6. Cấu trúc của luận văn
3.2. Không gian nghệ thuật trong sử thi Ramayana của Ấn Độ
3.2.3. Không gian tình yêu
Khác với những anh hùng trong sử thi Mahabharata, cõi trời không hẳn là toàn bộ mối quan tâm của những người anh hùng trong sử thi
Ramayana. Một mặt họ hướng lên trời cao, nhưng mặt khác người anh hùng vẫn không hành động thực hiện bổn phận ở trần thế như tình yêu, nghĩa thiện, sự khát khao hòa hợp lớn lao.
Hằn sâu trong tâm thức người Ấn Độ một sự đối lập xung đột trái ngược nhau. Đó là những khát vọng về đời sống tâm linh và những đam mê trong đời sống trần thế ở mỗi con người. Sử thi Ramayana chứa đựng rõ nét nhất không gian trần thế và không gian vũ trụ, trong đó các nhân vật anh hùng hành động, ứng xử nhằm đạt được sự hài hòa giữa hai không gian đời sống ấy. Bởi lẽ, "con người đòi hỏi thực hiện hai nhiệm vụ trái nghịch nhau: Dharma (bảo vệ, duy trì, nâng đỡ thế giới trần gian, thế giới vật chất nói chung và xã hội con người nói riêng) và Moksha (tìm kiếm sự hợp nhất với Brahman tự do thoát khỏi sự chi phối của đời sống xã hội nói riêng, thế giới vật chất nói chung." [68, tr165 ]
Những đòi hỏi đối lập đó và sự cố gắng dung hòa chúng trong tinh thần người anh hùng Ramayana thể hiện tập trung trong một số trường hợp sau:
Hai anh em Vali và Xugriva có một mối thâm thù. Do nóng giận, thiếu suy xét đến mù quáng, Vali đã nghi ngờ Xugriva giết mình, chiếm đoạt vương quốc. Nên y đã đuổi em đi với những lời mắng nhiếc và nguyền rủa tàn tệ. Suốt bao năm ròng, Xugriva nuôi chí trả thù. Được Rama giúp đỡ, Xugriva đã giết chết Vali. Sau cái chết của Vali, trong không gian hậu chiến vang lên khúc ca khải hoàn. Nhưng ngay trong chiến trường lòng mình, giữa tình anh em và sự hận thù, Xugriva lại là kẻ chiến bại. Y buồn bã ăn năn: "Tôi đã giành được vương quốc, Vali đã bị giết, nhưng cái kẻ bất hạnh là tôi đây lại
thấy những cái đó mới nhạt nhẽo làm sao. Hoàng hậu Tara đang gào khóc mãi không thôi, dân chúng đang lớn tiếng gào la. Nhà vua đã mất, và mạng sống của hoàng tử Angada đang lâm nguy. Đã vậy tôi có được đất nước để làm gì bây giờ? trước đây, bị lăng nhục, tôi đâm ra nôn nóng và giận dữ, và vì thế mà tôi tán thành cái chết của anh tôi, nhưng bây giờ một nỗi ăn năn cay đắng giày vò tôi. Tốt nhất cho tôi bây giờ là lui vào núi Risyamuka để làm việc thiện. Tại đấy, bằng cách nào đó, tôi sẽ sống qua ngày tháng đi theo ý hướng của giống nòi tôi. Đối với tôi ngay cả cõi trời cũng không đáng khao khát." [65, tr55 ]
Chiến thắng kẻ đã lăng nhục mình, bổn phận Kshatrya của Xugriva đã hoàn thành. Hành động này đã khiến địa vị xã hội, số phận của anh ta thay đổi. Từ một kẻ bại trận, sống chui lủi, anh ta trở thành người anh hùng thắng trận. Anh ta sẽ làm chủ vương quốc Vanara. Cánh cửa cổng trời cũng đã mở trước Xugriva, nhưng anh ta lại từ chối bước chân vào cõi trời. Lúc này phần thưởng đối với một trang hảo hán không còn là cứu cánh cho tâm hồn đang đau khổ của Xugriva vì đã giết chết anh trai của mình.
