7. Kết cấu của luận án
2.1. Quan niệm về công nhân trí thức và đặc điểm của đội ngũ công nhân trí
2.1.2. Đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
* Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
Tƣ tƣởng về công nghiệp hóa ở nƣớc ta đƣợc hình thành từ Đại hội Đảng lần III (1960). Trải qua quá trình nhận thức sâu sắc về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn, đến Hội nghị trung ƣơng 7 khóa VII, tƣ tƣởng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng đã có bƣớc đột phá, đó là, Đảng đã chỉ ra thực chất công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao [23, tr.42]. Do đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc coi là tiền đề để đƣa nƣớc ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và xây dựng đất nƣớc trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tiếp tục tƣ tƣởng này, đến Đại hội VIII, Đảng chỉ ra và khẳng định nƣớc ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đƣa ra các quan điểm cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Những quan điểm này cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, trở thành động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc trong thời kỳ mới.
Trong Đại hội IX, X, XI Đảng ta tiếp tục bổ sung và phát triển đó là: Con đƣờng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bƣớc tuần tự, vừa có bƣớc nhảy vọt, thông qua từng bƣớc phát triển kinh tế tri thức. Và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trong của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển mạnh các ngành kinh tế và các sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức. Đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn [28, tr.29]. Nhƣ vậy, tƣ tƣởng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng ta luôn có sự bổ sung, phát triển và hoàn thiện, những nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng đƣợc làm sáng rõ và thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau :
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay tập trung xây dựng cơ cấu kinh tế theo hƣớng hiện đại, đảm bảo hợp lý theo ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, nhằm khai thác tối đa thế mạnh của từng vùng; chú trọng phát triển mạnh những ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, dựa nhiều vào tri thức; đặc biệt chú trọng phát huy tối đa nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Để thực hiện có hiệu quả những nội dung cơ bản này Đảng chỉ ra phải nâng cao dân trí, bồi dƣỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con ngƣời Việt Nam, coi đây là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa [24, tr21]. Đồng thời coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa [25, tr.91].
Nhƣ vậy, từ nhu cầu của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nƣớc, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc sự cần thiết của việc tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ đó chỉ ra thực chất và nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nƣớc ta hiện nay. Sự phát triển về lý luận cùng với sự chỉ đạo về đƣờng lối đã tạo ra động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt đƣợc những thành tựu có ý nghĩa quan trọng. Điều này, một mặt góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mặt khác đã và đang tạo ra tiền đề, điều kiện cho sự phát triển và phát huy vai trò của giai cấp công nhân nói chung và đội ngũ công nhân nói riêng. Bởi công nghiệp và công nhân là hai mặt của một vấn đề. Công nghiệp phát triển sẽ tạo ra môi trƣờng, điều kiện cho công nhân phát triển, ngƣợc lại, công nhân phát triển lại là động lực để công nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Hiện nay, nƣớc ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã tạo ra tiền đề cho sự hình thành và phát triển đội ngũ công nhân trí thức. Sự ra đời và phát triển của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nƣớc.
