thỉnh kinh Tam tạng. Đến năm Canh Thân (1020) Thuận Thiên thứ 11, mùa thu, tháng 9, Đạo Thanh đi sứ về và thỉnh được Đại tạng kinh, vua đã xuống chiếu cử Tăng thống Phí Trí sang tận Quảng Châu đón. Năm sau (1021), vua cho làm nhà bát giác để chứa kinh. Đặc biệt, những năm cuối trị vì của vua Lý Thái Tổ, vua đã 2 lần xuống chiếu cho chép kinh Tam tạng, đó là vào năm Quý Hợi (1023), mùa thu, tháng 9, xuống chiếu cho chép kinh để ở kho Đại hưng. Tiếp đến năm Đinh Mão (1027) Thuận Thiên thứ 18, mùa thu, tháng 8, vua lại xuống chiếu cho chép kinh Tam tạng.
Đức Phật thường dạy: “Giáo pháp cịn tức Phật pháp cịn”. Các vua Lý khơng chỉ có niềm tin vào Phật pháp, mà còn muốn đạo Phật được lưu truyền rộng rãi và trường tồn. Đến đời Lý Thái Tông, năm Giáp Tuất, nhân việc được vua Lý tặng 2 con voi, vua Tống đã gửi tặng bộ Đại tạng kinh. Vua đã thân ngự tới chùa Trùng Quang trên núi Tiên Du, sai dựng kho Trùng Hưng để chứa kinh. Năm Bính Tí, Thơng Thụy thứ 3 (1036), vua xuống chiếu chép kinh Đại tạng rồi cất ở đó [13, tr.258].
Việc độ tăng và phong phẩm cho sư cũng bắt đầu từ vua Lý Thái Tổ. Ngay sau khi lên ngôi, năm (1010), vị vua khai sáng triều Lý đã có lệnh “Ban y phục cho Tăng Đạo”, và độ cho dân làm sư, theo lệnh này các thiện nam tín nữ có tín tâm được phép xuất gia, chuyên tâm tu hành. Việc xuất gia này được nhà nước chứng nhận và cấp điệp thọ giới. Trong thời gian trị vì của mình, vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu cho phép tổ chức cho hàng vạn người xuất gia. Trong số đó, Khơng chỉ có người theo đạo Phật, mà cả những người theo Lão giáo cũng được phép tu hành tại các đạo qn. Chính sách tơn giáo của triều nhà Lý tại Việt Nam không dập khuôn nhà Đường hay của nhà Tống, ở đó khi vua theo tơn giáo nào thì thường thiên vị cái đạo của mình theo. Chính vì vậy mà lịch sử chính trị Trung Quốc hay xảy ra xung đột giữa các đạo, chính đạo Phật cũng đã bị 4 lần gặp pháp nạn. Đạo Lão, đạo Nho cũng từng rơi vào tình cảnh tương tự. Lịch sử cho thấy hầu như trong dân ai cũng có niềm tin và theo một tơn giáo hay tín ngưỡng nào đó. Thế nhưng triều Lý bằng
dựng được sức mạnh đoàn kết của toàn dân, xây dựng một đất nước thực sự thanh bình và thịnh vượng. Do áp dụng giới luật nhà Phật mang tính tự giác cao, khơng khắc nghiệt như luật của nhà Hán, đồng thời nó phù hợp với văn hóa tín ngưỡng dân tộc vào trong luật hình của nhà nước, nên số lượng tín đồ Phật tử thời Lý khá đông. Ngược lại, Phật giáo thời nhà Lý đã phát huy những thế mạnh bao dung, nhân ái, và trí tuệ, nên đã thực sự phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu.
