Nâng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo một vấn đề bức xúc để nâng cao chất lƣợng nhân tố con ngƣờ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 134 - 139)

để nâng cao chất lƣợng nhân tố con ngƣời

Về tầm quan trọng của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng nhân tố con người, Mác viết: ''Muốn cải tạo bản tính chung của con người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo trong một ngành lao động nhất định, nghĩa là muốn cho nó trở thành một sức lao động phát

triển và đặc thù, thì phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó, mà

muốn thế thì lại phải tốn một số nhiều hay ít vật ngang giá hàng hố nào đó. Những chi phí đào tạo ấy khác nhau tuỳ theo tính chất phức tạp của sức lao động'' [59, tr.257].

136

của nó với sản xuất và với khoa học, thiết lập một cách mới mẻ giữa giáo dục với các ngành của nền kinh tế quốc dân, là tăng cường mối quan hệ nhằm nâng cao trình độ đào tạo và đào tạo lại cán bộ, cải tiến về cơ bản việc làm trong khu vực sản xuất. Đổi mới phải đạt tới kết quả là xây dựng được một cơ chế tổ chức, kinh tế có hiệu quả và đời sống văn hóa lành mạnh. Sự tương tác giữa giáo dục đại học với những ngành kinh tế quốc dân đáp ứng những nhu cầu và những điều kiện của sự phát triển bề sâu kinh tế và tiến bộ nhanh chóng khoa học và kỹ thuật.

Mục đích cơ bản của đổi mới giáo dục đại học là cải tiến một cách

căn bản chất lượng đào tạo các nhà chuyên môn. Ngày nay, sinh viên phải tiếp thu được những tri thức hiện đại nhất, chiếm lĩnh được những tay nghề vững vàng và đa dạng mà trong q trình hiện đại hố địi hỏi. Nền kinh tế quốc dân cần tới sinh viên tốt nghiệp phải có một văn hố chính trị cao, biết suy luận theo tính hiệu quả kinh tế, tỏ ra năng động, nhiều sáng kiến. Cần phải tổ chức lại cơ cấu của đào tạo nhằm bảo đảm tính chuyển động cao về nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp và sự thích hợp nhanh chóng của họ với những điều kiện thay đổi của sản xuất. Nhằm mục tiêu đó, cần phải xem xét lại nội dung chương trình để có thể đào tạo những cán bộ tuỳ thuộc vào những phân công lớn của khoa học và kỹ thuật để có một cơ sở lý luận chung.

Vấn đề số một là vấn đề rèn luyện một lối tư duy mới, tư duy sáng tạo

của nhà kỹ thuật. Việc làm đó phải dựa vào quan niệm duy vật biện chứng về những quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, những xu hướng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và tiến bộ kinh tế hiện đại của thế giới, những con đường cho phép tổng hợp được những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ với định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế của chúng ta. Lối tư duy đó có định hướng khơng chỉ là sự nhận thức mà còn là sự cải tạo thế giới nhằm đạt một trạng thái mới về chất trong xã hội chúng ta.

Một sự uyển chuyển của quá trình giáo dục cho phép tạo ra một sự khác biệt trong việc đào tạo sinh viên phù hợp với những đặc điểm hoạt

137

động nghề nghiệp sau này. Nhu cầu này bắt gặp rất rõ ở những ngành trong nền kinh tế quốc dân có tỷ suất khoa học cao. Cần phải thấy trước yêu cầu đó về việc đào tạo có mục tiêu để đáp ứng địi hỏi của sáng tạo khoa học và kỹ thuật.

