Không gian kinh đô

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 64 - 66)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2. Không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ

3.2.1.1. Không gian kinh đô

Trong sử thi Ramayana khung cảnh kinh đô được mô tả một cách tỉ mỉ trong một cảm hứng hân hoan. Kinh đô Ayohya hiện lên vô cùng mỹ lệ và giàu có.

"Trên đôi bờ của con sông Xarayu, đại vương quốc Kôxala nằm trải mênh mông, giầu thóc lúa, lắm vàng bạc, và dân cư sống những tháng ngày trong cảnh thái bình hạnh phúc. Thủ đô là Ayôđya lừng danh, được xây dựng từ những thuở xa xưa bởi Manu, vị chúa tể của loài người.

Thủ đô dài mười hai yôgiana, rộng ba yôgiana, là thành phố xinh đẹp nhất trên trái đất và được điểm tô bằng các công viên và lâu đài dinh thự. Thành phố ăn nước giếng trong lành. Những bông hoa nở rộ điểm xuyết cho những con đường cái rộng rãi phong quang mà hai bên là những cửa hiệu và những quán bán hàng thẳng tắp. Các cổng thành đúng ở khoảng cách đều nhau. Những thợ thủ công sinh sống ở một phần của thành phố, và phần kia dành cho những kho chứa vũ khí và vật liệu. Nó gồm nhiều nền đất cao và những lá cờ phấp phới bay trong không trung, và được bảo vệ bằng những thứ vũ khí khác nhau. Thành lũy được bảo vệ bởi những hào sâu và được củng cố

thêm nhờ những vũ khí bằng thép khác nhau. Do vậy mà không ai tới gần được nó. Tại đấy, có nhiều khu vườn, nhiều rạp hát cho nữ gới và nhiều lùm cây xoài. Những người lái buôn và những thương nhân từ nhiều miền khác nhau tới đây để sinh cơ lập nghiệp.

Có những ngôi nhà bảy tầng; voi, ngựa và xe cộ nhộn nhịp qua lại trên các đường phố của một đô thành giàu có không gì sánh nổi. Trong mỗi đường phố vang lừng tiếng sao, tiếng trống, tiếng đàn, tiếng tụng kinh Vêđa và tiếng dây cung. .." [64, tr26]

Khi mô tả vả đẹp và sự giàu sang của kinh đô sử thi không nằm ngoài mục đích ca ngợi sự hùng mạnh, giàu có quyền lực về của cải vật chất của người anh hùng. Tuy nhiên sự giàu có này không hẳn là chiến lợi phẩm của những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác.

Trong sử thi Iliat, với cái nhìn chiến tranh như một cách kiếm lợi thông thường, giá trị người anh hùng được đo bằng sự giàu có mà anh ta có được sau cuộc chiến tranh. Xuyên suốt Iliat xoay quanh cơn thịnh nộ của Asin , mà căn nguyên của nó không có gì khác là sự bất công khi chia chiến lợi phẩm. Asin đã giận dữ "hưu chiến" vì cho rằng: chàng (và tất cả người Akêan) chiến đấu hy sinh chẳng qua chỉ để "làm giàu " cho một người là Agamenông. Sử thi Ramayana không phê phán sự phấn đấu làm giàu, nhưng không phải vì thế mà người ta giành giật nó bằng mọi cách. Hoàng tử Rama, Lakmana và công chúa Xita sẵn sàng từ bỏ kinh thành lộng lẫy để làm tròn bổn phận đạo lý: "Đừng thấy anh không thể giành được ngôi vua mà đau buồn em ạ. Giữa vương quốc và rừng rú, anh muốn chọn cái sau." [ 64, tr135 ]

Nhưng những kẻ như Kakêyi, Vali, Ravana,... lại sẵn sàng dùng những phương tiện bất công để sở hữu nó. Đó chính là những mầm mống làm nảy sinh mâu thuẫn, gây hận thù quanh chiếc ngai vàng. Sự thoán đoạt ngôi báu không hợp đạo lý không phải là hiếm trong sử thi này, có đến hai trong bốn vương quốc trong sử thi này đều nằm trong tình trạng này. Không gian kinh

đô là "thiên nhiên thứ hai" do con người tạo ra, song nếu để dục vọng tầm thường quyến rũ, cướp đoạt nó thì tấ cả sẽ trở thành nô lệ của nó, bị nó dẫn dắt đến chỗ bị tiêu diệt những giá trị tinh thần, tình cảm bất diệt.

Trong cảm hứng Ramayana, không gian kinh đô trở thành thuốc thử đạo lý con người. Xét về phương diện vật chất, tầm vóc của người anh hùng trong Ramayana không phải chỉ làm nên từ sự giàu có mà cơ bản là từ cách thức mà anh ta có được sự giàu có đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)