KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.1. Những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
NGƢỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
2.1. Những cơ sở ảnh hƣởng đến sự hình thành và tồn tại tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
2.1.1. Sự ảnh hưởng của điều kiện địa – văn hóa, kinh tế - xã hội đối với quá trình hình thành và tồn tại tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ
*. Ảnh hưởng của điều kiện địa - văn hóa
Có thể thấy rằng trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, con ngƣời luôn chịu sự tác động của hai mối quan hệ cơ bản, đó là mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời (mối quan hệ trong xã hội) và mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên.
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, khi bàn về sự ảnh hƣởng của giới tự nhiên đến cuộc sống của con ngƣời cũng nhƣ nói về sự khác nhau giữa con ngƣời và con vật trong mối quan hệ với giới tự nhiên, C.Mác đã nhận xét: “Về mặt thể xác, thì con ngƣời cũng giống nhƣ con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con ngƣời (cũng nhƣ con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ, (…). Cũng nhƣ về mặt lý luận, thực vật, động vật, đá, không khí, ánh sáng… là một bộ phận của ý thức con ngƣời, một phần với tính cách là đối tƣợng của khoa học tự nhiên, một phần với tính cách là đối tƣợng của nghệ thuật, là giới tự nhiên tinh thần vô cơ của con ngƣời, là món ăn mà con ngƣời phải chuẩn bị trƣớc rồi mới ăn và tiêu hóa đƣợc, - về mặt thực tiễn, những cái đó cũng là một bộ phận của đời sống con ngƣời và của hoạt động con ngƣời. Về thể xác, con ngƣời chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy, dù là dƣới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở… Về mặt thực
tiễn, tính phổ biến của con ngƣời biểu hiện ra chính ở cái tính phổ biến biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con ngƣời, vì thứ nhất, giới tự nhiên là tƣ liệu sinh sống trực tiếp đối với con ngƣời, và thứ hai giới tự nhiên là vật liệu, đối tƣợng, và công cụ của hoạt động sinh sống của con ngƣời” [75, tr. 134-135].
Nhƣ vậy, thông qua quá trình tác động vào giới tự nhiên - những điều kiện địa lý, môi trƣờng khí hậu mà con ngƣời đang sống - con ngƣời mới có thể trở thành con ngƣời theo đúng nghĩa của nó, tức là con ngƣời sáng tạo ra các phƣơng thức sản xuất vật chất và các hoạt động tinh thần của mình.
Để có thể tồn tại và phát triển đƣợc trong những môi trƣờng địa lý nhất định, con ngƣời phải tìm cách thích nghi với những điều kiện đó. Căn cứ vào những yếu tố địa lý, khí hậu khác nhau mà con ngƣời tìm ra những phƣơng thức sống khác nhau sao cho phù hợp, đó chính là phƣơng thức sản xuất, cách thức tụ cƣ, lối sống, tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo…. Nói cách khác, chính môi trƣờng tự nhiên đã tạo ra thần thái, bản sắc của mỗi nền văn hóa. Vì vậy, để có thể nghiên cứu, tìm hiểu về một loại hình tín ngƣỡng, tôn giáo nào đó thì không thể không nghiên cứu những yếu tố thuộc về địa – văn hóa của nơi mà nó đƣợc sinh ra.
Đồng bằng Bắc bộ là một vùng đất chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển cả về kinh tế, văn hoá lẫn quân sự của Việt Nam trong lịch sử cũng nhƣ ở hiện tại. Sau hàng triệu năm hình thành và hàng nghìn năm khai phá của ngƣời Việt, vùng đồng bằng Bắc bộ đƣợc kiến tạo nên bởi sông Hồng và sông Thái Bình bao gồm phần bằng, trũng của các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, một phần Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.
Với sự bồi đắp phù sa lớn hàng năm của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, đất đai vùng đồng bằng Bắc bộ có độ màu mỡ, phì nhiêu rất cao.
Theo tác giả Diệp Đình Hoa, lƣợng phù sa trung bình mà sông Hồng bồi đắp ƣớc tính khoảng 100 triệu tấn/năm, độ PH trung tính (7,0), lƣợng đạm 14g/m3
, lƣợng mùn 2,76 – 3,84g/m3
. Phù sa của sông Thái Bình có độ PH thấp hơn (4,2-6,0). Đất ngoài đê giàu dinh dƣỡng (nhiều N, P, K), điều kiện cơ giới nhẹ. Đất nội đồng là đất thích hợp cho việc trồng lúa nƣớc [37, tr. 26].
