Nhân vật trong văn xuôi và nhân vật trong thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 35 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Giới thuyết chung về vấn đề nghiên cứu

1.2.3. Nhân vật trong văn xuôi và nhân vật trong thơ

Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm của nhân vật. Nhân vật cịn được thể hiện qua xung đột, mâu thuẫn, sự kiện và được thể hiện bằng các phương tiện kết cấu, ngôn ngữ, bằng các phương thức miêu tả riêng của thể loại. Nhân vật trong văn xuôi thường được hiện lên qua khắc hoạ của tác giả về ngoại hình, tính cách, ngơn ngữ, hành động, tâm lí…và xuất phát từ điểm nhìn bên ngồi của người trần thuật. Cịn nhân vật trong thơ có hai loại: 1) nhân vật trữ tình (như chinh phụ, cung nữ trong Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm)

bộc lộ cảm xúc cũng là sản phẩm hư cấu của tác giả – kiểu nhân vật này thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả (ví dụ, qua nhân vật chinh phụ là một phụ nữ, tác giả nam giới Đặng Trần Côn muốn giúp người phụ nữ nói lên những nỗi niềm riêng tư mà bản thân người phụ nữ khó nói. 2) cái tơi trữ tình: bộc lộ trực tiếp cảm xúc và tâm lý tác giả, là hình tượng của chính tác giả, là chân dung tự họa, thể hiện tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của chính tác giả, tuy nhiên cái tơi khơng đồng nhất với con người tiểu sử của tác giả.

Vì có sự khác nhau giữa nhân vật trong văn xi và trong thơ nên do đó cũng có sự khác nhau giữa cách thể hiện nhân vật trong thơ và trong văn xi nói chung. Do đặc điểm thể loại nên thơ trữ tình, thiên về tả cảm xúc, cịn văn xuôi tả thiên về sự kiện. Nhưng cũng khơng có danh giới tuyệt đối, vì có thơ tự sự, mà có văn xi trữ tình. Do văn xi trung đại cịn manh nha nên việc xây dựng nhân vật của văn xi trung đại có đặc điểm riêng, ví dụ chưa tả nội tâm sâu sắc, tả nhân vật chưa có chân dung cụ thể chi tiết. Thơ nói chí trung đại cũng đem lại đặc điểm của việc thể hiện nhân vật chứ không phải nhân vật trung đại có đặc điểm riêng (ví như nói chí chứ khơng nói tình, ít thể hiện cảm xúc mãnh liệt). Các thể loại khác nhau thì miêu tả nhân vật khác nhau. Thơ trữ tình thiên về tả cảm xúc được dùng tỏ chí, giáo huấn. Văn xi tự sự như truyện ngắn, văn chép sử thiên về khắc họa nhân vật với bản chất tạo hình rõ nét hơn nhân vật trong thơ. Do đó khi đọc văn bản, cần chú ý đến sự khác nhau giữa các thể loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 35 - 36)