Trong quan niệm của người Ấn Độ, tình yêu không chỉ được hiểu bó hẹp là tình yêu nam nữ. Tình yêu trong sử thi Ramayana giữa Rama và Xita, Vali và Xugriva còn là sự cụ thể hoá của Tình yêu lớn, là sự yêu thương hoà hợp, sự giải thoát và tình yêu theo nghĩa hiện thực của nó. Ramayana một mặt yêu cầu con người thi hành bổn phận một cách tuyệt đối để đạt tới trời cao, mặt khác nó nhấn mạnh "giải thoát", đến Cực lạc, cũng chính là đưa tâm hồn mình hòa nhập vào tình yêu lớn. Môi trường hàm chứa những hành động khắc phục xung đột trên nẻo đường đi đến giải thoát trong chính lòng mình tạo thành không gian tâm linh sâu thẳm của Ramayana.
Nhân vật Rama luôn bị giằng xé bởi những đòi hỏi của Bổn phận và Tình yêu. Trong những năm lưu đày, niềm khao khát tột cùng của chàng là có một cuộc sống thanh thản giữa thiên nhiên tươi đẹp và bên cạnh Xita.
Khác với các sử thi khác, trong sử thi Ramayana có những bức tranh miêu tả thiên nhiên rộng lớn lạ thường, tương đối độc lập với tiến trình tường thuật, mang tính chất trữ tình và chất thơ sâu đậm. Trường đoạn miêu tả cảnh hồ Pampa chiếm một chương dài và trường đoạn tả mùa mưa cũng chiếm tới 60 câu thơ. Hơn nữa hầu như mỗi câu thơ là sự phác họa trữ tình, gợi cảm và độc lập, trình bày những biện pháp mới của nhãn quan sử thi và chú ý tới biện pháp tạo hình. Những bức tranh thiên nhiên trong Ramayana thường mang nỗi lòng nhân vật, mang tâm trạng con người.
Nhận xét về điều này, P. A. Grinser viết: "Chính trong Ramayana lộ rõ qua bức tranh thiên nhiên là nỗi lòng, nguyện vọng của những nhân vật sử thi. Với điều này tác giả của Ramayana đang tìm kiếm không phải sự cân xứng thích hợp giữa việc miêu tả bức tranh với tâm trạng con người, cái mà trong sử thi, tất nhiên, có thể tìm thấy một cách song song mà là thiết kế trên thiên nhiên cảm giác chủ quan của các nhân vật, bắt buộc nó nhận lấy cái nhìn của họ."
Lúc Gianaki chưa bị bắt cóc, cả hai còn sống ở rừng Chitrakuta, Rama đã nói với nàng: "Anh tự cảm thấy vô cùng sung sướng khi mỗi ngày ba lần tắm con sông này, sống bằng trái và củ rừng, ăn mật cùng với anh em, anh chẳng thèm khát gì ngay cả Ayodhya." [64, tr215 ]
Trong Ramayana, hạnh phúc ở Thiên đàng cũng không quyến rũ được Rama. Cái mà chàng luôn mong mỏi là Tình yêu chân chính trong thế giới thực tại. Hiện thân của Tình yêu ấy chính là Xita. Thiên nhiên trong
Ramayana mà núi rừng một mặt hiện lên với trạng thái "tĩnh mịch", "thái hòa" đưa người anh hùng dần đạt đến sự hòa nhập vào cõi siêu thoát. Mặt khác đó cũng là khu vườn tình ái mà đâu đâu cũng nồng nàn hương vị tình yêu - nguồn gốc của mọi tạo sinh và tồn tại trong vũ trụ.
