Quan hệ giữa triều Lý với Phật giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ giữa nhà nước quân chủ lý, trần với phật giáo (Trang 72 - 84)

QUAN HỆ GIỮA VƯƠNG TRIỀU LÝ VỚI PHẬT GIÁO

2.2.1. Quan hệ giữa triều Lý với Phật giáo

Dưới thời Lý, Đại Việt được sống thanh bình và thịnh vượng. Nhà Lý cũng được coi là triều đại tơn sùng, kính ngưỡng đạo Phật nhất. Để lý giải lý do đến với Phật giáo và quan hệ của triều Lý đối với Phật giáo, chúng ta cần có một cái nhìn khách quan và đúng đắn. Vấn đề này đã từng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Trong Việt Nam phật giáo sử luận Nguyễn Lang đã đưa ra lý lẽ cho rằng các vua Lý theo Phật giáo xuất phát từ tinh thần yêu nước, thương dân, từ một niềm tin chính

tín. Điều đó có nghĩa là chủ trương theo Phật bắt nguồn từ một sự hiểu biết chân chính, chính các vị vua nhà Lý cũng muốn đạt đến sự hạnh phúc, an lạc, và giải thốt theo con đường của Phật giáo. Với mục đích mong muốn đem lại hạnh phúc, an lạc cho tất cả chúng sinh, cho nhân dân và dân tộc. Các vua Lý chắc chắn hiểu rõ câu “Phụng sự chúng sinh tức cúng dàng chư Phật”.

Một triều đại hay một quốc gia hưng thịnh thường thể hiện ở kinh tế, văn hóa phát triển, chính trị ổn định. Nhìn lại lịch sử triều nhà Lý, những chỉ báo này rất rõ. Điều này được cả những sử thần Nho giáo, vốn không ưa Phật giáo cũng phải thừa nhận. Đối với vị hoàng đế rất sùng mộ đạo Phật triều Lý, họ cũng hết lời khen ngợi, chỉ duy cuối cùng thêm mấy lời chê bai mang nặng tính thiên kiến, đố kị. Trong Đại

Việt sử ký toàn thư có lời bàn của Ngơ Sĩ Liên về Lý Thái Tổ như sau:

“Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngơi, bởi lịng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua cịn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đơ n nước, lịng nhân thương dân, lịng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thơng hiếu, thiên hạ bình n, truyền ngơi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém.” [13, tr.252].

Cùng quan điểm đó, các sử gia Nho giáo viết về Lý Thánh Tông như sau:

“Vua khéo kế thừa, thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ, hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, đáng gọi là bậc vua tốt. Song nhọc sức dân xây tháp Báo Thiên, phí của dân làm cung Dâm Đàm, đó là chỗ kém.” [13,

tr.271].

Và viết về tiểu sử của Lý Nhân Tông cũng vậy:

“Vua trán dô mặt rồng, tay dài quá gối, sáng suốt thần võ, trí tuệ hiếu

dân được giàu đơng, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý. Tiếc rằng mộ đạo Phật, thích điềm lành, đó là điều lụy cho đức tốt.” [13, tr.276].

Sự ca ngợi, đánh giá cao công lao các vua Lý là khách quan, nhưng chê các bậc quân vương anh minh này ham thích, sùng mộ Phật giáo là kém, là “điều lụy cho đức tốt” thì lại bộc lộ thái độ thiên kiến, hẹp hòi, đố kỵ của các trí thức Nho giáo.

Dù thế nào thì cũng khơng thể phủ nhận thực tế lịch sử nhà Lý là triều đại hịa bình, thịnh vượng. Đó là vì triều Lý có rất nhiều bậc thánh đế minh vương, và bên cạnh họ có các bậc cao tăng giúp rập. Những vị cao tăng đại trí thức này vừa là người thầy tâm linh, vừa là cố vấn cho những đường lối chính sách mà triều Lý đã ban hành, thậm chí cịn được coi là những người bạn đồng tu, đúng với nghĩa: “cha mẹ sinh thân mạng, thầy tổ sinh tuệ mạng”. Chính các vị vua nhà Lý, nhiều vị vừa là vua, vừa là bậc tu hành, do đó những đường lối chính sách triều Lý rất sát và thực tế với dân. Ở thời Lý từ vua, quan cho đến thứ dân đều cùng chung một mục đích, một lý tưởng là làm sao cho dân giàu nước mạnh. Đặc biệt do có chung một niềm tin, xã hội Đại Việt thời Lý như một khối đoàn kết chặt chẽ tạo nên sự cố kết toàn dân. Điều đó được củng cố bằng những giáo lý rất cơ bản của Phật giáo. Từ nhà nước xuống tới làng xã, những ngôi chùa với những bậc chân tu Phật giáo luôn là một nhân tố quan trọng tạo ra một mơ hình nhà nước mà như các nhà nghiên cứu gọi là “Nhà nước tập quyền thân dân”. Đây cũng là kiểu mơ hình nhà nước đặc sắc có một khơng hai trên thế giới.

