called 'components') and relationships which are different from relationships of the set or its elements to other elements or sets.[citatio]

Như vậy khi nói tới hệ thống là nói tới tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị có quan hệ hoặc liên hệ với nhau làm thành một thể thống nhất (chẳng hạn như hệ thống đèn giao thông, hệ thống các phạm trù ngữ pháp, hệ thống tuần hồn, hệ thống chính trị). Với cách hiểu như vậy, chúng tôi quan niệm về hệ thống như sau: Hệ thống là tập hợp các yếu tố đồng đẳng hoặc khơng đồng đẳng có quan hệ chi phối lẫn nhau và cùng chịu sự chi phối của hệ thống. Áp dụng vào nghiên cứu văn học giai đoạn X- XV có thể thấy: văn học giai đoạn X-XV là một hệ thống, cịn loại hình/kiểu nhân vật sẽ là các yếu tố/thành tố. Hệ thống nhân vật trong văn học giai đoạn X-XV gồm những thành tố (kiểu nhân vật): nam nhi- quý tộc-

vua quan - nhà nho - ẩn sĩ- thiền sƣ- phụ nữ…Những loại nhân vật này đều chịu sự chi

phối của hệ thống tư tưởng tôn giáo triết học và mĩ học Nho – Phật – Đạo được hình thành ở giai đoạn X-XV. Nghiên cứu hệ thống là nhằm chỉ ra vai trò của một thành tố (kiểu nhân vật) trong chỉnh thể văn học giai đoạn X-XV. Từ hướng tiếp cận hệ thống theo quan điểm nhân học văn hóa về con người, luận án đã lựa chọn ba kiểu nhân vật/ba yếu tố tiêu biểu của hệ thống nhân vật giai đoạn đầu là Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 34)