Đây là khu rừng Chitrakuta, nơi Rama và Xita đến ở sau khi bị trục xuất: "Cả khu rừng đang vang lừng tiếng gáy ngọt ngào của chim cu, chim
bhơringara và các ca sĩ du dương khác của rừng. Hãy trông dây leo đang quấn quýt quanh cây xoài đang nở hoa." [64, tr216 ]
Vạn vật dường như cũng đang say sưa trong tình yêu thương hòa hợp. Mọi trạng thái của thiên nhiên như quyến rũ, mời mọc những cảm xúc trong tâm hồn con người. Trên đường tìm kiếm Xita, hai anh em Rama và Lakmana tới hồ Pampa trong mùa xuân ấm áp. Chúa xuân đã reo rắc tình yêu lên vạn vật. Chính cuộc sống đôi lứa đầm ấm của muôn loài đã đốt cháy lên ngọn lửa khát vọng yêu đương của Rama và khơi gợi nỗi đau thiếu vắng Xita trong chàng:
"Gió chuyển động khiến cho cây cối, cành nhánh đan mắc vào nhau kết liền với nhau liền một dãy; và đàn ong vo ve, say mùi mật hoa rừng... bây giờ đây anh không có Gianaki thì mùa xuân này khiến anh đau lòng thêm, và tình yeu tàn nhẫn đang hành hạ anh khôn nguôi. Nghe chim cu đang cất tiếng ca dịu dàng như để chế giễu anh. Hãy nghe lũ chim Đêtynha đanglíu lo bên cạnh con suối kia kìa! Tiếng hót du dương của chúng khiến anh thêm não ruột....
Hãy trông, những loài chim với đầy đủ giọng ca, đang ríu ra ríu rít trong rừng và đỗ vắt vẻo trên cành cây. Kìa, ở nmỗi đàn mỗi bày, lũ chim đang cùng người bạn tình thủ thỉ trong niềm hoan lạc, chẳng khác tiếng vo ve dịu dàng của bày ong. Cây cối như đang lên tiếng, với những giọng thầm thì, yêu đương của lũ chim Đatynha và tiếng gáy của con cu trống. Mùa xuân, như lửa, đang thiêu đốt anh đến là khổ - hoa Axôka đỏ là than hồng, tiếng vo ve của đàn ong là tiếng lửa vèo vèo, và lá màu đồng thau là ngọn lửa!... một khi mà anh không còn được trông tháy Xita nói năng dịu dàng, có đôi mắt xinh đẹp và mái tóc duyên dáng, thế thì cuộc sống có ích gì cho anh? " [65, tr6 ]
Cảnh vật như là một động lực thôi thúc mãnh liệt những xúc cảm của Rama. Và con người trở thành một bộ phận không thể tách rời của khung
cảnh, bị lôi cuốn trong cảm xúc của thiên nhiên và chính Rama đã tâm sự với em trai Laksmana:
"Anh không thể sống thêm nữa một khi mà không có người đẹp - mắt bông sen, ham mê giống hoa sen.... nhưng chính Tình yêu đang làm sống lại hình ảnh nàng trong tâm trí anh. Anh có thể chống cự lại sự giằn vặt nhức nhối của mối tình si say đắm giá như Chúa Xuân không đem hoa thắm lá xanh đè nặng lòng anh." [65, tr8 ]
Trong những hình ảnh của thiên nhiên, Rama như thấy bóng dáng của người vợ yêu quý của chàng. Cỏ cây hoa lá như mang dáng dấp một mỹ nữ yêu kiều là công chúa Xita: "Hỡi Binoa, nói ta nghe, mi có thấy nàng con gái mà ngực tròn như những quả cây, thân mình mềm mại như những trồi non mới nhú và mặc quần áo lụa vàng không?...Hỡi Maruvaka, nom mi xinh đẹp phủ đầy hoa lá và thân mình quấn quýt những dây leo, chắc chắn mi biết Gianaki ở đâu, Gianaki mà đùi êm như vỏ cây của mi... Hỡi Axôka, mi là kẻ làm tiêu tan nỗi đau buồn. Hãy cắt bỏ cho ta những nỗi buồn đau bằng cách chỉ cho ta biết Xita ở đâu. Hỡi cây Cọ, bộ ngực người yêu dấu của ta giống như trái chín của mi, hãy vui lòng nói cho ta biết mi có thấy nàng không. Ôi cây Roi ơi, nói cho ta nghe chẳng hay mi có gặp nàng Xita có làn da giống như vàng không? Hỡi Kacnikara được hoa tô điểm, nom mi hôm nay đẹp vô cùng! Gianaki dịu dàng rất yêu mi, mi có thấy nàng không, hãy nói ta biết." [64, tr332 ]
