Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 162 - 178)

2 Theo cách giải thích của GS Trần Lâm Biền thì Tam Phủ đƣợc hiểu là Thiên phủ, Địa phủ, Thoải phủ với những vị thần tính nam (chính là sự phân thân của Ngọc Hoàng) cai quản Và, theo ông thì hệ thống Tam Phủ

4.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng

tiêu cực trong sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu của ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay

4.2.1. Một số kiến nghị nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ trong giai đoạn hiện nay

Để có thể phát huy đƣợc những giá trị cũng nhƣ hạn chế đƣợc những tác động tiêu cực của tín ngƣỡng thờ Mẫu đối với xã hội và con ngƣời thì không chỉ trông chờ vào cơ quan quản lý nhà nƣớc mà phải là sự kết hợp của nhiều biện pháp, nhiều phía bao gồm cả những ngƣời quản lý, nhà nghiên cứu về văn hóa, tôn giáo, những ông đồng, bà đồng, những con công đệ tử của thánh Mẫu đến cả quần chúng nhân dân – những ngƣời có nhu cầu tìm đến với Mẫu.

Thứ nhất, cần phải khẳng định rằng: Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian đƣợc hình thành từ rất sớm trong lịch sử, đã và đang thỏa mãn nhu cầu tâm linh của một bộ phận quần chúng nhân dân.

Lịch sử đã cho thấy đã có rất nhiều triều đại phong kiến Việt Nam tìm cách hạn chế cũng nhƣ cấm đoán loại hình tín ngƣỡng này, nhƣng nó vẫn đƣợc bảo tồn và lƣu giữ trong dân gian, và khi có điều kiện là lại bung ra và phát triển mạnh mẽ. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của nó đối với đời sống tinh thần của ngƣời nông dân Việt cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Tín đồ

khi gặp khó khăn trong cuộc sống, họ tìm đến với các vị Thánh Mẫu với mong muốn các vị sẽ ban cho họ sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và sự thịnh vƣợng trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, tín ngƣỡng thờ Mẫu không chỉ dừng lại là một loại hình tín ngƣỡng để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, mà, trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, tín ngƣỡng thờ Mẫu đã không ngừng tiếp nhận, tích hợp nhiều hiện tƣợng văn hóa ngoại sinh, biến nó trở thành một “bảo tàng sống” bảo tồn và di dƣỡng rất nhiều các giá trị văn hóa dân tộc. Thông qua các công trình kiến trúc của điện phủ, qua các trang phục, điệu múa và đặc biệt là các bài hát văn trong hầu đồng…, những giá trị văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể của ngƣời Việt đƣợc khẳng định, nuôi dƣỡng và truyền lại cho các thế hệ con cháu sau này.

Không những vậy, với niềm tin thiêng liêng vào quyền năng sáng tạo của các vị Thánh Mẫu đã phần nào phản ánh đƣợc những quan niệm nguyên sơ về vũ trụ luận cũng nhƣ thể hiện đƣợc những ý thức nhân sinh sâu sắc của ngƣời Việt nói chung, ngƣời Việt vùng đồng bằng Bắc bộ nói riêng.

Chính vì vậy, chúng ta cần có một cái nhìn thật sự khách quan đối với loại hình tín ngƣỡng này. Chúng ta cần tôn trọng niềm tin cũng nhƣ sự thực hành, thể hiện niềm tin ấy của ngƣời dân trong nghi lễ của tín ngƣỡng thờ Mẫu. Thay vì dùng những mệnh lệnh hành chính để áp đặt, cấm đoán loại hình tín ngƣỡng này hoạt động, chúng ta hãy đối xử với nó nhƣ một hiện tƣợng tín ngƣỡng - văn hóa, hãy sử dụng văn hóa nhƣ là công cụ chủ yếu để điều chỉnh và tác động đến tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Tất nhiên, tôn trọng sự phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu trong quần chúng nhân dân không đồng nghĩa với việc để cho nó tự do hoạt động. Những nhà quản lý cần phải có sự định hƣớng để sàng lọc những giá trị văn hóa tích cực, và hạn chế những tác động tiêu cực của loại hình tín ngƣỡng này thông

qua các biện pháp quản lý hành chính và truyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân.

