Không gian núi rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 66 - 72)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1.2.Không gian núi rừng

3.2. Không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ

3.2.1.2.Không gian núi rừng

Trong sử thi Hy Lạp, các nhân vật anh hùng thường hướng lòng mình về đồng bằng màu mỡ và biển cả bao la cùng khát vọng chinh phục nó. Với họ thiên nhiên chẳng qua là một nguồn lợi vô cùng và có thể khai thác phục vụ cho lợi ích con người. Một khi đã chế ngự được sự dữ dằn của nó, phẩm chất anh hùng được khẳng định.

Các anh hùng trong Iliat bị cuốn vào cuộc chiến tranh thị tộc hầu như không còn thời gian và tâm trí cho thiên nhiên. Nhưng đến Ôđixê, luôn miêu tả biển trong trạng thái hung tợn, đe dọa sinh mạng con người: "Bóng đêm từ trời ập xuống. Gió đông, gió nam, gió tây điên loạn và gió bắc phát sinh trên bầu trời ánh sáng chói đều ào ào kéo đến cùng một loạt và làm dâng lên những đợt sóng ngút trời."

"Những ngọn sóng khổng lồ liền đẩy chiếc bè khắp chốn, lắc lư theo dòng nước. Như những cây gai mắc chằng vào nhau thành một bó bị gió bắc mùa thu quét đi khắp cánh đồng, chiếc bè cũng bị gió đẩy đó đây trên mặt biển, khi thì gió nam trao cho gió bắc, khi thì gió đông lại nhường cho gió tây."

Nhưng khi bước sang thời đại hòa bình, lao động xây đắp văn minh, con người hiểu rằng cần phải đến với thiên nhiên. Cho nên Ôđixê tràn ngập thiên nhiên, mà nhất là tràn ngập biển cả. Biển khơi hiện lên, vừa thù địch vừa bầu bạn. Thần Đại Dương là "thần mang mặt đất", đồng thời là "thần lay

chuyển mặt đất", "biển khơi không sinh nở". Nhưng con người không sợ hãi, vẫn ra đi "bầu bạn với mái chèo", tìm sự giúp đỡ của một chòm sao, một cánh hải âu, lênh đênh trên biển kiếm những những vùng đất mới. Đất liền là bờ bến trở về, là khát khao nơi cư ngụ yên lành, thịnh vượng: "Như đàn con mừng rỡ thấy cha sống lại sau khi cha bị một hung thần ám ảnh, ốm liệt giường, đau đớn, quằn quại bao lâu, nhưng bây giờ đã được thần linh cho tai qua nạn khỏi, khi trông thấy đất liền, Ulysses cũng mừng rỡ xiết bao", "Ulysses cúi xuống hôn mảnh đất sinh ra lúa mì." [Chuyển dẫn 26]

Trên hành trình phiêu lưu, cập bến nào, Ulysses cũng tìm hiểu mảnh đất ở đó bằng con mắt của con người khao khát bắt tay với thiên nhiên, hợp lực với thiên nhiên để xây dựng cuộc sống tốt đẹp, ấm no hơn cho con người: "Đất đai của họ rất tốt. Gần những lớp sóng ngầu bọt trên bờ là những đồng cỏ ẩm ướt đất xốp, ta có thể trồng nho quanh năm...Đảo này ở ngoài bến còn có những nơi che khuất hết sức thuận tiện cho ta đỗ thuyền, chẳng phải neo, buộc gì cả. Thuyền đỗ lại ta có thể yên tâm cho đến khi nào lòng ta quyết định lên đường hay khi gặp trời nổi gió."[Chuyển dẫn 26]

Có lẽ tư tưởng cân bằng sinh thái của phương Tây hiện đại về cơ bản cũng xuất phát từ cái nhìn này của Ulysses, con người phải hòa hợp với thiên nhiên vì chính điều đó đảm bảo lợi ích vật chất lâu dài của nó.

