Thiền Tông tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 46 - 49)

CHƢƠNG 2 : NHÂN VẬT THIỀN SƢ

2.1. Mấy vấn đề về tông phái Thiền Tông

2.1.3. Thiền Tông tại Việt Nam

2.1.3.1. Giới thiệu chung về Thiền Tông Việt Nam

Theo các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo như Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo,

Phật giáo sử lược, Thiền học Việt Nam, Việt Nam Phật giáo sử luận…thì đạo Phật du nhập

vào Việt Nam (VN) rất sớm, khoảng thế kỉ II với tư tưởng Đại Thừa được phổ biến khá mạnh mẽ. Trong thời Lí- Trần, Phật giáo rất phát triển, thậm chí cịn trở thành quốc giáo trong hai thế kỉ lớn tồn tại của nhà Lí. Phật giáo là nhân tố cơ bản, nịng cốt của đời sống tư tưởng và văn hóa Lí- Trần, thậm chí trở thành ―điển tịch tâm linh‖ của người Việt.

Phật giáo VN như đã nói có nhiều tông phái nhưng phát triển nhất là Thiền tông. Thiền Tông Trung Quốc được truyền sang VN lần đầu tiên bởi Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, vốn đắc pháp bởi Tam Tổ Tăng Xán. Thiền Tông VN thời Lí- Trần có ba tơng phái lớn là Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngơn Thơng và Trúc Lâm. Phái Tì Ni Đa Lưu Chi quan niệm Thiền giả có tinh thần khơng chấp chước, vơ trú, khơng chấp có, khơng chấp khơng, khơng trú ở có, khơng trú ở không, không gán ghép cho thực tướng của một pháp tính nào. Cảnh giới của thiền định siêu việt ngôn ngữ, văn tự, tư duy khái niệm. Phái Vô Ngơn Thơng thì cho rằng đạt tới cảnh giới được gọi là vô niệm, một cảnh giới nội tâm hồn tồn vắng lặng, dịng suy nghĩ miên man, liên tục và lộn xộn của tâm thức được chấm dứt. Khi ấy, trí tuệ vốn có của con người bừng sáng, hiện tại hiển lộ rõ ràng trước mắt. Đó chính là sự giác ngộ, giải thoát, là Niết Bàn. Chân lí khơng ở đâu xa mà ngay ở hiện tiền, ở trong bản thân mỗi người nhưng chân lí đó chỉ có thể được tu chứng trực tiếp chứ khơng thể nào nắm bắt được qua ngôn ngữ, sách vở. Phái Trúc Lâm của ba vị sư tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập đã tiếp nối và kế thừa những tư tưởng của hai dịng thiền nói trên đồng thời chú giải, bổ sung, cấu trúc lại, làm mới lại cho tương thích, phù hợp với tình hình thực tại. Do đó những khái niệm vốn rất xa xôi, trừu tượng của Phật giáo như tâm phật, phật tính, pháp thân, vọng tâm, vọng niệm, kiến tính…đã trở nên ―gần gũi‖ và ―dễ hiểu‖ hơn…Thiền phái Trúc Lâm có thể xem là một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, thích hợp với tâm linh tơn giáo người Việt…

Trở lên, ngay trong quan niệm của mình Thiền tơng VN cũng có những nét đặc sắc và tích cực. Với Thiền tơng chân lí khơng ở đâu xa mà ở ngay chính trong ta, trước mắt chúng ta. Chân lí đó là phật tính, là bản giác, bản minh nghĩa là khả năng thành phật, đắc đạo đã có sẵn trong mỗi chúng ta. Chẳng thế dân gian có câu ― Phật trong nhà khơng cầu, đi cầu Thích Ca ngoài đường‖. Như vậy, Thiền hướng dẫn mọi người tu dưỡng và hồn thiện nhân cách. Khơng những thế trong quá trình phát triển Thiền tơng Việt Nam cũng có những sự giao thoa, ảnh hưởng với những tơng phái Thiền khác như Mật tông, Tịnh độ tông; đồng thời kết hợp với tín ngưỡng tâm linh dân tộc tạo nên những nét độc đáo, khác biệt. Bởi thế, ở đây chúng tơi thấy cũng cần có đơi dịng giới thiệu về đặc điểm của hai tông phái Mật tông và Tịnh độ tông cùng ảnh hưởng qua lại với Thiền tơng. (mặc dù trên thực tế, khó có thể tách bạch các tơng này. Ông Nguyễn Đăng Thục đã lưu ý đến màu sắc Mật giáo đậm nét của Thiền Việt Nam).

2.1.3.2. Mối quan hệ giữa Thiền Tông với Mật Tông và Tịnh độ tông

Mật tông:

Là tên gọi một tơng phái bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại Thừa, hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ thứ V, VI rồi sau đó truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản…và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Ở Tây Tạng Mật tơng cịn được gọi là Kim Cương Thừa. Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn và sử dụng Mạn đồ la cũng như các lần quán đỉnh. Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do Mật tơng khơng được truyền bá rộng rãi.