Thứ hai, lên đồng (hầu đồng) là một nghi thức cơ bản và chủ yếu của tín ngƣỡng thờ Mẫu, đƣợc thực hiện ở các đền, phủ, điện của các ông đồng, bà đồng vào các dịp lễ tiết, tiệc Thánh, giỗ Cha và giỗ Mẹ hàng năm.

Về bản chất, Hầu đồng là một trong số các hiện tƣợng Shaman giáo phổ biến rộng khắc trên thế giới từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, nó là hiện tƣợng nhập hồn và thoát hồn nhiều lần của các vị thần Tứ phủ vào thân xác các ông đồng, bà đồng để cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc, công danh và sự nghiệp. Hiện nay, dƣới sự tác động của nhiều các yếu tố khách quan khác nhau mà hầu đồng ngày càng mở rộng và phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị.

Cũng giống nhƣ các hiện tƣợng tôn giáo, tín ngƣỡng khác, hầu đồng nói riêng, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói chung luôn chứa đựng những giá trị văn hóa tích cực bên cạnh những khía cạnh phản giá trị, phản văn hóa. Vì vậy, chúng ta cần phải học cách “thừa nhận và sống chung” với nó trên cơ sở đẩy mạnh và phát huy những giá trị, hạn chế những mặt phản giá trị, từ đó góp phần làm lành mạnh hóa đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng. Nhà quản lý cần phải tránh tình trạng khi không quản lý (chế ngự) đƣợc các hiện tƣợng tôn giáo, tín ngƣỡng thì tìm cách cấm đoán, không cho ngƣời dân tham gia sinh hoạt tâm linh trong các hình thức tôn giáo, tín ngƣỡng này, vì làm nhƣ vậy, đôi khi chúng ta sẽ làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống vô cùng quý giá của dân tộc ẩn chứa và tồn tại bên cạnh một số những yếu tố phi văn hóa trong các tôn giáo, tín ngƣỡng. Điều này thể hiện rất rõ trong nghi lễ hầu đồng và trong sinh hoạt tín ngƣỡng của tín ngƣỡng thờ Mẫu.

Thứ ba, cần phải ghi nhận và khẳng định giá trị tốt đẹp của tín ngƣỡng thờ Mẫu trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, chúng ta đang đứng trƣớc những thách thức nghiêm trọng. Các sản phẩm của văn hóa truyền thống, các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, lối sống dân tộc ngày càng bị coi nhẹ và thay vào đó là lối sống ích kỷ, sa đọa, đua đòi, sùng ngoại, không phù hợp với truyền thống dân tộc, đang dần đần chiếm lĩnh, đặc biệt là trong giới trẻ hiện nay. Phải làm sao để chúng ta, một mặt có thể tiếp thu đƣợc nhiều nhất những thành tựu văn hoá mà nhân loại đã đạt đƣợc, nhƣng mặt khác, cũng không để mất đi bản sắc văn hoá của riêng mình. Việc tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài sẽ giúp cho nền văn hóa Việt nam trở nên phong phú hơn, hiện đại và tiên tiến hơn, đồng thời còn bổ sung, điều chỉnh một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, việc tiếp xúc đó cũng mang lại nguy cơ nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng có của Việt Nam sẽ dần bị phai nhạt và dễ bị đồng hóa bởi các nền văn hóa khác. Một quốc gia mà đánh mất bản sắc văn hóa riêng có của dân tộc mình thì quốc gia đó coi nhƣ đã bị diệt vong. Vì vây, vấn đề đƣợc đặt ra ở đây là chúng ta phải xử lý nhƣ thế nào để có thể vẫn phát huy truyền thông tốt đẹp của văn hóa dân tộc mà vẫn tiếp thu đƣợc những tinh hoa văn hóa của nhân lọai trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay.

