Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 27 - 33)

1 Phức cảm Ơdíp là ham muốn tình dục vô thức của một đứa bé đối với bố mẹ thuộc giới tính khác với nó

1.3. Các khái niệm đƣợc dùng trong luận án

1.3.1. Khái niệm tín ngưỡng dân gian

Tín ngƣỡng dân gian là một khái niệm dùng để chỉ những loại hình tín ngƣỡng đã có từ lâu đời của ngƣời Việt nhƣ tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngƣỡng thờ thần nông nghiệp… Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận về khái niệm này. Một số cho rằng, không hề tồn tại một loại hình tín ngƣỡng nào gọi là “tín ngƣỡng dân gian”, bởi vì, không giống nhƣ trong văn học nghệ thuật có văn học dân gian, nghệ thuật dân gian, văn học nghệ thuật bác học, tín ngƣỡng không thể chia thành tín ngƣỡng dân gian, tín ngƣỡng bác học, tín ngƣỡng quý tộc. Chỉ có một loại hình tín ngƣỡng duy nhất, đó là tín ngƣỡng của cộng đồng ngƣời [16, tr. 25]. GS Đặng Nghiêm Vạn cũng đồng ý với loại ý kiến này khi cho rằng “thuật ngữ tín ngƣỡng dân gian cần đƣợc bàn lại”[125, tr. 23].

Mặc dù vậy, thuật ngữ tín ngƣỡng dân gian đã đƣợc dùng khá phổ biến trong các công trình khoa học cũng nhƣ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu đã sử dụng thuật ngữ này nhƣ: Mai Thanh Hải [28, tr. 624], Nguyễn Đức Lữ [66, tr. 12], Nguyễn Tri Nguyên [79, tr. 28], Trần Đăng Sinh [96, tr. 20], Lê Nhƣ Hoa [38, tr. 23], Vƣơng Hoàng Trù [121, tr. 26], Đinh Gia Khánh [50, tr. 9], Võ Thị Hiệp [33, tr. 12],

Một số tác giả khác thì không dùng thuật ngữ tín ngƣỡng dân gian mà dùng thuật ngữ tín ngƣỡng dân dã nhƣ Nguyễn Minh San. “Tín ngƣỡng dân dã”, thực chất là một cách gọi khác của tín ngƣỡng dân gian, bởi vì, chính

theo tác giả giải thích, “khái niệm tín ngƣỡng dân dã mà chúng tôi dùng .. là để chỉ chung các loại hình tín ngƣỡng trên (tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên, tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời)” [93, tr. 8-9]. Tác giả cho rằng, “tín ngƣỡng dân dã là sản phẩm văn hoá của ngƣời Việt trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội… Trải qua trƣờng kỳ lịch sử, bao biến thiên của xã hội, bao lần tiếp xúc và giao lƣu văn hoá cùng dâu bể của cuộc đời, các tín ngƣỡng của ngƣời Việt nói chung vẫn luôn vận động, bám sát cuộc sống, phát triển cùng cuộc sống. Nhiều lớp văn hoá khác nhau đã tích hợp hoặc chồng, lấp lên nhau trong một loại hình tín ngƣỡng” [93, 16-17].

Nhƣ vậy có thể thấy rằng còn rất nhiều cách hiểu khác nhau về việc có hay không có, đúng hay không đúng khi sử dụng thuật ngữ tín ngƣỡng dân gian dƣới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Và, mặc dù việc tranh luận vẫn chƣa đến hồi ngã ngũ, nhƣng tác giả luận án vẫn sử dụng thuật ngữ này để chỉ đối tƣợng nghiên cứu đề tài của mình.

Tín ngưỡng dân gian đƣợc hiểu là loại hình tín ngƣỡng ra đời từ rất sớm trong lịch sử, tồn tại chủ yếu ở cộng đồng làng xã, có khả năng tự biến đổi theo hoàn cảnh bởi sự bổ sung những tri thức mang tính trực quan, đời thƣờng của những ngƣời lao động (trƣớc hết là nông dân) trong quá trình sinh sống, sản xuất, và, thƣờng gắn liền với các sinh hoạt văn hoá, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cƣ.

1.3.2. Khái niệm tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

- Người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ là cộng đồng ngƣời Việt (Kinh) sống trên địa bàn các tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, một phần Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.

- “Mẫu” là danh từ gốc Hán Việt đƣợc hiểu là mẹ, hay mụ, mạ, mế, dùng để chỉ ngƣời phụ nữ đã sinh thành ra một ngƣời nào đó, là tiếng xƣng hô của ngƣời con đối với ngƣời mẹ đã sinh ra mình. “Mẫu” cũng có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn đó là sự tôn vinh, tôn xƣng một nhân vật nữ nào đó (có thật hoặc không có thật) nhƣ: Mẫu Âu Cơ, Mẫu Liễu Hạnh… Không chỉ dừng lại là tiếng xƣng hô hay sự tôn vinh, Mẫu còn đƣợc dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hoá không ngừng của vạn vật.

- Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ là một loại hình tín ngƣỡng dân gian đƣợc tích hợp bởi các lớp tín ngƣỡng thờ Nữ thần, thờ Mẫu thần và thờ Tam phủ - Tứ phủ với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng của Mẫu - đấng sáng tạo, bảo trợ cho sự tồn tại và sinh thành của tự nhiên, xã hội và con ngƣời.

- Thờ Nữ thần là lớp thờ nằm trong tín ngƣỡng thờ Mẫu xuất hiện sớm nhất, có đối tƣợng đƣợc thờ cúng là những vị thần có tính nữ.