Còn theo tác giả Vũ Tự Lập thì đất phù sa mới đƣợc tập trung tại vùng trung tâm của đồng bằng Bắc bộ (tổng diện tích khoảng 642.000 ha), trong đó phù sa sông Hồng chiếm 455.000 ha, còn các con sông khác chiếm 187.000 ha. Có khoảng 351.000 ha đất cao thoát nƣớc tốt (trên ½ đất phù sa), 210.000 ha đất thấp ít thoát nƣớc và khoảng 81.000 ha đất trũng úng khó thoát nƣớc. Trong số diện tích đất của vùng đồng bằng Bắc bộ thì đất phù sa sông Hồng đƣợc đánh giá là có độ màu mỡ tốt, còn đất phù sa sông Thái Bình thì chua hơn, nghèo phì nhiêu hơn. Đất vùng trũng úng thƣờng có nguồn gốc phù sa sông – hồ cũ, thành phần cơ giới nặng, đất chua, mùn và đạm khá nhƣng rất nghèo lân. Còn đất phía bắc sông Hồng và sông Đuống là đất phù sa cổ, đƣợc khai thác từ hàng nghìn năm nên đã bạc màu, đất xám trắng, thành phần cơ giới nhẹ, phản ứng chua. Nếu muốn sử dụng thì phải bón phân, nhất là phân hữu cơ và bùn ao để cải tạo [59, tr. 20-21].
Với đặc thù về địa hình nhƣ vậy nên ngay từ rất sớm, ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ đã lấy việc trồng lúa nƣớc là phƣơng thức sản xuất chính của mình. Tất nhiên, nếu chỉ có yếu tố đất không thì không thể thực hiện đƣợc việc canh tác cây lúa, mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó chính là khí hậu đã tạo nên phƣơng thức trồng lúa nƣớc từ rất sớm của ngƣời Việt.
Khí hậu của vùng đồng bằng Bắc bộ đƣợc chia làm bốn mùa tƣơng đối rõ nét với nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 – 23,50C và lƣợng mƣa trung bình năm là 1400-2000m/m [59, tr. 11]. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa nhƣ vậy đã tạo nên những cánh rừng rậm nhiều chim thú thuận lợi cho
việc săn bắt, hái lƣợm của ngƣời Việt cổ và sau này là việc chăn nuôi, trồng lúa nƣớc và nhiều cây nhiệt đới khác.
Tuy nhiên, cũng chính đặc điểm khí hậu này lại là một trở ngại lớn đối với ngƣời nông dân trồng lúa nƣớc ở vùng đồng bằng Bắc bộ. Mặc dù thời tiết đƣợc chia làm bốn mùa tƣơng đối rõ rệt nhƣng do bị chi phối bởi chế độ gió mùa là những khối không khí từ nơi xa đến nên ngày bắt đầu và kết thúc của các mùa cũng nhƣ thời tiết của từng năm bị thay đổi phụ thuộc và nhịp điệu và cƣờng độ của các luồng gió mùa. Sẽ có những năm rét sớm, có năm lại rét muộn, có năm rét đậm và kéo dài, nhƣng có năm lại ấm áp. Cũng nhƣ vậy đối với lƣợng nƣớc mƣa, có năm mƣa sớm, có năm mƣa muộn, có năm mƣa nhiều gây úng lụt, có năm mƣa ít gây hạn hán. Bên cạnh đó, do nằm cạnh một bờ biển dài nên ảnh hƣởng của bão cũng không nhỏ đối với cƣ dân vùng đồng bằng Bắc bộ.
Với sự thất thƣờng của thời tiết nhƣ trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất trồng lúa nƣớc của nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ. Điều này đã tạo cơ sở cho sự hình thành lối sống cần cù, tiết kiệm, tích trữ (ăn bữa nay lo bữa mai) trong lối sống của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ. Ngƣời Việt thƣờng nhắc nhở con cháu của mình rằng:
Được mùa chớ phụ ngô khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng
Hay:
Mồng 9 tháng 9 có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn Mồng 9 tháng 9 không mưa Thì con bán cả cày bừa đi buôn.
Chính sự phụ thuộc rất lớn của việc trồng lúa vào thời tiết đã tạo ra cơ sở cho việc sản sinh ra rất nhiều các loại hình tín ngƣỡng dân gian nhƣ: tín
ngƣỡng thờ thần tự nhiên, tín ngƣỡng phồn thực, tín ngƣỡng thờ Thành hoàng làng và tín ngƣỡng thờ Mẫu.