Đào tạo có mục tiêu, có tính cá nhân và tính sáng tạo sẽ phá vỡ những

hình thức và những phương pháp truyền thống về tổ chức của quá trình giáo dục trong các viện, các trường đại học và đòi hỏi các thầy giáo phải có được một tư duy mới, những cách làm việc mới. Đây là việc cực kỳ cần thiết. Những nhà chuyên môn không chỉ tiếp nhận những thức ăn đã được làm ra đồng loạt mà còn phải được vũ trang bằng những hành trang tinh thần mới để đi đến cùng mọi vấn đề mà họ phải đương đầu. Vì vậy, trọng tâm trong giáo dục là phải chuyển từ chỗ tiếp thu bị động sang một lao động sáng tạo, tích cực. Cho nên đương nhiên là phải giảm khối lượng giáo trình (theo truyền thống) để giúp cho những thực hành, những hoạt động quản lý và việc phân tích những hồn cảnh cụ thể nẩy sinh trong quá trình sản xuất. Tầm quan trọng của lao động cá nhân người sinh viên, cùng với trách nhiệm của anh ta về bộ môn tăng lên căn bản. Cũng cần thực hiện những kích thích tinh thần và vật chất khác, kể cả một tiền cơng có điểm xuất phát cao cho những nhà chuyên mơn trẻ có văn bằng được xếp hạng cao. Thơng tin hố giáo dục cũng sẽ giúp nó hồn thiện hơn.

Nội dung, hình thức, phương pháp và những phương tiện giáo dục mới đòi hỏi một tiếp cận mới về phương pháp đào tạo cán bộ: những đơn vị phương pháp được lập ra từ các nhóm nghề nghiệp trên cơ sở những trường đại học chính. Chức năng của nó là góp phần cao nhất để hồn thiện vững chắc hệ thống đào tạo cán bộ, kế hoạch, chương trình nghiên cứu, sách giáo khoa cũng như cả về nâng cao trình độ nghề nghiệp của thầy giáo.

Về đào tạo lại, sự đổi mới nội dung giáo dục phải là một quá trình

liên tục. Phải khuyến khích trao đổi kinh nghiệm tiên tiến trong lĩnh vực giáo dục và giáo dưỡng, cải tiến sự phối hợp lao động của các trường, các khoa có cùng một chuyên ngành nghiên cứu, định hướng chúng sao cho đạt

138

được trình độ đào tạo những nhà chuyên môn của thế giới hiện đại.

Sự đổi mới đang diễn ra trong mọi khu vực của giáo dục đại học: nông nghiệp, y học, sư phạm, văn hoá, nghệ thuật, v.v.. Nhưng, có lẽ đẩy mạnh đổi mới đào tạo kỹ sư và những nhà chuyên môn của các môn kỹ thuật là việc phải quan tâm hơn cả. Điều đó là tự nhiên, vì kỹ sư là gương mặt trung tâm của tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tạo thành nhân tố con người trong sản xuất. Vì vậy, trong đổi mới giáo dục phải dành một sự quan tâm thích đáng cho việc tạo những điều kiện cần thiết, về mặt giáo dục và giáo dưỡng, cho việc đào tạo những nhà chuyên môn kỹ thuật theo kiểu mới, cho việc đánh giá lại nghề nghiệp của đội ngũ kỹ sư, cho việc chuẩn bị ưu tiên cán bộ của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có nhiều triển vọng nhất.

Phải làm cho đội ngũ kỹ sư tiếp nhận được mọi thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại. Đó là mục tiêu của việc tổ chức hệ thống đào tạo lại nhằm đi từ đào tạo lại định kỳ (là phụ trong thực tiễn) đến đào tạo lại thường xuyên trong suốt cả cuộc đời nghề nghiệp, bằng công tác giáo dục cá nhân, bằng giáo trình và bằng thực tập đào tạo đều đặn với những ngắt quãng của hoạt động nghề nghiệp trong các trung tâm đào tạo lại trong khu vực và liên khu vực.

Giáo dục đại học quyết định bộ mặt nghề nghiệp của nhà chuyên môn, tức chuẩn bị tốt nhất cho việc phát huy nhân tố con người trong sản xuất, trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc đào tạo kỹ sư và những nhà chuyên môn kỹ thuật là việc phải quan tâm hơn, vì kỹ sư là gương mặt trung tâm của tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Nhưng nếu tuyệt đối hố các mơn kỹ thuật đó thì nguy cơ chủ nghĩa duy kỹ thuật, chủ nghĩa kỹ trị sẽ xảy ra. Vì vậy, giáo dục đại học không thể coi nhẹ những phẩm chất tư tưởng, chính trị, đạo

đức của người cán bộ.

Những bước đầu của công cuộc đổi mới ở đại học đã chứng tỏ rằng trọng tâm của giáo dục chính trị ở đây phải chuyển sang việc bảo đảm về tư tưởng trước hết cho chính cơng cuộc đổi mới ở đại học.

