Lịch sử phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 66 - 69)

KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

2.2. Lịch sử phát triển, điện thờ và một số nghi lễ cơ bản của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

2.2.1. Lịch sử phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ

Lịch sử phát triển của tôn giáo (theo nghĩa rộng) cho thấy tín ngƣỡng thờ Nữ thần xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội. Ngay từ thời kỳ của

xã hội nguyên thuỷ ở giai đoạn Mẫu hệ ngƣời ta đã thấy dấu hiệu của tục thờ Nữ thần. Giai đoạn lịch sử này phụ nữ giữ vai trò là ngƣời tổ chức, quản lý xã hội, hay theo ngôn ngữ chính trị học thì họ là kẻ lãnh đạo. Cũng ở thời kỳ này trồng trọt và hái lƣợm là phƣơng thức tạo nguồn thức ăn thƣờng xuyên cho cả thị tộc, những hoạt động này lại gắn chặt quan hệ con ngƣời với tự nhiên, mà thƣờng xuyên và trực tiếp là ngƣời phụ nữ. Với đặc trƣng của hoạt động ấy đã tạo ra cho họ một niềm tin, một khát vọng ở sự sinh sôi nảy nở của sản vật tự nhiên để phục vụ cho con ngƣời, mà sự sinh sôi ấy đƣơng nhiên là giống cái,

là nữ thần.

Ở Việt Nam, việc thờ Nữ thần nói chung, nữ thần vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng đƣợc ra đời từ rất sớm trong lịch sử. Dù thời điểm ra đời của lớp thờ Nữ thần trong tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ còn có nhiều tranh luận, nhƣng đa phần các nhà nghiên cứu đều cho rằng lớp thờ Mẫu thần là sự phát triển cao hơn từ lớp thờ Nữ thần. Bởi vì, cũng giống nhƣ các cộng đồng ngƣời khác trên thế giới, ngƣời Việt cổ, trên cơ sở những cảm nhận trực quan về sự sinh sản, sinh nở của ngƣời mẹ trong lao động sản xuất và trong đời sống cộng đồng, đã xuất hiện ý thức về sự sinh sôi nảy nở và phát triển của vạn vật xung quanh mình. Họ nhận thấy rằng, ngƣời mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai, sinh nở, nuôi dƣỡng và che chở cho con cái của mình nói riêng và cho cả cộng đồng thị tộc, bộ lạc (thời kỳ mẫu hệ) nói chung. Chính vì vậy, họ đã gán danh xƣng Mẹ, Mẫu cho tất cả những gì mà họ mong muốn có sự sinh sôi, nảy nở, bao bọc và che chở cho cuộc sống của họ và của cộng đồng.

Chúng ta có thể vẫn thấy dấu tích này trong những danh xƣng nhƣ: Mẹ cây, Mẹ đất, Mẹ nƣớc, Mẹ núi rừng, Mẹ lúa, Mẹ chim, Mẹ cá, Mẹ xứ sở… Mặc dù đồng nhất Mẹ, Mẫu với tự nhiên, vũ trụ (Bà mây, Bà mƣa, Bà sấm, Bà chớp; Bà Nữ Oa vá trời đắp núi, khơi sông); với bản thể vũ trụ (Bà kim,

Bà mộc, Bà thuỷ, Bà hoả, Bà thổ) nhƣng Mẫu ở đây không phải là ngƣời mang tính sáng thế mà chỉ mang tính đùm bọc, che chở và sinh sôi nảy nở mà thôi.

Danh xƣng Mẫu không chỉ đƣợc gắn với những hiện tƣợng tự nhiên, với vũ trụ mà nó còn đƣợc gắn với những bà mẹ đã có công trong việc sinh thành ra dân tộc: Mẹ Âu Cơ đẻ ra một trăm trứng hình thành dân tộc Việt, Pô- Inƣ - Nƣga là Mẹ xứ sở của dân tộc Chăm. Và cả những bà mẹ có công trong đánh giặc ngoại xâm và xây dựng, bảo vệ đất nƣớc: Hai Bà Trƣng, Bà Triệu, Bà Chúa kho, Ỷ Lan, Dƣơng Vân Nga, Bùi Thị Xuân…

Trong số các nữ thần (có thể là nhiên thần, có thể là nhân thần) thì một số vị đƣợc tôn vinh là Vƣơng Mẫu (Bà Mẹ Thánh Gióng, tƣớc hiệu là Thiên thần Vƣơng Mẫu); Quốc Mẫu (Mẹ Âu Cơ, Bà Phạm Thị Ngọc Trầm, Hoàng hậu, vợ cả của Lê Thái Tổ, mẹ vua Lê Thánh Tông); Thánh Mẫu (Thánh Mẫu Liễu Hạnh).