Cảnh hồ Pampa qua đôi mắt Rama cũng thấp thoáng hình ảnh dịu dàng của Xita: "Hãy chú ý mà xem, cánh hoa sen nom giống mắt Xita của anh, và cơn gió hây hây từ rặng cây thổi tới mang theo hương sen khi đụng tới chỉ nhị có khác gì hơi thở nhẹ nhàng của nàng Xita." [65, tr8 ]
"Đêm hiện ra như người phụ nữ bận đồ trắng mà khuôn mặt là vầng trăng xinh đẹp , và mắt là những ngôi sao, và ánh trăng mềm mại là áo quần của cô ta." [65, tr74 ]
Vào mùa mưa khung cảnh núi Malyaran chẳng khác nào tâm trạng của chàng trai si tình Rama khi phải xa cách người yêu của mình: " Buổi hoàng hôn rực rỡ trong những đám mây chiều lạnh lẽo với đường viền hổ phách; hình như vết thương của bầu trời đã được băng bó với một tấm vải rách những đám mây đỏ thắm trong những tia nắng chiều đỏ như máu. Cả bầu trời hiện ra như đang vì tình mà héo hon, tái nhợt - rải rắc những ánh trời chiều đỏ như đàn hương, và nó đang thốt ra những tiếng thở dài qua những ngọn gió hiu hiu thổi. Mặt đất trước đây bị khí nóng thiêu đốt, nay đang ướt sũng dưới những trận mưa rào xối xả và đang phả ra hơi nước như hơi thở nóng hổi của Xita bị nỗi đau đớn giày vò." [65, tr66 ]
Bức tranh ấy là không gian tình yêu thể hiện sự tương đồng sâu sắc giữa cảnh vật và tâm trạng người nhìn nó. Bầu trời cũng mang một vết thương như chính vết thương lòng của Rama. Tâm trạng của nó cũng như chính tâm trạng của Rama đang héo hon vì Xita. Đó là không gian xa cách mênh mông hằn trong tâm thế nhân vật anh hùng.
"Tình yêu nàng ngày đêm đốt cháy anh, nó là ngọn lửa mà nhiên liệu là sự xa vắng của nàng... Đối với anh, cảm thấy đang được sống cùng Gianaki trên cõi trần thế này, như thế là đủ, chẳng cần gì hơn." [66, tr13 ]
"Anh chẳng thèm khát cõi trời hay làm vua trần thế nếu vắng Gianaki, có eo lưng xinh xắn, có nước da như vàng, chẳng khác con gái của các thần." [64, tr329 ]
"Anh sẽ không sung sướng ngay dù ở trên cõi trời, nếu không có Xita. Anh sẽ không tài nào mà sống được mà không có Xita." [64, tr335 ]
Đối với Xita cũng vậy, nàng đã nói với Hanuman khi ở rừng Axôka: "Thật thà mà nói không có Rama ta chẳng thèm khát ngay cả cõi trời." [65, tr188 ]
Nhưng khi nghe tin Hanuman báo tin về Xita, thay cho niềm vui sướng hạnh phúc, Rama rơi vào trạngt hái trầm tư suy nghĩ mông lung và sau đó là nổi giận gay gắt, trách mắng Xita. Một không gian u uất xâm chiếm tâm hồn Rama. Đó chính là dấu hiệu của một xung đột gay gắt giữa Tình yêu và Bổn phận xã hội. Với tư cách là một minh quân, Rama phải có trách nhiệm giữu gìn trật tự vương quốc. Theo quy định của truyền thống, lối sống, cuộc đời mẫu mực của bản thân nhà vua sẽ góp phần quyết định vào trật tự đó. Gìn giữ lối sống trong sạch, với hoàng tử Rama trong tình huống này không gì khác hơn là phải từ chối Xita - người vợ đã từng ở trong vòng tay kẻ khác một thời gian dài, gạt bỏ tình cảm riêng tư của mình vì lợi ích chung của cộng đồng. Nhưng nếu làm như vậy, tình yêu với Xita lại bị tổn thương một cách nặng nề. Trong trường hợp này, Rama đã quyết định hy sinh tình cảm cá nhân cho bổn phận xã hội. Chính vì vậy, khi phải hy sinh lợi ích tình yêu vì vương quốc cả hoàng tử Rama và công chúa Xita đều rất đau khổ.