Tóm lại, tƣ tƣởng cơ bản của Đảng ta về công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho thấy tính tất yếu, tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đó là, muốn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Bởi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tiền đề vật chất kỹ thuật đƣa nền kinh tế - xã hội nƣớc ta từ trình độ thấp lên trình độ cao; từ trình độ lạc hậu lên trình độ tiên tiến, hiện đại; góp phần to lớn thực hiện mục tiêu trƣớc mắt là tạo nền tảng đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, và phấn đấu cho mục tiêu lâu dài là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, nhân tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định chính là phải xây dựng đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao, trong đó nòng cốt là đội ngũ công nhân trí thức. Sự lớn mạnh toàn diện của công nhân trí thức trở thành động lực cơ bản quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
* Đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam đƣợc coi là hạt nhân của giai cấp công nhân Việt Nam, là bộ phân tinh hoa nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Đƣợc coi là bƣớc phát triển về chất của giai cấp công nhân, nên khi xem xét, nghiên cứu và đánh giá về đội ngũ công nhân trí thức nhất thiết phải đƣợc đặt trong mối tƣơng quan không tách rời với giai cấp công nhân. Có thể coi, giai cấp công nhân và đội ngũ công nhân trí thức là một chỉnh thể thống nhất, nhƣng không đồng nhất, là sự bao hàm nhau để tạo nên sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân nhƣng không hòa tan trong cơ cấu giai cấp công nhân. Bởi vậy, đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam vừa mang trong mình những đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, của công nhân trí thức thế giới, đồng thời cũng thể hiện những đặc điểm riêng, đặc thù, cụ thể:
Một là, đội ngũcông nhân trí thức Việt Nam ra đời và phát triển gắn với công
cuộc đổi mới và quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Thực hiện triệt để đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc từ Đại hội Đảng lần thứ VI và đƣờng lối đối ngoại của Đại hội X, trong quan hệ đối ngoại, với phƣơng châm đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ đông và tích cực hội
nhập, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, Đảng và Nhà nƣớc triển khai thực hiện nhiều chính sách ƣu đãi, kêu gọi đầu tƣ, hợp tác trên nhiều phƣơng diện nhằm mở mang, phát triển nền kinh tế quốc dân hiệu quả và bền vững. Nhất là từ Đại hội VIII, Đảng và Nhà nƣớc khẳng định cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; thực hiện chiến lƣợc đi tắt, đón đầu; cần và có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua phát triển kinh tế tri thức, tận dụng những thời cơ, thuận lợi của bối cảnh quốc tế để phát triển kinh tế đất nƣớc. Thêm vào đó là Thủ tƣớng Chính phủ ra một loạt các quyết định về phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần vào quan trọng vào việc nâng cao trình độ công nghệ của đất nƣớc và hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân.
Sự đổi mới về cơ chế, chính sách đã tạo ra những bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế theo hƣớng hiện đại. Nhiều ngành công nghệ cao, nhiều lĩnh vực dịch vụ công nghiệp mới ra đời, các khu công nghiệp, các khu chế xuất đƣợc thành lập, nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Sự ra đời và phát triển của các ngành công nghệ cao nhƣ công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ laze, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ xây dựng cầu đƣờng hiện đại, công nghệ khai thác dầu khí…cùng với việc đi vào hoạt động của các khu công nghệ cao nhƣ khu công nghệ cao Hòa Lạc- Hà Nội, Khu công nghệ cao Quang Trung- Thành phố Hồ Chí Minh… đã thu hút một lƣợng không nhỏ lao động chất lƣợng cao vào làm việc, góp phần hình thành ngày càng đông đảo công nhân trí thức. Theo số liệu, tỷ lệ công nhân trí thức ở những ngành, lĩnh vực này khá cao trong tổng số lực lƣợng lao động, nhƣ: Tập đoàn Hàng không Việt Nam hiện có 46,6% ngƣời lao động có trình độ cao đẳng trở lên, tƣơng tự Tập đoàn Điện lực Việt Nam 28,58%, Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam là 26,5%, [ 97, tr.65- 66 ]. Thực tế trên cho thấy, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, gắn với phát triển kinh tế tri thức đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam. Bộ phận này đang ngày càng phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu, do vậy, đang phát huy vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân.
Thêm vào đó, trong những năm gần đây nhiều lĩnh vực dịch vụ công nghiệp, dịch vụ có tính chất công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nổi bật nhất là các ngành Công nghệ thông tin, Tài chính ngân hàng, Bƣu chính viễn thông, Điện lực, Hàng không…thu hút lực lƣợng sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và lao động chất lƣợng cao vào làm việc, đƣa đến sự gia tăng nhanh chóng của bộ phận công nhân trí thức. Chỉ tính một số ngành nhƣ Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam là 72,8%, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam là 94,1% [101, tr.66]. Cùng với quá trình công nhân hóa lực lƣợng lao động, trí thức hóa công nhân, bộ phận công nhân trí thức ngày càng tăng lên, đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Hai là, đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam có trình độ tri thức và trình độ
khoa học công nghệ, tay nghề chuyên môn cao, chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoặc có tính công nghiệp, có hàm lƣợng trí tuệ lớn.