Nhƣ vậy, Mẫu là nữ thần, nhƣng không phải tất cả nữ thần đều là Mẫu. Bởi vì chỉ những nữ thần là chủ thể của sinh nở mới đƣợc tôn là Mẫu. Danh xƣng Mẫu gắn với chức năng sinh đẻ, chăm sóc, nuôi dạy con cái. Còn trong số các nữ thần có những vị không bao hàm yếu tố này nhƣ những “Bà cô” (là những ngƣời phụ nữ không có chồng, con hoặc phụ nữ bị chết trẻ chƣa có chồng).

Đến thế kỷ XVI, với sự xuất hiện của hình tƣợng Thánh Mẫu Liễu Hạnh thì tín ngƣỡng thờ Mẫu đã phát triển lên một trình độ mới thông qua lớp thờ Tam phủ - Tứ phủ. Tam phủ gồm: vùng trời (Phủ Thƣợng Thiên) với Thánh Mẫu Thƣợng Thiên (đứng đầu và cai quản), vùng rừng (Nhạc Phủ) với Thánh Mẫu Thƣợng Ngàn (đứng đầu và cai quản), vùng nƣớc (Thủy (Thoải)

Phủ) với Mẫu Thoải (đứng đầu và cai quản)2. Tứ Phủ là Tam phủ và vùng đất (Địa Phủ) với Mẫu Địa (đứng đầu và cai quản). Cũng có ý kiến cho rằng Tứ Phủ gồm: Tam phủ cùng với một phủ mới là Nhân Phủ (do Mẫu Liễu Hạnh đứng đầu) [65, tr. 1].

Theo truyền thuyết, Mẫu Liễu Hạnh là công chúa con gái thứ hai của Ngọc Hoàng vì lỡ làm vỡ chén ngọc mà bị đày xuống trần gian đầu thai làm con gái nhà Lê Thái Tông tại làng An Thái, xã Vân Cát, huyện Vụ Bản, Nam Định. Khi còn trẻ, bà cũng nhƣ mọi ngƣời con gái khác, cũng chăn tằm, dệt vải, trồng rau, cấy lúa, nhƣng bà có một sắc đẹp hơn ngƣời với đủ tài văn thơ, đàn nhạc. Khi có chồng, có con, bà là một ngƣời phụ nữ yêu chồng, thƣơng con, hiếu thảo với cha mẹ. Khi hiển thánh về trời, bà thƣờng đi chu du nơi sơn cùng thuỷ tận. Với khả năng phép thuật cao siêu, bà thƣờng cứu giúp những ngƣời hiền lành, yếu đuối, che chở cho họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn…Đồng thời cũng trừng phạt những kẻ gian ác, những ngƣời không tôn trọng quyền năng của bà, nhất là những ngƣời đàn ông có tính “trăng hoa”.

Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hình thành và phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu từ lớp thờ Nữ thần đến lớp thờ Mẫu thần và sau này là lớp thờ Tam Phủ - Tứ Phủ không chỉ đơn giản là sự khái quát và thay đổi nghi lễ và điện thờ, mà hơn thế nữa, đó chính là sự phản ánh tiến trình lịch sử của xã hội ngƣời Việt.

Theo đó, nếu nhƣ thời kỳ đầu (thời nguyên thủy), khi cuộc sống của ngƣời Việt cũng nhƣ các cƣ dân trên thế giới (với phƣơng thức sản xuất chủ yếu là săn bắt và hái lƣợm) còn phụ thuộc rất nhiều vào vào các yếu tố của tự nhiên nhƣ cây cối, đất đá, động vật, thời tiết… thì vai trò của ngƣời phụ nữ,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)