nhân tố con người trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
Thứ nhất, chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý. Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng. Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời.
108
2000 là xố đói ở tất cả các hộ gia đình, giảm dần số hộ nghèo khổ tuyệt đối xuống dưới 10% dân số, trong đó tập trung xố 600.000 hộ đói kinh niên. Theo báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nước mục tiêu đặt ra về cơ bản đã được thực hiện.
Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy, do tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh cùng với những biến động bất thường về điều kiện tự nhiên, mức thu nhập và các cơ hội việc làm của dân cư khơng tăng mà cịn có dấu hiệu giảm sút, đặc biệt là với các hộ nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, nông thôn, nơi mà thu nhập của người lao động còn phụ thuộc nặng nề vào kinh tế tự nhiên ... Đồng thời, các chính sách xố đói giảm nghèo, cho người nghèo vay vốn của Chính phủ thực hiện trong những năm vừa qua vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả; người dân vùng sâu, vùng xa vẫn chưa nhận được ưu đãi của Nhà nước, người thực sự dùng vốn vay để đầu tư vào sản xuất vẫn còn hạn chế, một bộ phận lớn người nghèo dùng vốn vay để trả nợ và giải quyết nhu cầu tiêu dùng hàng ngày bởi họ khơng có khả năng hoặc khơng biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Vì vậy, xố đói giảm nghèo vẫn cịn là một thách thức đối với Việt Nam trong những năm tới.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch khá xa giữa khu vực nông thôn và thành thị cũng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Các kết quả điều tra cũng cho thấy, trong khi số người nghèo ở thành thị chiếm tỷ lệ khơng đáng kể thì tỷ lệ nghèo ở nông thôn vẫn cịn cao: 1/5 dân số nơng thơn sống trong nghèo khổ (xét theo đường nghèo về lương thực, thực phẩm). Điều này đặt ra u cầu xố đói giảm nghèo ở nước ta hiện tại và tương lai là phải tập trung vào khu vực nông thôn.
Một trong những nguyên nhân làm cho khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị tăng nhanh là sự khác biệt về tốc độ tăng dân số tự nhiên. Một số vùng nơng thơn có độ chênh lệch lớn so với thành thị kèm theo tỷ lệ tăng dân số (ở nông thôn) rất cao như: Đông Nam Bộ (chênh lệch 4,6 lần) tăng dân số 4,4%; duyên hải miền Trung (chênh lệch 4,3 lần) tăng dân số 3,0%; khu bốn cũ (chênh lệch 25 lần) tăng dân số 3,8%.
109
Mặt khác, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước phần lớn vẫn được tập trung vào khu vực thành thị trong những năm vừa qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh khu vực thành thị, làm tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nơng nghiệp và nơng thơn cũng cịn nhiều hạn chế.
Chính sách tiền lương rất bất cập. Tiền lương thực tế bị giảm sút, không đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của người lao động, không đảm bảo tái sản xuất sức lao động. Tiền lương không khơi dậy ngọn lửa nhiệt tình, tính năng động đối với người lao động, đặc biệt là đối với các loại lao động có tay nghề cao, hoặc lao động chất xám.
Tiền lương trong khu vực nhà nước cịn mang nặng tính bình quân, chưa khuyến khích nâng cao trình độ, tinh thần trách nhiệm, tính tích cực trong cơng việc của người lao động. Cơ chế trả công lao động hiện tại không làm nổi rõ mối liên hệ giữa tiền lương với trình độ chun mơn, tay nghề, với năng suất của người lao động. Tiền lương không phản ánh chất lượng người lao động mà phụ thuộc vào nơi người đó làm việc. Ví dụ, cùng là một cơng nhân, nhưng nếu làm trong các ngành như bưu điện, dầu khí, thì được trả tiền lương cao hơn gấp nhiều lần so với người cùng nghề, cùng bậc làm việc trong các ngành khác. Nếu đem so sánh tiền lương thực tế của một cơng nhân có trình độ sơ cấp của ngành bưu điện với một thầy giáo đại học có trình độ thạc sĩ, chúng ta sẽ thấy quá chênh lệch. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia vẫn cịn là câu chuyện cổ tích.
Trong văn kiện Đại hội đại biểu của Đảng lần thứ IX đã nêu lên những yếu kém, khuyết điểm; “Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lý ... Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa được các cấp, các ngành giải quyết kịp thời” [112, tr.75].
Các sai lầm, khuyết điểm tuy không phải là phổ biến nhưng nếu không giải quyết kịp thời, dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân, tạo ra sự bất cập trong việc phát huy nhân tố con người.
110
đề nan giải.
Sức ép về việc làm trong những năm tới khá gay gắt. Do vậy, cần có một chính sách phát triển cơng nghiệp thích hợp để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm trong thời gian tới [40, tr.146].