Không gian núi rừng của những cuộc hành hương trong sử thi

Mahabharata được miêu tả nhấn mạnh sự tĩnh mịch, thái hòa. Thiên nhiên hiện ra không phải trong những khoảng không rộng lớn mênh mông vô hạn, mà thường là thâm sâu cùng tận. Sự che chắn, biệt lập được nhấn mạnh. Hoặc bằng cây cối rậm rạp cản bước đến, hoặc bằng tầng tầng lá rợp ngăn ánh mặt trời chiếu rọi. Dù vắng người, rừng núi lại là thế giới trù mật của muôn loài sinh vật. Chằng chịt dây leo, chim và ong từng bầy, hoa nở không phải từng bông mà thành từng "tấm thảm hoa", "chiếc khăn hoa", những "cơn mưa hoa",...Có điều đông mà không chen chúc, huyên náo vì vạn vật sống trong

hòa hợp: dây leo mềm nương thân cây mạnh mẽ, ong rù rì cần mẫn bên hoa,...Mười hai năm lưu đày, Pandava đã dần dần đạt đến sự hòa nhập làm một vào cuộc sống và linh hồn của thiên nhiên rừng núi: tâm hồn họ trở nên tịch tĩnh và thái hòa.

Trong sử thi Ramayana, người anh hùng không mưu cầu lợi ích vật chất ở thiên nhiên. Do đó, sức mạnh anh hùng của họ không phải được đo đếm được ở khả năng chế ngự mà chính là sự hoà hợp, gắn bó với thiên nhiên. Thiên nhiên trong sử thi Ramayana chủ yếu là những khu rừng già sâu thẳm với những dòng sông hùng vĩ, những ao hồ trong lành, rực rỡ cỏ hoa. Vạn vật trong rừng tuy đông đúc nhưng lại sống hiền hoà, yêu thương: Những cặp Kinnara lang thang khắp rừng, dây leo quấn quýt quanh cây xoài,...Sống trong rừng không phải giành giật, bon chen, hoàng tử Rama cảm thấy mọi tục lụy trĩu nặng được cởi bỏ, trở về với tâm hồn yên tĩnh. Chàng nhận xét:

"Đây là một thác nước nhỏ, kia là một suối con, cũng có một cái giếng, và các ngọn núi nom như một con voi toát mồ hôi thái dương. Ngọn gió nhẹ dịu dàng khiến mọi người vui thích khi nó đưa mùi hương hoa thơm ngát từ các hang núi tới...Anh cảm thấy hết sức vui sướng trong ngọn núi xinh đẹp này, có dồi dào hoa quả và tiếng chim ca hát...Các bậc tổ phụ của anh đã coi đời sống ở rừng như là cách thích hợp nhất để đạt tới sự cứu rỗi, niềm an ủi duy nhất cho nỗi đau khổ và lo âu trần thế sau cái chết." [64, tr 214 ]

"Đây là con sông Manđakini. Đôi bờ của nó đẹp khôn tả luôn ầm vang tiếng kêu của thiên nga và loài cò, và trên đó sừng sững những cây có quả và cây hoa. Dốc của nó quả thực là đẹp. Em trông loài nai khát nước đang uống sục bùn ở cạnh bờ. Em trông các nhà tu khổ hạnh tết tóc đang tắm trong sông, và các nhà tu khác đang giơ cao tay khấn mặt trời. Ngọn cây và cành cây đầy những hoa và trái đang đu đưa trong gió. Tưởng hồ như chính ngọn núi cũng đang múa nhảy. Em trông kìa bao nhiêu cụm hoa chuyển động trong gió đang

cúi lên dòng nước trong veo của Manđakini. Cảnh Chitrakuta và sông Manđanaki khiến người ta vui thú hơn là đời sống đô thị." [64, tr215]

"Hãy coi núi này như Ayôđhya và sông Manđakini như là sông Xarayu....Bởi vậy anh tự cảm thấy vô cùng sung sướng. Khi mỗi ngày ba lần tắm trong con sông này, sống bằng trái và củ rừng, và ăn mật cùng với em, anh chẳng thèm khát gì ngay cả vương quốc Ayôđhya." [64, tr215]