Như vậy có thể thấy, dưới triều đại nhà Lý, chính sách tơn giáo nói chung, và Phật giáo nói riêng, dường như đều tn thủ ngun tắc tơn trọng tự do tín ngưỡng, và đề cao tinh thần đồn kết dân tộc. Mọi tơn giáo đều được phát triển và bình đẳng trong xã hội, miễn là mang lại lợi ích cho dân tộc, mang lại sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Ngay cả Nho giáo, một hệ tư tưởng vốn bị coi là công cụ của chế độ phong kiến phương Bắc, có nhiều điểm khơng phù hợp với văn hóa bản địa, nhưng những điểm mạnh của nó vẫn được sử dụng. Chính vì thế mà, ngay trong khi rất sùng mộ Phật giáo vua Lý Thánh Tông vẫn cho lập Văn Miếu, mở Quốc tử giám làm trường đào tạo tri thức cho xã hội, và tổ chức thi Nho để chọn nhân tài.
2.4. Vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo dưới triều Lý
2.4.1. Phật giáo giúp vua trong công cuộc trị quốc, an dân
Khi Lý Công Uẩn lên ngôi, Phật giáo đã khẳng định được vị thế khá vững chắc trong đời sống chính trị và trong lịng xã hội của nước Việt. Tuy chưa một vị vua nào tuyên bố Phật giáo là quốc đạo, nhưng thơng qua những đường lối chính sách thì thấy, nhà Lý rất nhiệt tâm ủng hộ Phật giáo. Trên thực tế, nhà Lý đã lấy Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng. Một lần nữa Phật giáo lại khẳng định vai trị của mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì thế được vua, quan triều Lý vơ cùng kính trọng và ngưỡng mộ. Được như vậy, trước tiên là sự cống hiến của các bậc cao tăng, nhất là các Ngài được các vua ban tặng những trọng trách như Tăng thống, Quốc sư, Tăng lục.v.v…. Họ thực sự xứng đáng là những bậc thầy, cố vấn, Quốc sư cho các vua triều Lý. Bên cạnh đó, tăng ni các chùa chiền cũng tinh tiến tu tập, nỗ lực cùng nhân dân Phật tử xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân nơi cơ sở,
gây niềm tin tưởng, và thực sự là chỗ dựa tinh thần cho từ vua, quan cho đến quần chúng nhân dân Phật tử.
Tuy nhiên, Phật giáo khơng vì những chính sách ưu ái của triều đình mà cậy thế ỷ lại mà Phật giáo đã tự khẳng định mình bằng chính tài và đức của chư tăng. Dù thuộc dịng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vơ ngơn Thơng hay Thảo Đường, tăng ni đều thực hiện tinh thần đồn kết, hịa hợp, tinh tiến tu hành, lấy độ sinh làm sự nghiệp, lấy trí tuệ làm mục đích. Phật giáo dưới triều đại nhà Lý như được khốc lên mình một chiếc áo mới, mọi nơi mọi chỗ đều có những Đạo tràng tu tập. Sự tu tập Phật pháp, khơng cịn chỉ là các tăng ni Phật tử nữa, mà phong trào tu tập đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong cả giới vua quan. Có những vị vừa là vua, vừa là thiền sư, đặc biệt có vị cịn được coi là trưởng các pháp môn tu tập Phật pháp, nhất là dòng Thảo Đường. Phật giáo đối với các vua Lý, không chỉ thuần túy là tơn giáo, mà cịn là một nhu cầu tinh thần không thể thiếu, là phương pháp giúp họ thực sự đạt được an lạc và hạnh phúc ngay đời hiện tại. Chính vì thế, mà sự phát triển của Phật giáo thời kỳ này được ví như măng gặp trời mưa vậy. Cả ba dòng phái, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường đều được nhà nước quân chủ ủng hộ và bình đẳng phát triển, như một rừng hoa ưu đàm đua nở dưới bầu trời thanh bình của triều đại nhà Lý.
