Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân và độ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận án

1.3. Đánh giá khái quát các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân và độ

và đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam

Những công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân, các công trình này đã đề

cập ở những góc độ khác nhau và đánh giá khá toàn diện về giai cấp công nhân, nhƣ: Khái niệm, đặc điểm, sự hình thành, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân…. Có những công trình đi sâu nghiên cứu một chiều cạnh nào đó của giai cấp công nhân, cũng có những công trình đã nghiên cứu và đánh giá khái quát các vấn đề về giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Song, dù ở góc độ nào, rộng hay hẹp, cụ thể hay khái quát, hầu hết các công trình đều khẳng định bản chất của giai cấp công nhân mà các các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Có thể thấy điều này trƣớc hết ở khái niệm giai cấp công nhân. Hầu hết các công trình đều khẳng định khái niệm giai cấp công nhân là một phạm trù mang tính lịch sử, vì vậy, việc đƣa ra khái niệm giai cấp công nhân- phải vừa mang tính khái quát cao, vừa mang tính cụ thể, cho phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn lịch sử mà nó tồn tại- phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển. Giai cấp công nhân hiện nay đã có nhiều biến đổi to lớn về mọi mặt, nên việc đƣa ra khái niệm giai cấp công nhân cần phải đƣợc bổ sung nhiều thuộc tính mới,

nhƣng không vì thế mà những nội hàm trong khái niệm giai cấp công nhân đƣợc C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra không còn giá trị, ngƣợc lại, những nội hàm đó lại là những thuộc tính bản chất nhất, không thể thiếu trong việc đƣa ra khái niệm giai cấp công nhân hiện nay. Và hơn nữa, quán triệt quan điểm phát triển trong việc đƣa ra khái niệm giai cấp công nhân cũng không thể mở rộng khái niệm giai cấp công nhân đến mức quy tất cả những đối tƣợng làm công ăn lƣơng nói chung vào giai cấp công nhân. Từ đó một số công trình nghiên cứu đã phê phán sâu sắc sự xuyên tạc chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò lịch sử của giai cấp công nhân.

Nghiên cứu toàn diện về giai cấp công nhân, các công trình đều khẳng định rằng, giai cấp công nhân hiện nay dù có nhiều biến đổi về mọi mặt: số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu… nhƣng bản chất cốt lõi của giai cấp công nhân và vai trò lịch sử của nó thì không hề thay đổi, nếu có sự thay đổi, có chăng chỉ là thay đổi về hình thức biểu hiện và cách thức thực hiện vai trò lịch sử của mình.

Bàn về giai cấp công nhân Việt Nam trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước: Từ lý luận chung của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp

công nhân, các công trình nghiên cứu về giai cấp công nhân Việt Nam ở nhiều góc độ khác nhau: Khái niệm, vị trí, vai trò của giai cấp công nhân, xây dựng và phát triển giai cấp công nhân vững mạnh về mọi mặt để giai cấp công nhân thực hiện vai trò lịch sử của mình; tác động của các nhân tố khách quan (nhƣ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế…) và nhân tố chủ quan ( nhƣ sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu của công cuộc đổi mới, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…) đến sự phát triển và việc thực hiện vai trò của giai cấp công nhân; xu hƣớng biến đổi của giai cấp công nhân trong giai đoạn hiện nay… từ đó các công trình đã chỉ ra giai cấp công nhân Việt Nam không chỉ là lực lƣợng lãnh đạo, là động lực cơ bản của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, mà việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu trƣớc mắt là đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp, và mục tiêu lâu dài là xây dựng nƣớc ta trở thành một nƣớc xã hội chủ nghĩa dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Bàn về đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam, các công trình nghiên cứu đã đề cập ở những khía cạnh khác nhau về khái niệm, đặc điểm, sự phát triển của đội ngũ công nhân trí thức trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, đã có một số công trình đề cập về khái niệm công nhân trí thức, nhƣng cho đến nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau và chƣa có sự thống nhất trong nghiên cứu khoa học cũng nhƣ trong nhận thức xã hội.

Đề cập đến đặc điểm của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam, hầu hết các công trình đều chỉ ra rằng đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam đang trong quá trình hình thành và phát triển, do vậy, đặc điểm đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam có cả mặt giá trị và hạn chế, những đặc điểm này đã và đang thể hiện cùng với quá trình phát triển của đội ngũ công nhân trí thức.

Đề cập đến vị trí, vai trò và những giải pháp phát triển đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam, các công trình đều cho rằng, cùng với giai cấp công nhân, đội ngũ công nhân trí thức có vị trí, vai trò không gì thay thế trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nƣớc ta hiện nay. Vai trò này đã và đang đƣợc thể hiện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Từ đó, ở một số công trình đã đƣa ra ở những mức độ khác nhau những giải pháp để phát triển và phát huy vai trò đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định rằng, dƣới góc độ Chủ nghĩa xã hội khoa học, cho đến nay, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống và trực tiếp về “Vai trò của đội ngũ công nhân trí thức Việt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Bởi vậy, với mong muốn làm rõ vai trò của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài luận án.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vai trò của đội ngũ công nhân trí thức Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)