Mặc dù ra đời và phát triển trong những thập niên gần đây, song, đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam có trình độ ngày càng cao, tƣơng đƣơng với đội ngũ trí thức Việt Nam. Điều này là do cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp trong đời sống kinh tế của con ngƣời. Nó đã làm thay đổi về cơ bản vai trò của các nguồn lực trong nền sản xuất xã hội. Từ nền sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, lao động thủ công là chính, sang nền sản xuất hiện đại dựa vào tri thức, trí tuệ của con ngƣời. Sử dụng có hiệu quả những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị kinh tế lớn. Thực tiễn này đã tạo nên bƣớc chuyển mình nhanh chóng từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức- điều mà trong Đại hội IX của Đảng đã chỉ ra. Bƣớc chuyển mình này đòi hỏi phải có một lực lƣợng lao động dồi dào có trình độ học vấn, chuyên môn cao, thích ứng với sự thay đổi không ngừng của công nghệ trong sản xuất. Lực lƣợng đáp ứng đƣợc yêu cầu đó, chính là công nhân trí thức.
Không chỉ có sự tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ ngƣời công nhân, ngƣời lao động, mà thêm vào đó là xu hƣớng quốc tế hóa, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi nƣớc ta muốn phát triển phải phát huy cao nhất nguồn lực con ngƣời trong sản xuất và trong quá trình phát triển đất nƣớc. Thực tiễn đã chứng minh rằng, việc dựa vào nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên không còn chiếm ƣu thế trong lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia, và vùng lãnh thổ. Bởi việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đến một lúc nào đó cũng sẽ cạn kiệt, buộc các quốc gia phải tìm ra nguồn lực thay thế và nguồn lực con ngƣời chính là chìa khóa để giải quyết đòi hỏi đó. Song, nguồn lực con ngƣời đƣợc khai thác và sử dụng phải là nguồn lực con ngƣời có kỹ năng, trình độ và chuyên môn cao, đáp ứng và thích ứng đƣợc với yêu cầu của công việc. Có nhƣ vậy, việc sử dụng nguồn lực con ngƣời mới có hiệu quả và mới nhanh chóng rút ngắn đƣợc khoảng cách phát triển giữa nƣớc ta với các quốc gia khác. Hơn nữa, hội nhập quốc tế là một quá trình có tính chủ động cao nhằm mục đích khai thác, tận dụng đƣợc những lợi thế, cơ hội do bên ngoài mang lại. Bởi vậy, nƣớc ta chỉ có thể khai thác đƣợc những cơ hội đó khi trình độ mọi mặt của công nhân, ngƣời lao động không ngừng đƣợc nâng lên, không ngừng đƣợc cải thiện và tri thức hóa, trí thức hóa.
Có thể thấy, sự phát triển của công nghiệp đƣa đến xu hƣớng công nhân hóa lực lƣợng lao động; ngƣời công nhân, ngƣời lao động tự nâng cao trình độ, chuyên môn của mình để thích ứng với nền công nghiệp ngày càng hiện đại, tạo nên xu hƣớng trí thức hóa công nhân. Xu hƣớng công nhân hóa lực lƣợng lao động, trí thức hóa công nhân đã đƣa đến kết quả trình độ ngƣời công nhân đƣợc nâng lên ngày càng cao, tƣơng đƣơng với trí thức. Lực lƣợng này đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Bên cạnh đó, sự phát triển công nghiệp theo hƣớng ngày càng hiện đại ở nƣớc ta đã đƣa đến sự ra đời của nhiều lĩnh vực mới nhƣ năng lƣợng hạt nhân, hạt nhân vũ trụ, bán dẫn, hóa tổng hợp, kỹ thuật thông tin, kỹ thuật hàng không, kỹ thuật vi điện tử, kỹ thuật laze… và nhiều ngành công nghệ cao nhƣ công nghệ sinh học,
công nghệ nanô, công nghệ vật liệu mới, công nghệ hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin… đã tạo ra môi trƣờng làm việc hiện đại, thu hút đội ngũ kỹ sƣ, cán bộ kỹ