Tín ngƣỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngƣỡng dân gian đã có từ hàng nghìn năm nay, đã ăn sâu vào đời sống tinh thần, vào ý thức của ngƣời dân, trở thành một phần không thể thiếu tạo nên bản sắc văn hóa Việt. Nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của ngƣời Việt trong quá khứ cũng nhƣ ở hiện tại mà còn để lại một kho tàng vô giá các tác phẩm âm nhạc, văn học và diễn xƣớng tâm linh… Chính vì vậy, chúng ta cần phải có những hành động tích cực trong việc thừa nhận và phổ biến những giá trị văn hóa tốt đẹp của tín

ngƣỡng thờ Mẫu trong quần chúng nhân dân, trong xã hội. Điều này sẽ góp phần làm tăng sức đề kháng của văn hóa truyền thống Việt Nam trƣớc sự xâm nhập ồ ạt của các giá trị văn hóa ngoại lai hiện nay. Chỉ có thể sử dụng chính sức mạnh của văn hóa truyền thống để chống lại sự đồng hóa của văn hóa ngoại lai thì chúng ta mới có thể giữ đƣợc bản sắc mình trong xu hƣớng toàn cầu hóa văn hóa đang diễn ra rộng khắp trên thế giới hiện nay. Nhƣ tác giả Frank Proschan đã nhận xét: “Đối với một nhà Folklore hoặc một nhà nhân học, thì hình thức “biểu diễn văn hóa” của lên đồng chính là những nguồn tƣ liệu quý giá bộc lộ quan niệm của bản thân ngƣời Việt về lịch sử của họ, về di sản văn hóa, về vai trò của giới và bản sắc tộc ngƣời. Hơn bất kỳ một quyển sách khô cứng, một bức tranh hay một bức tƣợng nào, lên đồng là một bảo tàng sống động. Ngƣời Việt đã triển lãm nền văn hóa Việt cho ngƣời Việt và ngƣời nƣớc ngoài. Những ngƣời tham gia hầu đồng chính là những ngƣời quản lý nhà bảo tàng, những ngƣời bảo vệ cho văn hóa Việt Nam. Việc làm của họ bảo đảm cho các thế hệ tƣơng lai vẫn sẽ tiếp tục có cơ hội đƣợc chiêm ngƣỡng những khía cạnh khác nhau của văn hóa Việt Nam, mà chúng đang dần bị nhạt nhòa đi trong đời sống xã hội hàng ngày, chỉ còn hiện diện trong điện thần của đạo Mẫu. Họ xứng đáng đƣợc đánh giá cao bởi những nỗ lực bảo tồn những giá trị truyền thống và họ cũng nên đƣợc khuyến khích để duy trì hình thức văn hóa này cho các thế hệ tƣơng lai” [105, tr. 247].

4.2.2. Một số giải pháp nhằm phát huy giá trị và hạn chế tiêu cực trong sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ hiện nay

Một là, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân, giữ vững sự ổn định xã hội về mặt kinh tế và chính trị

Một trong những giải pháp cơ bản, mang tính quyết định trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng, chống lại sự bị lợi dụng của quần chúng

nhân dân trong các hoạt động tôn giáo tín ngƣỡng chính là giải quyết tốt những vấn đề thuộc về đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội. Giải pháp này bao gồm nâng cao đời sống kinh tế, thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần của quần chúng nhân dân, củng cố niềm tin của quần chúng đối với thể chế chính trị - xã hội thông qua việc tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội và bộ máy nhà nƣớc. V.I.Lênin, trong Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác nói: phải biết cách đấu tranh chống tôn giáo, nhƣng muốn thế thì phải lấy quan điểm duy vật mà giải thích nguồn gốc tín ngƣỡng và nguồn gốc tôn giáo của quần chúng. Không nên chỉ bó hẹp cuộc đấu tranh chống tôn giáo trong một cuộc tuyên truyền trừu tƣợng về mặt tƣ tƣởng; không nên quy cuộc đấu tranh chống tôn giáo thành một cuộc tuyên truyền nhƣ thế; phải gắn liền cuộc đấu tranh ấy với thực tiễn cụ thể của phong trào giai cấp nhằm tiêu diệt nguồn gốc xã hội của tôn giáo” [60, tr. 514-515].