Nhà Lý lấy tư tưởng Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng cho hệ thống chính trị của mình. Nhưng có một vấn đề đặt ra là, triều Lý chỉ coi Phật giáo như một phương tiện để thực hiện ý đồ chính trị của mình, hay Phật giáo cịn có một ý nghĩa trọng đại nào khác đối với các vị vua triều Lý? Trên thực tế, các vua triều Lý hầu hết đều là những Phật tử thuần thành. Những ông vua thời Lý theo Phật giáo không phải chỉ coi tư tưởng Phật giáo như một cơng cụ chính trị phục vụ cho giai cấp thống trị, mà còn bằng ý thức phụng sự lợi ích của dân tộc, của nhân dân. Với ý nghĩa đó, đường lối chính sách, hay thể chế chính trị nhà Lý là phương tiện giúp cho các ông vua đời

Lý thực hiện lịng từ bi và trí tuệ của mình. Theo ngơn ngữ Phật giáo có thể gọi đây là một trong những phương tiện hoằng pháp của những ông vua Phật tử. Điều này, trái ngược lại với một số tơn giáo khác, thường tơn giáo hóa chính trị hoặc chính trị hóa tơn giáo.

Để hiểu rõ mối quan hệ giữa chính quyền nhà Lý với tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, có thể tìm hiểu mối quan hệ giữa các vua triều Lý với các bậc cao tăng. Có thể nói, các vua quan triều Lý có quan hệ vơ cùng mật thiết với Phật giáo. Các vị vua triều Lý đã học hỏi được rất nhiều từ tri thức đến kinh nghiệm thực hành tâm linh từ các bậc cao tăng. Các Thiền sư như Vạn Hạnh, Khuông Việt, Đa Bảo và Ma Ha, là những vị đại sư sống vào thời của Lý Thái Tổ, là những bậc thầy tâm linh, là cố vấn, là Tăng thống có ảnh hưởng rất lớn tới tâm tư tình cảm, nhất là tư tưởng của Lý Thái Tổ. Riêng thiền sư Vạn Hạnh, người nuôi dưỡng đào tạo nhà vua từ nhỏ, nên có mối quan hệ đặc biệt với vị vua khai sáng triều Lý.

Chính vì vậy mà trong Thiền uyển tập anh có chép:

“Sau khi lên ngơi, Lý Thái Tổ nhiều lần vời sư về kinh thỉnh vấn yếu chỉ của

Thiền tông, ân lễ tiếp đãi trọng hậu, các việc chính trị triều đình đều mời sư dự bàn định đoạt.” [65, tr.47].

Từ những mối quan hệ trên, có thể thấy, Lý Thái Tổ khơng phải chỉ là một tín đồ theo nghĩa thơng thường, tức theo chỉ để có một niềm tin, một chỗ dựa tinh thần, hay chỉ là có thiện cảm cá nhân như một số người vẫn lầm tưởng, mà thực sự còn là một bậc chân tu khốc long bào. Nếu chỉ có thiện cảm với Phật giáo khơng thơi thì làm sao Lý Thái Tổ lại hỏi về Thiền nơi Đa Bảo, nếu không phải là người tu hành, có thực nghiệm tâm linh, có lẽ chẳng thể biết gì hơn một số giáo lý cơ bản, và có nghe về cơng án chắc cũng chẳng thể hiểu gì, và có lẽ cũng chẳng biết gì mà hỏi. Lý Thái Tổ có những bậc thầy tâm linh rất nổi tiếng như vậy, đương nhiên có một ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng thực tập tâm linh của nhà vua.

Lý Thái Tông, húy là Phật Mã, là con trưởng của Thái Tổ. Sau khi Thái Tổ lên ngôi, Phật Mã được phong làm Khai Thiên Vương, được vua cha cho ra ở bên ngồi sớm nên có điều kiện thấu hiểu cuộc sống xã hội. Trong thời gian trị vì của

Lý Thái Tơng, có những vị cao tăng như Thiền Lão, Cứu Chỉ, Sùng Phạm và Tăng thống Huệ Sinh. Giữa vua và những vị cao tăng này có một mối quan hệ rất mật thiết. Đương nhiên, khi cịn nhỏ, có thể Thái Tông cũng tiếp thụ ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo từ Vạn Hạnh và phụ vương của mình. Những mối quan hệ này, đã tạo dựng cho Thái Tông một tinh thần Phật giáo, với đầy đủ lịng từ bi và trí tuệ

Có thể dẫn ra đây câu chuyện đối thoại giữa Thái Tông với thiền sư Thiền Lão được chép trong sách Thiền uyển tập anh:

“Khoảng niện hiệu Thông Thụy (1034- 1038), vua Lý Thái Tông thường

đến thăm chùa (chùa Trùng Minh, núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, nơi Thiền Lão trụ trì ), vua hỏi thiền sư:

- Hịa thượng trụ trì ở núi này đã bao lâu? Sư đáp: - Tháng ngày rày biết rõ,

Xuân thu cũ ai hay.