Dịng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi được hình thành tại Việt Nam sớm hơn cả, vào năm 580, do Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci), người nước Nam Thiên Trúc, thuộc dịng tộc Bà La Mơn khai sáng. Khi Ngài cịn nhỏ đã mang chí xuất tục, đi khắp Tây Trúc cầu tâm ấn Phật, nhưng nhân duyên chưa gặp, do đó Ngài đã tìm đường sang Đơng Nam Á. Năm Giáp ngọ, Trần Đại Kiến thứ 6 (574) đời nhà Chu, Ngài tới Trường An, nhưng không may, gặp đúng lúc Chu Võ Đế đang phá diệt Phật pháp, vì vậy Ngài sang đất Nghiệp (Kinh đô của Bắc Tề). Tại đây may mắn Ngài gặp tổ Tăng Xán đang tị nạn ở núi Tư Không. Ngài đã đến bái kiến và được tổ Tăng Xán đã dạy: “Ngươi nên mau qua phương Nam giáo hóa, khơng nên ở đây lâu”. Ngài đã từ biệt tổ tới đất Quảng Châu trác tích tại chùa Chế Chỉ dịch sách và
đến tháng 3 năm Canh tý, đời Chu Đại Tường thứ hai, Ngài đến Việt Nam (Giao Châu), tu tại chùa Pháp Vân, làng Cổ Châu, Long Biên [59, tr.497]1. Đến đây Ngài tiếp tục dịch được bộ kinh Tổng trì (bộ kinh này thuộc Mật giáo). Năm Giáp dần,
đời Tùy Khai Hoàng thứ 14 (594), trước khi thị tịch, Ngài đã gọi Pháp Hiền đến để trao pháp ấn và kệ, rồi Ngài ngồi chắp tay mà thị tịch. Pháp Hiền đã làm lễ trà tỳ (hỏa táng) thu được xá lợi 5 sắc, rồi xây tháp thờ. Với công hạnh của Ngài, đã đào tạo cho Phật giáo Việt Nam cả một thế hệ tăng tài sau này.
Qua bài kệ truy tán của vua Lý Thái Tông, chúng ta thấy ơng rất đề cao và kính trọng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, coi thiền sư như vị Phật Pháp Vân trong tín ngưỡng, tơn giáo và trong tâm khảm người dân Việt Nam. Căn cứ vào Thiền uyển tập anh thì, dịng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi truyền thừa tất cả được 19 thế hệ, với 53 vị cao tăng. Vào thời gian nhà Lý trị vì thì đã có 34 vị cao tăng rồi, trong đó tiêu biểu nhất là các bậc cao tăng thật rất đáng kính trọng như: Ma Ha, Sùng Phạm, Vạn Hạnh, Trì Bát, Huệ Sinh, Thiền Nham, Minh Không và Quốc sư Viên Thông.
Phái Vô Ngơn Thơng, tuy được hình thành muộn hơn, nhưng cũng đã đóng góp cho Phật giáo, cho dân tộc Việt Nam khơng ít những bậc cao tăng. Người xây dựng cho dịng phái này là Ngài Vơ Ngơn Thơng.
Vô Ngôn Thông (759 - 826), người Quảng Châu, họ Trịnh. Từ nhỏ đã mến mộ đạo Phật, không màng gia sản, sau khi xuất gia đến thọ nghiệp tại chùa Song Lâm ở Vũ Châu (nay là huyện Vụ Xuyên, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc). Trong thời gian tu học, Ngài cũng đã trải qua nhiều thử thách, cuối cùng cũng gặp được minh sư là tổ Bách Trượng Hoài Hải và đắc pháp với tổ. Đến mùa thu, tháng 9 năm Canh Tý, Đường Ngun Hịa thứ 15 (820), Ngài trấn tích sang Việt Nam, và tu hành ở chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, Tiên Du. Hằng ngày chuyên tu thiền định, ở chùa này đã mấy năm mà khơng ai hay biết, riêng chỉ có Cảm Thành là thị giả thì rất rõ cơng hạnh tu tập của Ngài và hết lịng cung kính. Cảm Thành âm thầm hầu thầy và tu học, rồi nắm rõ huyền cơ, được hết yếu chỉ thiền. Lúc sắp viên tịch, thiền sư Vô