Mahabharata, các Pandava cũng phải ẩn dật trong rừng 12 năm. Môtip này của sử thi liên quan đến những quy định của tôn giáo chặt chẽ về thời gian học tập, tu dưỡng, rèn luyện trong giai đoạn đầu đời (Bramacharya) của người Ấn Độ. Núi rừng vừa là không gian hành hương vừa là môi trường thử thách và đây cũng là một không gian chủ yếu trong sử thi Ramayana. Hành trình 13 năm lưu đày trong rừng của hoàng tử Rama và công chúa Xita cùng người em trai trở thành ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa của rừng không phải ở sự bao la mà nó ở cái sâu thẳm, sự u tịch. Rừng càng sâu thì càng xa rời cuộc sống trần tục với nhiều bon chen, danh lợi cá nhân. Việc hoàng tử Rama yêu cầu vợ và em trai càng đi sâu vào rừng mà chưa ai đặt chân đến chính là tránh xa cuộc đời bon chen để hoà nhập với thiên nhiên, để chia sẻ yêu thương và hoà hợp. Hết Chitrakuta đến Đanđaka rồi Panchavati...chính là hành trình xa lánh cõi đời bon chen để hòa nhập vào cuộc sống với muôn loài ở trong rừng, một cuộc sống chia sẻ, yêu thương, hòa hợp.

Thiên nhiên rừng núi trong Ramayana thường xuất hiện nhiều hơn cả và có ý nghĩa hơn cả khi nhân vật người tình xa cách ngồi một mình: nhớ thương, mong đợi, sầu muộn, hay tức tối. Giữa nhân vật cô đơn và thiên nhiên có một mối tương thông lặng thầm nhưng sâu sắc mà núi rừng chính là bức đồ chiếu, là sự hồi quang của nội tâm con người, là cánh cửa mở vào tâm hồn nhân vật.

Khi mới mất Xita, trong cơn thịnh nộ Rama điên cuồng đe dọa sẽ hủy diệt tất cả: "Núi kia, ta sẽ thiêu ngươi ra tro cùng với tất cả cây to, cây leo của

ngươi, và sẽ chẳng có ai thăm viếng những đống hoang tàn đó nữa...Nếu suối không nói cho ta biết về người đẹp - như mặt trăng, ta sẽ khiến cho mi cạn sạch." [64, tr338 -339]

"Anh sẽ bắn tên phủ mờ bầu trời làm cho bọn chúng cháy âm ỉ và khiến cho chúng hóa đờ đẫn. Anh sẽ chặn đứng sự chuyển vần của tinh tú, che khuất mặt trăng, cướp đoạt ánh sáng chói chang của mặt trời và của lửa, và đưa bóng tối bao phủ lên cõi trần. Anh sẽ nghiền nát núi, làm cạn đại dương, tiêu hủy mọi giống thực vật. Nếu như các thần không trả lại Xita cho anh, hoặc sống hay chết, anh sẽ tiêu diệt sự tạo sinh bằng cơn thịnh nộ của anh... Anh sẽ tiêu diệt cả ba cõi cùng với tất cả loài Quỷ, Raksaxa, và Pixacha ở đó." [64, tr339]

Cũng có khi là thiên nhiên tương phản với cảnh ngộ nhân vật càng khắc sâu tâm trạng trớ trêu đau xót của Rama:

" Bây giờ là mùa xuân, mùa của tình yêu. Xem, ngọn gió nhẹ nhàng đang nhẹ thổi, hoa đang nở rộ, và rừng ngào ngạt hương hoa...những cây nở hoa đang trút trận mưa hoa có khác gì những giọt mưa từ trên trời đổ xuống. Cây cối rưng đọng trong làn gió thoảng đang tung hoa xuống, và hoa phủ đầy các gờ đá. Gió hình như đang đùa giỡn với hoa, ... có bao nhiêu hoa đang lả tả rơi, và bao nhiêu là hoa đang rung rinh trên cành. Ngọn gió đùa làm lay động các cành nặng trĩu hoa, xua đuổi những đàn ong đang mải mê bay với những tiếng vo ve râm ran..." [65, tr5 ]

"Những con chim công điên cuồng đang cùng những con mái múa lượn trong cảnh vui vầy, đuôi xòe rộng, lấp loáng như rèm của sổ bằng pha lê... thấy công trống múa may, công mái cũng múa với niềm vui tình tứ; và công trống rang rộng đôi cánh đang vừa nhích lại gần bạn tình, vừa thốt ra tiếng kêu như thể đùa giỡn. Trông kìa, con mái bị tình yêu nung nấu, bước theo con trống... " [65, tr7 ]

Trong khi đó Rama lại không có Xita bên cạnh nói năng dịu dàng, xinh đẹp. Mùa xuân rực rỡ nồng nàn, vì thế không làm nảy nở niềm vui mà chỉ nhọn sắc thêm nỗi đau trong trái tim hoàng tử Rama:

