Bảo vệ môi trƣờng sinh thái trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nƣớc nhằm khơng ngừng tăng cƣờng sức khỏe cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 143 - 151)

hố, hiện đại hố đất nƣớc nhằm khơng ngừng tăng cƣờng sức khỏe cơ thể cho ngƣời lao động nâng cao chất lƣợng nhân tố con ngƣời.

Lịch sử loài người cũng như từng dân tộc đã chỉ rõ rằng, sự phát triển xã hội ở bất kỳ giai đoạn nào, ở bất kỳ đất nước nào, suy đến cùng đều được bắt đầu và được quyết định bởi sự phát triển kinh tế, nghĩa là phải bắt đầu từ phương thức sản xuất. Từ 300 năm nay, để phát triển kinh tế, phát triển sản xuất người ta phải tiến hành cơng nghiệp hố.

Những gì được gọi là thành tựu trong gần 300 năm qua do khoa học và công nghệ đem đến cho xã hội cũng đồng thời kèm theo những tổn thất to lớn cho môi trường tự nhiên: lỗ thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axít, sa mạc hố ... Điều đó có thể thấy rằng con người hiện đại không thể sống thiếu khoa học và công nghệ, lại càng không thể sống tách khỏi môi trường, khơng thể nằm ngồi mục đích của q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hố và tất yếu phải gắn bó với mục tiêu phát triển kinh tế. Sự kết hợp mục tiêu kinh tế và sinh thái là một yêu cầu khách quan, hợp quy luật của sự phát triển.

Việt Nam bước vào cơng nghiệp hố, hiện đại hố từ một điểm xuất phát thấp. Xét về chỉ tiêu kinh tế, Việt Nam hiện vẫn là một trong các quốc gia kém phát triển trong khu vực, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp và trình độ cơng nghệ. Tuy vậy, Việt Nam tiến hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố sau nhiều nước nên có lợi thế hơn là đã có được những bài học kinh

145

nghiệm quý báu về cả thành công lẫn thất bại của họ. Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất là ngay từ đầu của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố chúng ta phải tính đến sự kết hợp giữa các mục tiêu kinh tế và sinh thái, như Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã ghi: “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hồ giữa mơi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với mơi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” [112, tr.163]. Bởi một mặt, nếu không chủ động và tự giác đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường sống một cách thích hợp, thì sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố khó tránh được những hậu quả tiêu cực tồi tệ nhất, thậm chí có thể dẫn đến phá hoại tất cả những thành quả đã đạt được; mặt khác, nếu không tăng trưởng kinh tế nhanh, dựa trên cơ sở của công nghiệp hố thì sẽ khơng có điều kiện và phương tiện để bảo vệ và không ngừng nâng cao chất lượng môi trường sống, và vì vậy, bảo vệ mơi trường cũng khơng thể thành cơng.

Để có thể kết hợp một cách có hiệu quả hai mục tiêu kinh tế và sinh thái trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, trước hết cần phải có nhận thức mới về sự phát triển. Việc bảo vệ môi trường sinh thái không đồng nhất với phát triển bền vững mà chỉ là một phần của chính sách phát triển bền vững. Tuy nhiên, khơng thể đạt được sự bền vững nếu không bảo vệ môi trường sống cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ là vấn đề mang tính xã hội, mà cịn góp phần bảo đảm sức tăng trưởng kinh tế của đất nước thông qua việc bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực và nguồn tài nguyên. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ được đánh giá bằng các chỉ tiêu kinh tế như tổng thu nhập quốc dân (GDP), tổng thu nhập quốc dân tính trên đầu người (GNP), hay bằng các phương tiện, tiện nghi vật chất phục vụ đời sống của con người như đường sá, nhà cửa, ơtơ, ti vi, tủ lạnh, điều hồ nhiệt độ, ... mà cịn bao gồm cả các chỉ tiêu về mơi trường sinh thái như độ trong sạch của bầu khơng khí, đất, nước, thảm thực vật, vốn gen, ... đồng thời cả các chỉ tiêu về văn hoá - xã hội như tỷ lệ người biết chữ, việc làm, giáo dục, ... Có nghĩa là quan niệm về sự phát

146 triển xã hội đã thay đổi [101].