139

Phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ phức tạp nhất: giáo dục người giáo dục - bao gồm mọi nhân viên của đại học từ đội ngũ giáo viên đến những người chịu trách nhiệm về bộ máy hành chính. Chúng ta đã thấy những kết quả và những khó khăn của thời kỳ đầu hiện nay của đổi mới ở đại học đã phơi bày rõ sự lạc hậu về tư duy của khơng ít người so với yêu cầu của thời đại, sự gắn bó của họ với những định hình lỗi thời, với sự sợ hãi đối với cái mới.

Ngày nay những đòi hỏi đối với thầy giáo ở đại học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết bởi vì họ vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà nghiên cứu, vừa là nhà giáo dục và vừa là nhà phương pháp. Trong những điều kiện mới, khơng chỉ cần một trình độ tri thức cao, một văn hoá rộng, một tiềm năng sáng tạo, mà còn cần những phẩm chất của người hướng đạo (người đi đầu, người dẫn dắt), khả năng khơi dậy ở tuổi trẻ ngọn lửa nhiệt tình, tinh thần cơng dân và lòng yêu nghề.

Nền giáo dục đó phải loại bỏ mọi tác hại của chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hình thức và mọi biểu hiện trống rỗng về ý nghĩa. Phải phát triển mọi sáng kiến của tuổi trẻ trong cơng tác chính trị, trong đời sống hằng ngày và trong thời gian nghỉ học (vai trị đặc biệt ở Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh).

Vấn đề giáo dục các nhà chuyên môn để trở thành những người kế thừa truyền thống người trí thức Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt, cịn hơn thế, bởi vì sự thiếu hiểu biết về văn hoá lại bị những mặt trái của kinh tế thị trường cám dỗ, nhiều hiện tượng tiêu cực thâm nhập giới trẻ (những phế phẩm của văn hoá, thái độ tiêu thụ tiêu cực trong đời sống, xu hướng ăn bám, vụ lợi, v.v...).

Sự tiếp nhận của sinh viên với những giá trị tinh thần cao cả của nền văn hoá Việt Nam và của cả thế giới khơng chỉ để loại trừ chính những độc hại nói trên mà cịn cải tiến cả bản thân trình độ nghề nghiệp của nhà chun mơn, bởi vì trong bất cứ lĩnh vực lao động sáng tạo nào cũng như trong mọi nhiệm vụ thực tiễn, người lao động không thể không bắt nguồn cảm hứng từ

140

những quy luật của cái đẹp, từ những tư tưởng cao cả nhất.

Sự rèn luyện nhà chuyên môn với tư cách người trí thức xã hội chủ nghĩa chân chính là một nhiệm vụ, một trách nhiệm lớn của giáo dục đại học. Điều đó chỉ có kết quả tốt nếu giáo dục về ý thức cộng sản chủ nghĩa trước hết về lý tưởng của một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh và sự hình thành nhân cách được đặt ở trung tâm của mọi hoạt động tư tưởng và sư phạm.

Bản thân cuộc sống cũng đang đặt ra cho khoa học xã hội và nhân văn ở đại học một nhiệm vụ lịch sử lớn trong việc nâng cao trình độ lý luận mới của chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và thực tiễn cách mạng hiện nay. Những chương trình nghiên cứu về các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn và nhất là cả quá trình giáo dục và giáo dưỡng, mọi sinh hoạt tư tưởng ở đại học phải khai thác đầy đủ nhất những sự phong phú tư duy chứa đựng trong những luận đề, những quan niệm đổi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước do Đảng đề ra.

Để đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, cần phải "trọng dụng và tôn vinh nhân tài", cổ vũ mạnh mẽ trong lớp trẻ - như Lênin từng nói - một tinh thần tiến công vào khoa học mà mục tiêu nhằm vào là cái bất khả tức cái chưa biết; cái khả thể mang sức sáng tạo chỉ có thể đi từ cái bất khả (do mạng thông tin, thực tế ảo... gợi ra); cái đã chín muồi là cái sắp rụng, một tia lửa bùng lên sẽ thành đám cháy lớn khó dập tắt được.

Tất cả những điều nói ở trên đều nhằm phát huy nhân tố con người trong sản xuất, trong phát triển đời sống văn hóa tinh thần ở thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố của người sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 134 - 139)