Mặt khác, do tín ngƣỡng dân gian nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng thƣờng gắn với những nhận thức rất cụ thể (đôi khi là trực quan cảm tính) của con ngƣời về môi trƣờng (tự nhiên và xã hội), với những ƣớc muốn thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, nên với những điều kiện địa tự nhiên khác nhau thì sẽ hình thành nên những vị thần linh với những ƣớc vọng và mong muốn mà con ngƣời đặt vào đó là khác nhau. Cũng là tín ngƣỡng thờ Mẫu, nhƣng ở những vùng địa lý khác nhau thì việc thể hiện niềm tin và mong muốn của tín đồ là khác nhau.
Nếu nhƣ tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ phát triển từ tín ngƣỡng thờ Nữ thần lên Mẫu thần và tƣơng đối hoàn thiện ở Tam Phủ - Tứ Phủ, thì ở Trung bộ, tín ngƣỡng thờ Mẫu lại không có sự hiện diện của Mẫu Tam Phủ - Tứ Phủ mà cơ bản chỉ có hai lớp thờ: Nữ thần (với Tứ Vị Thánh Nƣơng, Bà Ngũ Hành…) và Mẫu thần (với Thiên Yana, Pô Inƣ Nƣgar). Những vị thần này đƣợc thờ chủ yếu ở những cƣ dân ven biển hoặc ở những làng ven sông lớn nằm sâu trong đồng bằng.
Với tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Nam bộ thì không những không có lớp thờ Tam Phủ - Tứ Phủ (giống nhƣ ở Trung bộ), mà sự phân biệt giữa lớp thờ Nữ thần và Mẫu thần còn tƣơng đối mờ nhạt. GS Ngô Đức Thịnh, trên cơ sở danh xƣng cũng nhƣ sự tôn vinh mà dân gian thƣờng gọi đối với các vị thần linh mà chia thành Mẫu thần (gồm: Bà Chúa Ngọc, Bà Chúa Xứ, Bà Đen – Linh Sơn Thánh Mẫu, Bà Thiên Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ) và Nữ thần (gồm Bà Ngũ Hành, Bà Thủy Long, Tứ Vị Nƣơng Nƣơng, Trinh Nữ Nƣơng Nƣơng, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô…) [107, tr. 45-52].
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mặc dù điều kiện địa - tự nhiên, địa - văn hóa của vùng đồng bằng Bắc bộ không phải là yếu tố trực tiếp làm nảy sinh tín
ngƣỡng thờ Mẫu, nhƣng nó cũng là một nhân tố rất quan trọng tạo nên sắc thái, nội dung và thậm chí cả sức sống của loại hình tín ngƣỡng này trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ.
*. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội
Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, khi phê phán triết học của Hêghen, C.Mác viết: “Trong tôn giáo, ngƣời ta biến cái thế giới kinh nghiệm của mình thành một cái gì đó chỉ có trong tƣ tƣởng, trong tƣởng tƣợng đối lập với họ nhƣ một cái gì đó xa lạ. Để giải thích điều đó, không thể lại dùng những khái niệm khác, không thể lại dùng “tự ý thức”, hoặc những cái nhảm nhí tƣơng tự nhƣ thế đƣợc, mà phải xuất phát từ toàn bộ phƣơng thức sản xuất và giao tiếp hiện đang tồn tại, phƣơng thức sản xuất và giao tiếp này không phụ thuộc vào khái niệm thuần túy, cũng nhƣ việc phát minh ra máy dệt tự động và việc sử dụng đƣờng sắt không phụ thuộc vào triết học Hêghen. Nếu quả ông ta muốn nói về “bản thể” của tôn giáo, tức là nói về cơ sở vật chất của cái bản thể hƣ ảo ấy thì ông ta phải tìm nó, không phải trong “bản thể của Con ngƣời”, cũng không phải trong những tân từ của thƣợng đế, mà là chỉ trong thế giới vật chất mà mỗi giai đoạn phát triển của tôn giáo đều thấy nó đã tồn tại”[70, 214-215]. Trong rất nhiều bài viết của mình, C.Mác và Ănghen luôn nhấn mạnh rằng tôn giáo nói riêng, đời sống tinh thần nói chung luôn đƣợc xuất phát và phản ánh những tồn tại xã hội nhất định. Chính vì vậy, chúng ta chỉ có thể giải thích cái tôn giáo nói riêng, cái đời sống tinh thần nói chung ấy một cách đúng đắn và khoa học khi chúng ta giải thích cái cơ sở vật chất mà trên đó nó đƣợc sinh ra, tồn tại và phát triển.
Chính vì vậy, khi giải thích về sự hình thành và phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc giải thích dựa trên những điều kiện địa - văn hóa mà còn phải gắn nó với những đặc trƣng của phƣơng thức sản xuất trồng lúa nƣớc tiểu nông Bắc bộ.