Vua lại hỏi: - Hàng ngày sư làm gì?

Đáp: Thúy trúc hồng hoa phi ngoại cảnh, Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân. Dịch: Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh, Trăng trong mây trắng rõ tồn chân. Vua hỏi: - Có ý gì?

Đáp: - Nhiều lời vơ ích!

Vua bừng tỉnh ngộ. Sau đó sai sứ đến mời sư về kinh thỉnh vấn, nhưng khi sứ giả đến nơi thì sư đã quy tịch rồi”. [65, tr. 81]

Như vậy, Thái Tông đắc pháp từ Thiền Lão và sau này sách Thiền uyển tập

anh đã xếp ơng vào thế hệ thứ 7, thuộc dịng phái Vô Ngôn Thông. Trên bước tu

hành cầu pháp, ngồi Thiền Lão, Thái Tơng còn gặp gỡ Cứu Chỉ, Sùng Phạm, đặc biệt là Tăng thống Huệ Sinh.

Lý Thánh Tông, vị vua thứ ba triều nhà Lý, là người thực lòng thương dân, trọng việc làm ruộng, thương kẻ bị hình, vỗ về thu phục người xa, đặt khoa bác sĩ,

hậu lễ dưỡng liêm, sửa sang việc văn, phòng bị việc võ, trong nước yên tĩnh, được các sử gia khen là bậc vua tốt.

Trong thời gian trị vì của mình, Lý Thánh Tơng có mối quan hệ chủ yếu với hai vị cao tăng là, Khơng Lộ và Thảo Đường. Sách An Nam chí lược của Lê Tắc có nói tới việc Thảo Đường được phong làm Quốc sư, dù sự kiện này không thấy chép trong chính sử và Thiền uyển tập anh, nhưng rất có thể sau khi phát hiện Thảo Đường là một vị cao tăng, vua Thánh Tông đã mời về kinh sư, phong làm Quốc sư, cho trụ trì tại chùa Khai Quốc. Có thể thấy quan hệ giữa Thảo Đường và vua Lý Thánh Tông rất mật thiết, việc phong Thảo Đường làm Quốc sư còn chứng tỏ Thánh Tơng rất nể phục kính trọng Thảo Đường. Trong quá trình giao lưu, chắc chắn Thánh Tông đã nhận được những yếu chỉ quan trọng về Thiền học, và đắc pháp với Thảo Đường. Chính vì vậy mà Thánh Tơng được xếp thuộc truyền thừa của dòng Thảo Đường, thế hệ thứ nhất.

Trong các vua nhà Lý, Nhân Tơng là người có tuổi thọ cao nhất (63 tuổi), ở ngơi cũng lâu nhất (56 năm). Có thể coi thời cực thịnh của triều Lý nằm trong thời gian trị vì của Nhân Tơng, theo bình luận của tác giả bộ Đại Việt sử ký toàn thư, Lý Nhân Tơng là người trí tuệ hiếu nhân, nước lớn sợ, nước nhỏ mến, thần giúp người theo, thông âm luật, chế ca nhạc, dân được giàu đơng, mình được thái bình, là vua giỏi của triều Lý.

Trong thời gian trị vì vua Lý Nhân Tơng có quan hệ với rất nhiều vị cao tăng Phật giáo. Trong số đó phải kể đến Quốc sư Thông Biện, Thiền sư Mãn Giác, Thiền sư Ngộ Ấn, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Giác Hải, Thiền sư Đạo Hạnh, Thiền sư Thiền Nham, Thiền sư Chân Không, Quốc sư Viên Thông, Quốc sư Thông Biện. Khi mà Phù thánh cảm Linh Nhân hoàng thái hậu đến thăm và thiết lễ trai tăng ở chùa Khai Quốc nơi có Quốc sư Thơng Biện trụ trì vào năm Hội Phong thứ 5 (1096), Nhân Tơng đã 31 tuổi. Vua là người con có hiếu, nên chắc vua cũng sẽ được ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo từ Linh Nhân hoàng thái hậu và chịu ảnh hưởng của Thông Biện.