Con ngƣời muốn tồn tại và phát triển đƣợc trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội thì phải thực hiện các hoạt động vật chất nhằm tạo ra và thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Tuy nhiên, không phải mọi hoạt động nào của con ngƣời cũng đem lại cho họ những kết quả nhƣ mong muốn, và chính điều này là nguyên nhân hình thành nên niềm tin tín ngƣỡng, tôn giáo.

C.Mác cho rằng sự phản ánh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con ngƣời đƣợc biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa ngƣời ta với nhau và với thiên nhiên. Hình dáng của quá trình sinh hoạt xã hội, tức là hình dáng của quá trình sản xuất vật chất, chỉ có thể thoát khỏi đám mây mù thần bí che đậy nó khi nào nó trở thành sản phẩm của những con ngƣời tự do lập thành xã hội và đƣợc đặt dƣới sự kiểm soát tự giác và có kế

hoạch của những con ngƣời đó. Nhƣng điều đó đòi hỏi một cơ sở vật chất nhất định của xã hội, hoặc một loạt những điều kiện tồn tại vật chất nhất định [67, tr. 126].

Đó không chỉ đơn giản là những điều kiện vật chất thỏa mãn theo nhu cầu của con ngƣời mà còn là trình độ phát triển sản xuất (làm thế nào để con ngƣời không chỉ mƣu sự mà lại còn làm cho thành sự nữa [68, tr. 439], nâng cao mức sống, hạn chế sự phân hóa giàu nghèo, thực hiện bình đẳng về cơ hội có việc làm…. Phải xác lập một thế giới hiện thực không có áp bức bất công, nghèo đói, không có sự đe dọa đem lại và đang đem lại cho quần chúng nhân dân lao động sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm cho họ phải diệt vong, biến họ thành ngƣời ăn xin, một kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết đói [60, tr. 515] …., khi đó thì những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của tôn giáo nói chung, tín ngƣỡng thờ Mẫu nói riêng mới bị phá vỡ và khắc phục.

Tất nhiên nâng cao đời sống kinh tế không thể tách rời việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đảng ta đã xác định: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn minh, con ngƣời phát triển toàn diện”, và “thiếu nền tảng tinh thấn tiến bộ và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể có sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững [21, tr. 64-65]. Văn hóa hiện nay đƣợc xem nhƣ động lực của sự phát triển, là nền tảng của đời sống xã hội. trên cơ sở bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chúng ta tiếp tục bổ sung những giá trị văn hóa tiên tiến từ bên ngoài vào kho tàng văn hóa của dân tộc mình, góp phần xây dựng một môi trƣờng văn hóa xã hội tiến tiến, lành mạnh thỏa mãn nhu cầu của quần chúng nhân dân trong tình hình mới.

Bên cạnh việc nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa cho quần chúng nhân dân thì chúng ta cũng cần chú ý đến việc củng cố niềm tin của nhân dân đối với hệ thống chính trị - xã hội. Quá trình mở cửa cải cách kinh tế không chỉ đem lại những thành tựu to lớn về mọi mặt trong xã hội mà còn tác động xấu đến nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội: tệ nạn tham nhũng, cửa quyền, quan liêu, mất dân chủ cùng với lối sống thực dụng, buông thả chạy theo lợi ích vật chất, coi trọng đồng tiền và danh lợi… đã làm hao mòn, băng hoại những giá trị tinh thần truyền thống. Những tệ nạn đó “cùng với những yếu kém khó khăn một số mặt về kinh tế - xã hội đã ảnh hƣởng tời lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nƣớc” [21, tr. 64-65], ảnh hƣởng đến niềm tin vào sự thắng lợi của con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Chính vì vậy, việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong xã hội để tăng cƣờng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với thể chế chính trị hiện hành là điều đặc biệt quan trọng góp phần hạn chế sự gia tăng các hoạt động tôn giáo, tín ngƣỡng nói chung, sự lợi dụng tôn giáo, tín ngƣỡng nói riêng vào

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ mẫu của người việt vùng đồng bằng bắc bộ (Trang 162 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)