“Ngƣời Việt” vốn là danh từ dùng để chỉ những tộc ngƣời sống ở vùng hạ lƣu sông Trƣờng Giang và là những cƣ dân thuộc nền văn minh trồng lúa nƣớc, khác biệt với cƣ dân thuộc nền văn minh trồng kê ở vùng Trung Nguyên. Những tộc ngƣời Việt này (còn đƣợc gọi là Bách Việt) phân bố trên một vùng khu vực có diện tích rộng lớn thuộc Đông Nam Á thời cổ, với nền kinh tế chủ yếu là trồng lúa nƣớc. Bách Việt, trong quá trình giao lƣu, tiếp xúc với những tộc ngƣời thuộc nền văn minh trồng kê ở Trung Nguyên đã có sự phân hoá thành hai nhóm: Việt phƣơng Bắc và Việt phƣơng Nam.
Ngƣời Việt phƣơng Bắc trong lịch sử phát triển của mình dƣới sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ của ngƣời Hán ở Trung Nguyên (có trình độ phát triển văn hoá cao hơn rất nhiều) đã dần dần bị Hán hoá và không còn giữ đƣợc bản sắc của riêng mình nữa. Ngƣời Việt phƣơng Nam để tránh các cuộc chinh phạt liên miên và âm mƣu đồng hoá ngƣời Việt của ngƣời Trung Nguyên, cũng nhƣ để phát triển về kinh tế (trồng lúa nƣớc, săn bắt và hái lƣợm) nên đã dịch chuyển dần xuống phía Nam để hình thành nên nhà nƣớc Văn Lang - Âu Lạc sau đó, cũng nhƣ dân tộc Việt hiện nay.
Theo các tƣ liệu khảo cổ học thì cách khoảng từ 20 đến 15 nghìn năm trƣớc công nguyên, con ngƣời đã cƣ trú trên một địa bàn rất rộng trong các hang động núi đá vôi và các đồi gò của vùng trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Các nhà khoa học gọi nền văn hóa tiêu biểu cho thời kỳ này là văn hóa Sơn Vi. Trong nền văn hóa Sơn Vi, phƣơng thức sống của ngƣời Sơn Vi là săn bắt và hái lƣợm. Công cụ sản xuất của họ đƣợc chế tác từ đá cuội. Dựa vào kỹ thuật chế tác công cụ của cƣ dân Sơn Vi, có thể thấy rằng họ đã có tƣ duy phân loại. Tƣ duy phân loại này thể hiện trong lựa chọn nguyên liệu đá và trong sự đa dạng của các loại hình công cụ. Ngƣời nguyên thuỷ đã biết dùng lửa. Họ chôn ngƣời ngay trong nơi cƣ trú. Thức ăn chủ yếu là nhuyễn thể, những cây, quả, hạt và một số các loại động vật vừa và nhỏ [138, tr. 82].
Trong giai đoạn tiền sử cách đây trên dƣới một vạn năm, ở các tỉnh miền núi nƣớc ta (Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Hà Tây…) đã xảy ra một cuộc cách mạng về phƣơng thức sản xuất cũng nhƣ kỹ thuật sản xuất. Tiêu biểu cho giai đoạn này là nền văn hóa Hòa Bình. Cƣ dân Hòa Bình chủ yếu sống trong hang động núi đá vôi. Họ thích cƣ trú trong các khu vực gần cửa hang, thoáng đãng, có ánh sáng. Ngƣời Hòa Bình sống chủ yếu bằng các hoạt động săn bắt thú rừng và hái lƣợm cây, củ, quả có sẵn trong tự nhiên. Đây là giai đoạn con ngƣời vẫn còn mang những đặc tính con vật và phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Cùng với sự tiến hoá về cơ thể sinh học, sự tích luỹ ngày cành nhiều về kinh nghiệm sống cũng nhƣ sự tiến bộ trong việc chế tác công cụ lao động đã giúp cho ngƣời Hoà Bình dần dần phát hiện ra nghề nông, từng bƣớc thuần hoá các loại cây rau, củ, quả và lúa nƣớc trong tự nhiên, chuyển từ hoạt động kinh tế săn bắt, hái lƣợm sang hoạt động sản xuất nông nghiệp; chủ động gieo trồng các loại cây nông nghiệp phục vụ cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng. Gần đây, ngƣời ta đã tìm thấy hạt và quả của nhiều loại cây thuộc họ rau đậu và họ bầu bí, đƣợc coi là đã thuần dƣỡng trong một số di