Thiền sư Mãn Giác, là người được cả Linh Nhân hồng thái hậu và vua đều kính trọng. Sách Thiền uyển tập anh có chép câu chuyện vua và hoàng thái hậu chú tâm Thiền học, cho dựng chùa Cửu Liên Giáo Nguyên ở bên cạnh cung Cảnh Hưng, thỉnh sư đến trụ trì để tiện hỏi han về đạo Phật. Khi nói chuyện, vua và hồng hậu thường gọi sư là Trưởng lão chứ khơng gọi tên. Một hơm vua nói với sư:

“Bậc chí nhân thị hiện tất phải làm việc cứu giúp chúng sinh, không hạnh nào khơng cần có đủ, khơng việc gì khơng phải chăm lo, chẳng phải chỉ sức định tuệ mà cũng có cơng giúp ích nên phải kính nhận nó. Rồi vua phong cho sư làm Hồi Tín Đại sư, đứng đầu Giáo Nguyên thiền viện để truyền thụ tâm ấn vô tu vô chứng của Phật tổ. Vua lại xuống chiếu phong cho sư chức Nhập nội đạo tràng Tử y đại sa mơn, được dự bàn chính sự, ngang hàng với các quan tam ti, miễn tô thuế cho năm mươi hộ để chi dùng việc đạo.” [65, tr.93].

Như vậy, vua Lý Nhân Tơng có thể đắc pháp với Đại sư Mãn Giác. Với Thiền sư Ngộ Ấn, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Giác Hải, Nhân Tông cũng đều coi như những bậc thầy, nhất là Giác Hải vua coi như người đồng đạo thân thiết. Với Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Thiền Nham, hay Thiền sư Chân Không, vua Lý Nhân Tơng cũng hết sức kính trọng. Như Thiền sư Thiền Nham, từng giúp vua cầu mưa linh nghiệm, từ đó tất cả những lễ thuộc tâm linh đều nhờ Thiền Nham chủ trì. Đặc biệt với Quốc sư Viên Thơng, vua Lý Nhân Tơng hết sức kính trọng. Theo như

Thiền uyển tập anh thì:

“Vua Lý Nhân Tông cho là bậc kỳ tài, định phong quan tước, nhưng sư cố từ, chỉ nhận chức Nội cung phụng truyền pháp sư. Từ đó sư tùy cơ giảng hóa tiếp dẫn, phàm người thế tục đến tham vấn đều được sư giải mê giác ngộ. Những người thụ nghiệp với sư về sau đều trở thành nổi tiếng đương thời.”[65, tr.239-240].

Vị vua thứ 5 của triều nhà Lý là Lý Thần Tông. Khi mới lên ngơi tuy cịn trẻ, nhưng tư chất thông minh, khi lớn lên độ lượng, dùng người hiền tài, sửa sang chính sự, thủy chung đều chính, nghiêm ngặt cẩn thận, khơng gì sai lệch. Theo sách Thiền

uyển tập anh thì đời trước vua chính là Từ Lộ tức (Từ Đạo Hạnh), vốn tu theo Mật

Sùng Hiền Hầu giúp đỡ đã làm rõ tà chính trước vua Nhân Tơng, vì thế để trả ơn Sùng Hiền Hầu, ơng đã tái sinh làm con Sùng Hiền Hầu, và kế vị ngơi hồng đế.

Tuy rằng còn nhỏ đã phải lên nối ngơi, nhưng trong thời gian trị vì, bên cạnh ơng cịn có nhiều bậc hiền tài, trong đó các vị cao tăng như Quốc sư Viên Thông, Tăng thống Khánh Hỷ, Đại sư Minh Không, thiền sư Thiền Nham, thiền sư Giới Không. Mối quan hệ giữa vua Lý Thần Tông và các vị cao tăng này rất mật thiết, Lý Thần Tông đã học hỏi được rất nhiều từ những bậc cao tăng này.

Vua Lý Thần Tông nghe danh của Khánh Hỷ, vua đã mời về, khen sư ứng đối hợp ý, phong làm Tăng thống, chắc chắn đã có việc trao đổi về Phật pháp, hoặc về việc triều chính. Đối với Quốc sư Viên Thơng, quan hệ với Lý Thần Tông được biết đến nhiều hơn qua câu chuyện về cuộc đàm đạo giữa hai người được chép lại như sau:

“Năm Thiên Thuận thứ 3 (1130) đời Lý Thần Tông, vua thỉnh sư vào điện Sùng Khải để hỏi kế hưng, vong, trị, loạn. Sư đáp:

Thiên hạ cũng ví như đồ dùng, đặt vào chỗ n thì nó được n, đặt vào chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ giữa nhà nước quân chủ lý, trần với phật giáo (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)