- Thờ Mẫu thần là lớp thờ nằm trong tín ngƣỡng thờ Mẫu xuất hiện muộn hơn lớp thờ Nữ thần, có đối tƣợng đƣợc thờ cúng là những vị thần có tính nữ nhƣng đƣợc dân gian tôn xƣng là Mẫu thần. Thờ Mẫu thần là sự phát triển từ thờ Nữ thần

- Thờ Tam phủ - Tứ phủ là lớp thờ ra đời khoảng thế kỷ XVI thể hiện sự phát triển tƣơng đối hoàn thiện của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Từ rất nhiều các vị Nữ thần và Mẫu thần, ngƣời Việt đã khái quát và trƣng cất lên còn ba (Tam), bốn (Tứ) vị Thánh Mẫu cai quản ba hay bốn vùng (phủ) gồm: Mẫu Thƣợng Thiên cai quản vùng Trời (Thiên phủ), Mẫu Thƣợng Ngàn cai quản vùng Rừng (Nhạc phủ), Mẫu Thoải cai quản vùng Nƣớc (Thoải phủ) và Mẫu Địa cai quản vùng Đất (Địa phủ).

Trong ba lớp thờ của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ thì lớp thờ Tam phủ - Tứ phủ là lớp thờ đã thể hiện tƣơng đối rõ

nét những quan niệm về nhân sinh, về thế giới cũng nhƣ những mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên, với cộng đồng xã hội. Chính vì vậy, khi đi sâu vào phân tích và làm rõ những khía cạnh triết học trong tín ngƣỡng thờ Mẫu, luận án chủ yếu khai thác và phân tích vào nội dung, nghi lễ và điện thờ của lớp thờ Tam phủ - Tứ phủ.

Mặt khác, do đây là một loại hình tín ngƣỡng dân gian nên sự khác biệt vùng miền là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, những nghi lễ, điện thờ,.… trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ mà luận án sử dụng làm căn cứ để nghiên cứu là những nội dung mang tính phổ biến, đã lƣợc bỏ những yếu tố mang tính vùng miền trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ.

- Hầu bóng hay hầu đồng (lên đồng) là nghi lễ chính của tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung và lớp thờ Tam phủ - Tứ phủ nói riêng, là hiện tƣợng nhập hồn nhiều lần của nhiều vị thần linh – các vị Thánh Tam phủ - Tứ phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng; là sự tái hiện lại hình ảnh các vị Thánh nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ tin theo Mẫu.

- Ông đồng, bà đồng là những con nhang đệ tử có căn đồng và đã ra trình đồng mở phủ.

- Con nhang, đệ tử: Con nhang là những ngƣời tin theo Thánh Mẫu, đã làm lễ Đội bát nhang (Tôn nhang bản mệnh), gửi bát nhang của mình vào một đền phủ nào đó để thờ thần linh Tứ phủ che chở. Đệ tử là những ngƣời tin theo Thánh Mẫu, nhƣng chƣa gửi bát nhang vào đền phủ nào cả.

- Thủ nhang, đồng đền Ngƣời cai quản các ngôi đền, phủ và tổ chức các nghi thức hành lễ.

- Giá đồng Là khoảng thời gian từ lúc Thánh nhập (giáng) vào thân xác ông đồng, bà đồng để làm việc Thánh, phán truyền và ban lộc cho đến khi Thánh thăng.

- Cung văn là những ngƣời sáng tạo, thực hiện các bản văn và hệ thống các làn điệu tƣơng ứng ca ngợi công đức, đặc điểm và quyền năng của các vị Thánh đang nhập đồng trong nghi lễ hầu đồng.

- Hầu dâng (Tứ trụ) Là những tín đồ của tín ngƣỡng thờ Mẫu, nắm vững các quy trình của nghi lễ, có nhiệm vụ giúp việc cho các ông đồng, bà đồng trong các giá đồng nhƣ: thắp hƣơng, dâng rƣợu, trầu, thuốc lá, thay lễ phục, phát lộc cho những ngƣời tham gia…Thông thƣờng, trong mỗi buổi hầu đồng thƣờng có bốn hầu dâng (trong một số trƣờng hợp có thể có hai hầu dâng) ngồi bốn góc xung quanh ông đồng, bà đồng.

Tiểu kết chương 1

Tín ngƣỡng dân gian nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng đã và đang đƣợc khá nhiều các tác giả nghiên cứu dƣới những góc độ tiếp cận khác nhau. Thông qua việc đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh có thể khẳng định cho đến nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ một cách có hệ thống khi chỉ ra sự giải thích về tự nhiên, về con ngƣời, về mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên và mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội, cũng nhƣ những xu hƣớng vận động của nó trong giai đoạn hiện nay.

Với thực trạng tình hình nghiên cứu đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài

“Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ” làm đề tài nghiên cứu là không trùng lặp và có tính mới so với các công trình khoa học trƣớc đây đã công bố.

Để thực hiện đƣợc mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu mà luận án đặt ra, nghiên cứu sinh đã lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín ngƣỡng, tôn giáo làm cơ sở lý luận bên cạnh việc sử dụng các lý thuyết, các phƣơng pháp nghiên

cứu mang tính liên ngành triết học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, nhân học… để triển khai nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận án.

Mặc dù còn nhiều sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ, nhƣng luận án đã cố gắng chỉ ra những định nghĩa mang tính công cụ mà nghiên cứu sinh sử dụng trong luận án nhƣ: tín ngƣỡng dân gian, tín ngƣỡng thờ Mẫu….

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)