Thời gian gần đây, do đẩy mạnh đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu doanh nghiệp nhà nước, sáp nhập, giải thể, cho thuê, khoán kinh doanh, tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước... đã làm cho số lao động khơng bố trí được việc làm gia tăng. Tổng số lao động của các doanh nghiệp dự kiến sẽ sắp xếp lại dưới các hình thức cổ phần hố, sáp nhập, giải thể, giao doanh nghiệp cho tập thể người lao động, bán doanh nghiệp, cho thuê, khoán kinh doanh trong 3 năm tới là gần 430 ngàn người [40, tr.157]. Trong đó, có một bộ phận lao động sẽ khơng bố trí được việc làm, sức ép về lao động dôi dư sẽ ngày càng tăng.
Tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang ngày càng trở nên gay gắt, đặc biệt là ở nơng thơn. Theo tính tốn của các nhà kinh tế, với diện tích canh tác hiện có, ngành nơng nghiệp nước ta chỉ cần khoảng 15 đến 18 triệu lao động là đủ. Cho nên, cần có sự phân cơng lại lực lượng lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ, để đến năm 2010, tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp cịn 50%. Như vậy, vừa phải giải quyết tình trạng thiếu việc làm của một bộ phận lớn lao động nằm trong khu vực nông nghiệp, mặt khác, vừa phải giải bài toán chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ để đảm bảo tăng trưởng.
Việc dư thừa lao động, người lao động không thực hiện chức năng lao động cũng đồng nghĩa sức lao động không được đem ra sử dụng, nhân tố con người không được phát huy, không được tận dụng đã gây lãng phí nguồn tài nguyên vô giá, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
111
Sự phát triển xã hội là kết qủa vận động và phát triển của phương thức sản xuất, là sự thay thế phương thức sản xuất này bằng phương thức sản xuất khác, cao hơn theo quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là quy luật cơ bản của toàn bộ lịch sử nhân loại. Nhưng, khác với quy luật của tự nhiên, quy luật xã hội là hình thức và kết quả hoạt động của con người. Quy luật xã hội khơng thể ra đời, khi khơng có con người. Quy luật xã hội cũng không thể tác động, khi không thông qua hoạt động của con người. Nhân tố "người" nằm ngay trong cấu trúc và cơ chế tác động của quy luật xã hội. Do vậy, phát huy nhân tố con người trở thành vấn đề mang tính quyết định đối với sự phát triển của phương thức sản xuất nói chung, của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất nói riêng.
Con người, quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử. Nhưng, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực lượng chính trị - xã hội tiêu biểu cho sức mạnh của quần chúng, có khả năng quy tụ được sức mạnh của quần chúng, nắm vững và thể hiện ý chí, nguyện vọng chân chính của nhân dân vì sự phát triển của đất nước chính là Đảng Cộng sản cầm quyền và Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Cho nên, nói tới việc phát huy nhân tố con người đối với sự phát triển xã hội ta nói chung, đối với việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nói riêng, trước hết và chủ yếu nói tới vai trị của Đảng, của Nhà nước trong việc hoạch định, triển khai, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Phù hợp với việc giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã tập trung trình bày quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong việc phát triển nhân tố con người, phát triển mọi yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất và từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất trong phạm vi hệ quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và chủ động hội nhập quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong khi xem nội lực - mà quan
112
trọng nhất là nguồn lực con người, nhân tố con người - là chính, cũng khơng xem nhẹ ngoại lực, phải biến ngoại lực thành nội lực cho sự phát triển của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Về phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất, chúng tơi xem xét vai trị của nhân tố con người được thể hiện qua chính sách phát triển nguồn nhân lực (giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục thể thao, chính sách xã hội...); chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế (xây dựng đường xá, cầu cảng, phương tiện vận tải...);... Về phát huy vai trò nhân tố con người trong phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất, chúng tôi xét vai trị nhân tố con người thơng qua việc hoạch định và thực hiện chính sách về cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu sở hữu và thành phần kinh tế; chính sách về cơ chế quản lý nền kinh tế; chính sách phân phối trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong gần 20 năm qua, mà những thành quả của nó mọi người có thể cảm nhận được ngay trong cuộc sống thường nhật của mình, là bằng chứng nói lên hiệu quả tích cực của các chính sách đó, nói lên kết quả việc phát huy nhân tố con người trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta.
Mặt khác, qua những cứ liệu thực tiễn cũng cho thấy, việc phát huy nhân tố con người cũng cịn khơng ít yếu kém. Nguồn nhân lực chưa có trình độ tay nghề và kinh nghiệm tương ứng với đòi hỏi của thực tiễn. Năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, khiến cho nhân tố con người cịn bị lãng phí, sử dụng với hiệu quả thấp; hệ chính sách tác động vào nhân tố con người chưa đủ mạnh... Hậu qủa là, sự tụt hậu ngày càng xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là một nguy cơ rất trầm trọng.
Tìm ra những phương hướng, giải pháp góp phần khắc phục nguy cơ đó bằng việc tích cực hoá hơn nữa nhân tố con người trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước trở thành một vấn đề bức xúc về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Làm rõ vấn đề đó chính là nhiệm vụ của chương 3 dưới đây.
114
Chương 3