Tăng cƣờng hiệu quả quản lý của Nhà nƣớc, phát huy tính chủ động của cơ sở, địa phƣơng, đơn vị và nâng cao phẩm chất, năng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 139 - 143)

chủ động của cơ sở, địa phƣơng, đơn vị và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ nhằm tích cực hóa nhân tố con ngƣời trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

141

nhân tố con người - nguồn lực trung tâm của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bất kỳ bộ máy quản lý nào cũng điều phải có quyền lực đủ mạnh. Muốn thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý trong giai đoạn đổi mới hiện nay, cần phải cải cách thể chế hành chính để nó được xác lập và vận hành một cách khoa học, hiệu quả.

Việc cải cách thể chế hành chính nhằm xây dựng thể chế của nền hành chính dân chủ thực hiện quyền lực của dân, phát huy trí tuệ của dân, phục vụ lợi ích và đáp ứng nguyện vọng của dân, đồng thời thiết lập và bảo đảm trật tự, kỷ cương theo pháp luật trong đời sống xã hội.

Chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa khi cơ chế cũ quan liêu, bao cấp vẫn còn ảnh hưởng nặng nề, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, cán bộ kém năng động, thụ động, ỷ lại... Trong những năm đổi mới vừa qua, nhiều yếu kém đã được khắc phục một bước. Những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, xét duyệt không hợp lý, không đúng thẩm quyền đã được các cơ quan trung ương, địa phương chủ động sửa đổi được nhân dân đồng tình. Tuy nhiên việc thi hành các thủ tục hành chính mới cịn chậm và chưa nghiêm chỉnh, nhiều cán bộ, nhân viên nhà nước giải quyết công việc của dân kém nhiệt tình, chưa có ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính gắn rất chặt với cải cách kinh tế, với toàn bộ các mặt về thể chế, về tổ chức bộ máy và về đội ngũ cán bộ của Nhà nước nhằm huy động được sức người tốt nhất cho công cuộc đổi mới.

Sự bao cấp trong cơ chế cũ tạo ra sự phụ thuộc quá lớn của cơ quan cấp dưới vào bộ máy quản lý cấp trên tạo ra một sức ỳ trong đổi mới. Sự phân cấp quản lý giữa trung ương và địa phương chưa được cụ thể, đầy đủ. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước tuy đông nhưng chưa mạnh. Về vấn đề này, trong Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã chỉ rõ: "Bộ máy cồng kềnh, thủ tục phiền hà, điều hành phân tán, hiệu lực thấp. Một bộ phận cán bộ kém năng lực, quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, ức hiếp quần chúng, cản trở sự phát triển kinh tế và gây bất bình

142 trong nhân dân'' [109, tr.52].

Để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần tích cực vào việc đạt mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'', chúng ta phải vượt qua trở ngại trên. Chỉ có cải cách hành chính, kiện tồn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước và nâng cao phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, năng lực thể chất và trí lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước mới nâng cao hiệu lực và năng lực quản lý, phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế-xã hội.

Trong khi xây dựng đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước xác định phải xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, hình thành hệ thống chính sách và được thể chế hóa một cách đồng bộ, nhất quán đúng theo quan điểm chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư.

Nhà nước có chính sách đúng, được thể chế hóa một cách đồng bộ, nhất quán là hành lang pháp lý cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh, người lao động hoạt động tự chủ, quyền làm chủ được phát huy, khơi dậy năng lực sáng tạo trong quần chúng nhân dân.

Hệ thống pháp luật khi được hoàn thiện, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng cao, dân chủ hóa được hiện thực trong đời sống xã hội sẽ tạo điều kiện cho người lao động, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp muốn đầu tư, dám làm, dám chịu trách nhiệm và sẵn sàng đẩy mạnh hoạt động trên tất cả mọi lĩnh vực mang lại hiệu quả cao cho chính họ và góp phần thúc đẩy phát triển đời sống xã hội .

Việc tạo ra mơi trường thích hợp, con người tiếp thu được khoa học kỹ thuật và cơng nghệ, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ nghề nghiệp, trí tuệ, mở rộng cơ hội có việc làm, cuộc sống người lao động được đảm bảo... đó là điều kiện để tích cực hóa nhân tố con người. Thực tiễn quản lý, điều hành công việc của Nhà nước cho thấy, phải gấp rút xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có đầy đủ phẩm chất, năng lực trí

143

tuệ, trình độ chun mơn sâu, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước là khâu có ý nghĩa quyết định đối với thành công của công cuộc đổi mới, theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quản lý nhà nước nhằm phát huy nhân tố con người, về cơ bản, là quản lý những con người, những tổ chức kinh tế - chính trị -xã hội với những tâm lý, tình cảm, nhu cầu rất khác nhau. Điều đó địi hỏi đội ngũ cán bộ khơng chỉ có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, trí tuệ, nhiệt tình... mà cịn phải nắm vững nghệ thuật quản lý, phương pháp vận động quần chúng, hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân, của người lao động, tuyên truyền, dẫn dắt, có khả năng ra quyết định đúng đắn và kịp thời, đồng thời phải có niềm tin tưởng vào con người, vào năng lực sáng tạo của nhân dân. Đó là những thành tố của văn hóa quản lý. Sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong xu hướng hội nhập giao lưu quốc tế , khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ đòi hỏi cán bộ phải được đào tạo bồi dưỡng, tự rèn luyện để có văn hóa quản lý trở thành nhu cầu cấp bách. Sau khi có đường lối đúng chưa đủ, cần phải đưa đường lối đó đi vào cuộc sống, tập hợp quần chúng thành một khối thống nhất, biết tổng kết thực tiễn, nhanh nhạy với cái mới..., vai trò người cán bộ trở thành nhân tố cực kỳ quan trọng. Trình độ văn hóa quản lý của người cán bộ sẽ giúp họ khai thác tốt nhất tiềm năng con người, tích cực hóa nhân tố con người phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước.

Để có được đội ngũ cán bộ trong sạch và có năng lực trong bộ máy nhà nước, chúng ta phải thi hành cơ chế tuyển dụng đảm bảo tính khách quan trong việc xem xét, đánh giá và phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa:

Trước hết, việc tuyển mộ và đề bạt phải dựa vào năng lực và có tính

cạnh tranh cao.

Thứ hai, tồn bộ sự đãi ngộ của nhà nước (bao gồm cả tiền lương, phụ

144 vực tư nhân.

Những người có năng lực ln được đền bù xứng đáng trong lúc đương nhiệm và cả khi nghỉ hưu.

Có như vậy, chúng ta mới tạo dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý về căn bản có năng lực, cơng tâm, ít bị nạn hối lộ cám dỗ và khơng phải chịu sức ép của các nhóm lợi ích địi bóp méo các chính sách và luật lệ gây thiệt hại đến lợi ích chung của xã hội và của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam hiện nay luận án TS triết học 5 01 02 (Trang 139 - 143)