Mật tông khi truyền vào Việt Nam (từ rất lâu, tương truyền Pháp sư Tì Ni Đa Lưu Chi từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580, sư trụ trì ở chùa Pháp Vân- Hà Đơng truyền dạy cả Thiền lẫn Mật. Hình ảnh Mật tơng trong giai đoạn này có thể là kiến trúc của chùa Thầy?) đã nhanh chóng hồ vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa, trị bệnh và tà ma. Các thiền sư dịng Tì Ni thường có hình thức tu tập ―Tổng trì tam muội‖ (Dharani Samadhi)-một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism) dùng chân ngôn khế hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ứng thân, khẩu, ý. Một số những ấn chú, linh phù đã phổ biến từ rất lâu trong quá khứ được coi như dấu vết của Mật tông trong Phật giáo VN. Phật tử VN rất quen thuộc với các thần chú như Ngũ bộ chú, Lục tự đại minh thần chú, chú Đại Bi…Trong suốt lịch sử Thiền tông VN, đặc biệt vào thế kỉ XI, xuất hiện những dị nhân mà sự tu luyện có liên quan đến các phép hành trì Đơng Mật. Ví dụ huyền thoại về sư Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyện Học…đều gắn liền với các phép Tổng trì tam muội, Đại Bi đà la ni, các phép trị

bệnh, thần thơng biến hố…Những thiền sư trong Thiền uyển tập anh hay Tam tổ thực

lục cũng hành trì Mật giáo, do đó nhiều khi thiền sư lại mang dáng dấp của pháp sư như

trường hợp Huyền Quang dùng pháp thuật để hơ phong hốn vũ chẳng hạn. Ở phương diện này có thể nói, ở Việt Nam Thiền tơng đã ―đồng hành‖ cùng Mật tông.

Tịnh độ tông:

Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với người Phật tử tại nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Đây là tông phái được sáng lập bởi Cao Tăng Trung Quốc Huệ Viễn (334-416) và được Pháp Nhiên phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tơng là tu học nhằm tái sinh tại Phương Tây Cực Lạc, Tịnh độ của Phật A Di Đà. Đặc tính của tơng phái này là lịng tin nhiệt thành nơi Phật A Di Đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này-là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương của tơng phái này có khi được gọi là ―tín tâm‖, thậm chí có người cho là dễ dãi vì chỉ trơng cậy một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A Di Đà. Phép tu của Tịnh đô tông chủ yếu là Niệm danh hiệu Phật A Di Đà và quán tưởng cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì trong đó có Thiền tơng. Vì phương pháp tu hành đơn giản nên Tịnh độ cũng dễ được dân gian tiếp nhận. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh độ tông là: Vô Lượng Thọ Kinh, A Di Đà Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh.

Tại VN, pháp môn Tịnh độ đã sớm được truyền vào và phát triển mạnh mẽ. Trong thế kỉ XI, có thiền sư Tĩnh Lực (thuộc phái Vơ Ngơn Thông) là vị đã chứng niệm Phật Tam Muội. Ơng khun đệ tử là ―khơng nên cầu sự chứng ngộ từ bên ngoài‖ và ―nếu muốn diệt trừ các ác nghiệp thì nên áp dụng phương pháp niệm tụng bằng cả tâm lẫn miệng‖. Cũng thế kỉ này, một lang tướng của vua Lí Thánh Tơng đã dựng một tượng Phật A Di Đà cao hai thước rưỡi tại núi Lan Kha, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Thiền sư Không Lộ đã từng dựng tượng Phật A Di Đà ở chùa Quỳnh Lâm. Thảo Đường quốc sư, vị khai tổ dòng Thiền thứ ba của Phật giáo VN đã khuyên đồ chúng nên tu tập Tịnh độ với bài pháp ngữ thị chúng tuyệt vời. Tôn giả Huyền Quang Tam Tổ thiền phái Trúc Lâm cũng lập tháp Cửu Phẩm Liên Đài tại chùa Bút Tháp để khích lệ tứ chúng cầu nguyện vãng sinh…Sự phối hợp giữa Thiền và Tịnh độ sau này sẽ trở nên quan trọng trong đời sống Phật giáo VN.

Tóm lại, Thiền tơng VN thời Lí-Trần bên cạnh những nét chung được tiếp thu từ Trung Hoa, Ấn Độ vẫn có những nét riêng. Đó là Thiền đã được đưa vào cuộc sống, phục vụ nhân dân, đất nước, tu dưỡng nhân cách con người (an nhiên tự tại, vui sống, tự tin vào bản thân mình). Hơn nữa trong quá trình phát triển Thiền cịn dung hợp với Tịnh độ tơng, Mật tơng và cả tín ngưỡng dân gian bản địa để phù hợp với thực tiễn và mang tính đại chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại việt nam giai đoạn từ thế kỷ x đến thế kỷ XV (Trang 46 - 49)