"Mùa xuân, như lửa, đang thiêu đốt anh đến là khổ - hoa Axôka đỏ là than hồng, tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo, và lá màu đồng thau là ngọn lửa...Một khi mà anh không còn được trông thấy Xita nói năng dịu dàng, có đôi mắt xinh đẹp và mái tóc duyên dáng, thế thì cuộc sống có ích gì cho anh.... Những ý nghĩ về nàng đang thiêu cháy anh, gió mùa xuân không thể quạt cho anh mát dịu được." [65, t6 ]

Có khi nhớ thương mãnh liệt đến thành ám ảnh sâu sắc, tràn vào cảnh vật, khiến cho Rama nhìn đâu cũng thấy hiển hiện hình bóng người yêu: "Hãy chú ý mà xem, cánh hoa sen nom giống mắt Xita của anh, và cơn gió hây hây từ rặng cây thổi thổi tới mang theo hương sen khi đụng tới chỉ nhị có khác gì hơi thở nhẹ nhàng của nàng Xita." [65, tr8]

Bước chuyển của thời gian cũng không vô tình, thản nhiên, tuần tự mà hòa cùng một nhịp với những vận động của tâm hồn nhân vật: Mùa xuân sôi nổi nhớ thương rạo rực, mùa mưa tràn trề sông sống khơi trêu nỗi đợi chờ thụ động, im ắng và bất lực khiến tình thu càng thêm da diết, khát khao bứt phá.

Thiên nhiên rừng núi được miêu tả qua điểm nhìn của nhân vật trong sử thi Ramayana vì thế còn là những bức họa tài tình, sinh động tâm hồn Ấn Độ, trái tim Ấn Độ đắm say, tinh tế, nồng nàn niềm vui của cuộc sống và tình yêu. Hình tượng núi rừng trong Mahabharata huyền bí, trang nghiêm, thanh thản thì trong Ramayana lại thấm thía gợi cảm hơn. Ramayana nâng đỡ, chở che những khát khao hạnh phúc trần thế, Mahabharata hun đúc nuôi dưỡng những khát vọng tâm linh siêu thoát, do đó hợp lại chúng thể hiện trọn vẹn các phương diện của tinh thần Ấn Độ, thỏa mãn tất cả những nhu cầu tâm lí của con người.

Sang năm thứ 14, mặc dù phải trải qua bao đau khổ gian nan để tìm kiếm Xita nhưng khi đối đầu với Ravana, Rama vẫn chỉ đưa ra yêu cầu rất mức hòa bình: "Hãy trả lại Gianaki. Muôn loài sẽ sống yên ổn!" Có được thái độ đó là do rừng núi đã đem lại bài học chân lý cuộc đời cho Rama: "Sống là yêu thương hòa hợp."

Núi rừng được người dân Ấn Độ coi là “thánh đường hùng vĩ”. Trong sử thi Ramayana núi rừng là môi trường hành hương của nhân vật bởi sự u tịch của nó phù hợp với việc tu luyện để đạt tới tri thức, đạo đức, chân lý cuộc đời. Bóng cây là nơi suy ngẫm ý nghĩa, bản chất của tồn tại và sự sống, là nơi chiêm nghiệm cuộc đời. " Đức Phật chẳng đã giác ngộ chân lý dưới bóng cây bồ đề đó sao" [Chuyển dẫn 44]. Con đường hành hương lưu lạc của các nhân vật trong vòng mười mấy năm trời qua núi rừng hoang sơ, hiểm trở, chống chọi với bao nhiêu yêu ma ác quỷ, vượt biển sâu, ...rồi mới đạt tới mục đích gợi người ta nhớ tới con đường khổ nạn mà Đức Phật phải trải qua trước khi đạt tới cái nhìn minh triết đối với vấn đề đau khổ của con người và con đường giải thoát.

Với cái nhìn thiên nhiên tràn đầy ý nghĩa tinh thần mang đậm bản sắc phương Đông, đặc biệt là bản sắc Ấn Độ. Phương Đông Sâu lắng hơn, nhìn con người không nhất thiết đóng vai trò trung tâm thế giới mà chỉ là một phần của thiên nhiên rộng lớn, mối ràng buộc con người với tự nhiên còn là quan hệ giao tiếp, tương thông; trạng thái cân bằng, hài hòa vạn vật còn là một nhu cầu tinh thần trong vũ trụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nhà nước với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trang 66 - 72)