Tuy không gian chiến trường Lanka đã ngưng lặng nhưng sâu thẳm trong tâm hồn Rama thì cuộc chiến tìm kiếm sự hoà hợp cho tình yêu và bổn phận, hiểu biết cá nhân và hiểu biết viên mãn, linh hồn cá thể và linh hồn đại ngã vẫn đang diễn ra. Chỉ tới khi Thần Lửa chứng minh sự trong sạch của công chúa Xita thì hoàng tử Rama mới đạt tới trạng thái thanh thản của người dành chiến thắng cuối cùng. Tâm hồn của Rama và Xita và cả cộng đồng đã trở nên hoà đồng với sự hiểu biết của thần linh.
Nếu như người anh hùng trong sử thi Hy Lạp khao khát vòng nguyệt quế của vinh quang chiến thắng. Hành động anh hùng trên chiến trường là để đạt được danh tiếng cho mình. Asin từng nói với mẹ: "Nhưng giờ đây, con chỉ
mong sao được lừng lẫy danh thơm. Dù mẹ yêu con, xin đừng tìm cách giữ con ngoài cuộc chiến." [Chuyển dẫn 26]
Trong sử thi Mahabharata, chết trên chiến trường luôn luôn được coi là kết thúc xứng đáng của một trang Kshatrya, nhưng đạt tới danh tiếng qua cái chết như vậy không phải luôn luôn được đặt ra. Vấn đề cơ bản là công quả tôn giáo, nhằm mục đích đạt được hạnh phúc ở trên cõi trời.
Ở sử thi Ramayana, nhân vật cũng thực hiện những hành động anh hùng và hành động tôn giáo để đạt được danh thơm chiến trận và hạnh phúc ở thế giới mai hậu: "Hoặc là chúng ta sẽ chết và đạt tới cõi phúc, nơi mà kẻ yếu đuối và hèn nhát không tới được, và chúng ta sẽ hưởng mọi lạc thú ở nơi cư ngụ dành cho các bậc anh hùng sau khi chết; hoặc là bằng chiến thắng của mình chúng ta sẽ dành được danh tiếng bất diệt trên cõi trần." [66, tr129 ] Nhưng những ấp ủ về những khát vọng một Tình yêu rộng lớn nên họ còn hành động quyết liệt để giành lấy Tình yêu đó. Và đó cũng chính là cái đích cuối cùng mà nhân vật hướng tới.
Sử thi Ramayana chú ý miêu tả không gian trong bức tranh về con người. Nó bao gồm không gian văn minh nơi đô thành giàu có tới những khung cảnh thiên nhiên hoang sơ có núi cao, hồ sâu, rừng rậm. Nó hàm chứa cả môi trường hành hương bình an và thanh tịnh với không gian chiến trường