Trong rất nhiều chính sách của cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước hiện nay, chúng ta thấy nổi lên một số chính sách quan trọng, có liên quan trực tiếp và quyết định đến việc kết hợp các mục tiêu kinh tế và sinh thái, có nghĩa là đến sự phát triển bền vững, đó là: chính sách cơng nghệ quốc gia, đặc biệt là chính sách chuyển giao cơng nghệ; chính sách khai thác và phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn tiềm năng trí tuệ; chính sách về khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

Trong q trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, để tránh sai lầm và những hậu quả của các nước đi trước trong việc gây ô nhiễm môi trường, Việt Nam cần thực thi ngay những biện pháp bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên quý giá đang bị phá hoại nghiêm trọng. Trước tiên, cần thải loại những công nghệ hiệu quả thấp làm ô nhiễm môi trường. Chú ý đặc biệt đến quá trình chuyển nhượng cơng nghệ trong các dự án liên doanh đầu tư. Đối với những cơng trình mới xây dựng, cần tranh thủ trang bị những công nghệ tiên tiến. Đồng thời phải cải tạo, đồng bộ hoá và hiện đại hoá những khâu công nghệ quan trọng ở những dây chuyền sản xuất hiện có. Đa dạng hố các loại hình cơng nghệ ở nơng thơn, nhằm tăng độ đồng đều trong phát triển theo vùng lãnh thổ. Nông thôn được xem là địa bàn trọng yếu cho ổn định và làm nền tảng cho phát triển. Công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam là yêu cầu khách quan của sự tăng trưởng kinh tế, đồng thời phải quan tâm đến những nguy cơ tiềm ẩn do con người đang phá vỡ cân bằng sinh thái, làm mất đi khả năng tự điều chỉnh, tự làm sạch của thiên nhiên.

Hai là, để bảo vệ môi trường sinh thái cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền giáo dục trong các tầng lớp nhân dân, người lao động, đi đôi với việc xử lý vi phạm nghiêm khắc theo Luật bảo vệ môi trường. Mọi người lao động cần phải nhận thức đầy đủ họ là nạn nhân của sự ô nhiễm môi trường, của sự thiếu thốn tài nguyên nhưng họ cũng là thủ phạm gây ra tình trạng đó. Hơn nữa, cần đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ quản lý, công chức kiến

147

thức về quản lý môi trường. Đưa vào chương trình giáo dục ở các cấp học kiến thức cơ bản về môi trường.

Trong thời đại ngày nay, vấn đề bảo vệ mơi trường đang được tồn cầu hố. Bởi vậy, cơng tác bảo vệ mơi trường cần phải có sự hợp tác và trợ giúp của quốc tế là vô cùng quan trọng. Chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm và những bài học của các nước đi trước vào thực tiễn nước ta trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá để phát triển bền vững.

Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đó là một nhu cầu tất yếu khách quan nhằm đưa đất nước ta từ nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp tiên tiến. Để đạt được điều đó, trước hết phải tăng trưởng kinh tế. Song, khơng thể cơng nghiệp hố, hiện đại hoá để tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào. Bởi vì, phát triển kinh tế trên sự huỷ hoại mơi trường cũng có nghĩa là tự kết án tương lai của chính mình. Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá bằng con đường khai thác tổng hợp các nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực (lao động và trí tuệ) là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và sinh thái, và đó cũng chính là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống cho người lao động.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sự vận động và phát triển của mọi sự vật nói chung, của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay nói riêng, đều là kết quả tác động của nhiều yếu tố. Mỗi yếu tó đó cũng chỉ có thể ra đời và phát huy vai trị của mình nhờ một hệ thống biện pháp, phương thức tác động thích hợp. Do vậy, việc vận dụng có hiệu quả quan điểm đồng bộ, hệ thống là điều kiện cho sự phát triển nói chung, cho việc phát huy nhân tố con người trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta nói riêng.

Liên quan tới vấn đề của luận án, chúng tơi cho rằng, để tích cực hố nhân tố con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hố hiện nay, cần có một hệ thống phương hướng, giải pháp để tác

148

động vào nhiều khâu, nhiều phương diện nhằm phát triển bản thân nhân tố con người và tạo ra những điều kiện để nhân tố con người có thể phát huy tốt nhất vai trị của mình trong trình q đó.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung luận chứng về mặt khoa học cho một số nhóm phương hướng và giải pháp mà chúng tôi cho là quan trọng nhất. Đương nhiên, đó khơng phải là tất cả. Hơn nữa, phương hướng và giải pháp đều do con người đặt ra, một phương hướng (hay giải pháp) chỉ đúng, khi nó lấy khách quan làm tiền đề và phù hợp với đối tượng tác động đó. Đưa ra phương hướng, giải pháp đúng đã là quan trọng; nhưng quan trọng hơn là làm sao để các phương hướng, giải pháp đó được triển khai có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn. Điều này liên quan nội tại với năng lực lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân - tóm lại, chúng liên quan mật thiết với nhân tố con người cả ở tầm tổ chức, thiết chế lẫn cá nhân. Việc giải quyết triệt để vấn đề đó vượt ra khỏi giới hạn của luận án này. Đó chỉ có thể là kết qủa nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân. Nếu được tiếp tục nghiên cứu hệ vấn đề trong một cơng trình khoa học khác, chúng tôi hy vọng mang lại đóng góp nào đó cho việc giải quyết hệ vấn đề phức tạp và quan trọng đó.

