7. Kết cấu của luận án
1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ công nhân trí thức
1.2.2. Các công trình khoa học nghiên cứu về công nhân trí thứ cở nước ngoài đã
ngoài đã được dịch sang tiếng Việt
- “Làn sóng thứ ba”(2011), Avin Toffler, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Đây là một trong những tác phẩm mà Avin Toffler trình bày lý thuyết về nền
văn minh. Ông chỉ ra Làn sóng thứ ba là nền văn minh trí tuệ, nền sản xuất siêu
công nghiệp. Lƣợc bỏ những hạn chế nhất định trong thế giới quan, nhân sinh quan, có thể thấy một số khía cạnh hợp lý khi Ông chỉ ra vai trò của khoa học công nghệ với sự phát triển của xã hội; Sự tác động của khoa học kỹ thuật đối với đời sống con ngƣời và sự biến đổi của giai cấp công nhân. Trong đó Ông khẳng định, cùng với sự phát triển của xã hội, của nền văn minh thứ ba, trình độ trí tuệ của ngƣời lao động, ngƣời công nhân đƣợc nâng lên, vì thế sẽ dẫn đến sự ra đời của công nhân tri thức - điều này là một tất yếu khách quan. Đây là một trong những khía cạnh mà trong quá trình thực hiện đề tài có thể tiếp thu, kế thừa.
- “Từ phần tử trí thức của giai cấp đến giai cấp của phần tử trí thức” (TS Lƣu Bảo Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội, Trung Quốc, số 1, 2006; bài viết đƣợc dịch và đăng trên tập Thông tin Những vấn đề chính trị xã hội, Viện thông tin Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, số 41, tr.9-20)
Tác giả chỉ ra rằng “phần tử trí thức” là sản phẩm của quá trình phát triển trong xã hội có sự phân chia giai cấp. Trong lịch sử, sự tồn tại của “phần tử trí thức” chủ yếu dựa vào một giai cấp nhất định trong xã hội. Hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự ra đời của kinh tế tri thức, phần tử trí thức dần thoát khỏi địa vị phụ thuộc và tách ra thành một giai tầng độc lập. Điều này ngày càng thể hiện rõ trong xã hội có nền kinh tế tri thức phát triển và đƣợc biểu hiện ở quá trình trí thức hóa của các giai cấp trong xã hội. Mặc dù tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu về công nhân trí thức, nhƣng những tƣ tƣởng đƣợc tác giả đề cập là nguồn tài liệu bổ ích để luận án tiếp thu, kế thừa.