149

KẾT LUẬN

1. Sự phát triển xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên do quy luật khách quan chi phối; trong đó, quan trọng nhất là quy luật quan hệ sản xuất nhất định phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Khi xét hai mặt cấu thành của phương thức sản xuất - tức là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất-, chúng ta lại thấy rằng, nhân tố con người tồn tại trong cả hai mặt đó. Trong lực lượng sản xuất, nhân tố con người lao động có vai trị quyết định. Trong quan hệ sản xuất, điểm trung tâm cũng là mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất. Do vậy, nói tới vai trị nhân tố con người đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố cũng có nghĩa là nói về những nhân tố nội tại, bên trong các q trình đó. Theo quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển, nhân tố bên trong bao giờ cũng mang tính quyết định. Cho nên, nói tới nhân tố con người trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng chính là nói tới nhân tố bên trong, mang tính quyết định đó.

Trong điều kiện lịch sử khác nhau, nhân tố con người có vai trị khác nhau đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó tuỳ thuộc tính chất và trình độ phát triển của thể chế kinh tế, thể chế chính trị tương ứng; tuỳ thuộc trình độ văn hố, học vấn, trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm, kỹ năng hoạt động của con người; tuỳ thuộc môi trường tự nhiên và xã hội mà con người đang hoạt động; tuỳ thuộc chính sách tác động vào nhân tố con người...

2. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhờ đường lối đúng đắn, đáp ứng trúng đòi hỏi lâu đời của nhân dân, Đảng ta đã quy tụ được sức mạnh của toàn dân tộc. Nhờ vậy, Cách mạng Tháng tám năm 1945 đã thành công, cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp, rồi đế quốc Mỹ đã thắng lợi. Đất nước hồ bình, độc lập, thống nhất và đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, lại trải qua những cuộc chiến tranh ác liệt để lại nhiều hậu quả nặng nề, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa để tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải đẩy mạnh cơng nghiệp hố là vấn đề

150

có tính quy luật. Hơn nữa, trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang được triển khai rộng rãi trên thế giới, trong điều kiện toàn cầu hoá ngày một gia tăng và với những nhân tố bên trong thuận lợi, chúng ta có thể và phải kết hợp cơng nghiệp hố với hiện đại hoá nhằm xây dựng toàn diện một xã hội mới vì nhân dân - xã hội xã hội chủ nghĩa. Cho nên, cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta khơng chỉ là qúa trình tạo lập một nền kinh tế phát triển cao (xét cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất), mà cịn là q trình xác lập cả cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng, cả tồn tại xã hội và ý thức xã hội mới. Song, phù hợp với giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung chú ý vào việc phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển phương diện kinh tế của q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

3. Qúa trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta nói riêng, là q trình mang tính tự giác cao. Nó địi hỏi có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, có sự quản lý một cách khoa học của Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tính tích cực, sáng tạo của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính ở đó biểu hiện tập trung nhất vai trò của nhân tố con người. Xuất phát từ quan niệm như vậy, chúng tơi cho rằng, khi nói tới vai trị nhân tố con người trong quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở nước ta hiện nay, thì trước hết và chủ yếu là nói tới vai trị của Đảng trong việc đưa ra những quan điểm, đường lối, chủ trương đúng; vai trò của Nhà nước trong việc thể chế hố và tổ chức thực hiện có hiệu qủa những quan điểm chỉ đạo của Đảng và năng lực của nhân dân trong việc thực hiện những chủ trương, chính sách đó để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Nhờ đường lối, chủ trương đúng đắn trong việc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố với một hệ thống chính sách địn bẩy cơ bản là hợp lý để tác động vào nhân tố con người nhằm triển khai có hiện quả đường lối cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Đảng, Nhà nước ta đã huy động được sức mạnh của nhân tố con người Việt Nam vào việc phát triển lực lượng sản

151

xuất, đổi mới và hoàn thiện quan hệ sản xuất nên nền kinh tế nước ta đã có bước phát triển toàn diện và nổi trội hơn so với nhiều mặt khác.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn là một nước nghèo. Đưa đất nước vượt khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010, vươn lên đạt trình độ một nước cơ bản là cơng nghiệp hố theo hướng hiện đại vào năm 2020 vẫn là một thách thức lớn. Chìa khố để giải quyết vấn đề vẫn chỉ có thể là phát huy hơn nữa nhân tố con người Việt Nam trong điều kiện mới.

4. Để phát huy có hiệu quả hơn nhân tố con người trong quá trình tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 143 - 151)