7. Kết cấu của luận án
2.1. Quan niệm về công nhân trí thức và đặc điểm của đội ngũ công nhân trí
2.1.1. Quan niệm về công nhân trí thức
* Chủ nghĩa Mác- Lênin về công nhân trí thức
Nội dung sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của chủ nghĩa Mác- Lênin. C.Mác- Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp của mình để nghiên cứu, luận giải toàn diện về giai cấp công nhân: nguồn gốc ra đời và phát triển của giai cấp công nhân; những điều kiện khách quan quy định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân; những nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân hoàn thành đƣợc sứ mệnh lịch sử thế giới là giải phóng mình đồng thời giải phóng toàn nhân loại khỏi tình trạng bị áp bức, bóc lột, bất công, bất bình đẳng, xóa bỏ quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, xây dựng một xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc cho tất cả mọi ngƣời- đó là xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Một trong những điều kiện quan trọng mà các Ông chỉ ra là, giai cấp công nhân phải không ngừng trƣởng thành về mọi mặt, phải từng bƣớc giác ngộ giai cấp, nâng cao ý thức chính trị, trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, làm chủ khoa học kỹ thuật, thực sự là chủ thể của nền công nghiệp hiện đại. Từ đó, các ông đã dự báo cùng với xu hƣớng phát triển của giai cấp công nhân sẽ đƣa đến sự ra đời của “giai cấp vô sản lao động trí óc”- bộ phận ƣu tú nhất trong giai cấp công nhân. Dự báo này đƣợc các ông đƣa ra từ cuối thế kỷ XIX, đến nay đã trở thành hiện thực và đƣợc gọi bằng thuật ngữ: Công nhân trí thức.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Ph.Ăngghen chƣa có điều kiện đi sâu nghiên cứu và cũng chƣa có một tác phẩm riêng biệt nào về công nhân trí thức và vai trò của nó, mà mới chủ yếu dừng lại ở những dự báo khoa học về sự ra đời của “giai cấp vô sản lao động trí óc”. Dự báo này đƣợc Ph.Ăngghen đề cập vào năm 1893 trong bức thƣ gửi Đại hội Sinh viên quốc tế xã hội chủ nghĩa ở Brútxen (Bỉ),
Ph.Ăngghen viết: “Các bạn hãy cố gắng làm cho sinh viên hiểu đƣợc rằng, giai cấp vô sản lao động trí óc phải đƣợc hình thành từ hàng ngũ sinh viên, bên cạnh và trong hàng ngũ những ngƣời bạn của nó- các công nhân thủ công nghiệp- giai cấp ấy có sứ mệnh phải đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng sắp tới” [74, tr.613 ]. Cho đến nay “giai cấp vô sản lao động trí óc” không ngừng tăng lên, trở thành nhân tố mới và là xu thế phổ biến trong quá trình vận động, phát triển của giai cấp công nhân.
“Giai cấp vô sản lao động trí óc” mà C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra, dù chƣa có một định nghĩa chính thức, cụ thể, nhƣng đã đƣợc các ông đề cập ở nhiều khía cạnh và mối quan hệ khác nhau khi bàn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Khi chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định, lực lƣợng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là ngƣời lao động, thì ngƣời công nhân, ngƣời lao động đƣợc đề cập ở khía cạnh này phải là ngƣời công nhân, ngƣời lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có kỹ năng và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất. Đây là nhân tố quan trọng nhất, động nhất, tiên tiến nhất trong lực lƣợng sản xuất. Bởi con ngƣời không chỉ có sức mạnh nhận thức thế giới mà còn có sức mạnh cải tạo thế giới. Con ngƣời không chỉ sáng tạo ra công cụ lao động mà còn sử dụng nó để chinh phục tự nhiên, phục vụ cuộc sống của con ngƣời. Nhƣ C.Mác đã nói “thiên nhiên không tạo ra máy móc… tất cả những cái đó đều là sản phẩm lao động của con ngƣời…do bàn tay con ngƣời tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hóa tri thức” [ 75, tr.372-373 ]. Nhƣ vậy, bằng bàn tay, khối óc con ngƣời không ngừng sáng tạo ra những công cụ lao động mới để tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình. Nhân tố này trở thành một trong những động lực cơ bản thúc đẩy lực lƣợng sản xuất không ngừng phát triển.
Khi bàn về vai trò của tri thức khoa học kỹ thuật đối với sản xuất, chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng, “chỉ một thành quả khoa học nhƣ máy hơi nƣớc của James Watt, trong 50 năm đầu tồn tại của nó, đã đem lại cho thế giới nhiều hơn so với những giá phải trả cho công cuộc phát triển khoa học kể từ lúc bắt đầu” [73, tr.607]. Và việc tạo ra của cải trong xã hội trở nên ít phụ thuộc vào thời gian lao động và số
lƣợng lao động đã chi phí mà chủ yếu “phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất”. Nhận thức đƣợc điều này nên giai cấp tƣ sản không ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động, lợi nhuận, buộc ngƣời công nhân, ngƣời lao động phải không ngừng tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để trụ lại trong nền sản xuất công nghiệp tƣ bản chủ nghĩa. Vì thế mà công nhân trí thức hình thành ngày càng đông đảo.
Bên cạnh đó, mỗi một nấc thang phát triển khác nhau của nền công nghiệp lại có những yêu cầu và quy định khác nhau về trình độ của ngƣời công nhân, ngƣời lao động. Nếu nhƣ công nghiệp có quá trình phát triển từ trình độ công nghiệp thủ công đến công nghiệp cơ khí và hiện nay là công nghiệp tri thức, thì trình độ của ngƣời công nhân có quá trình phát triển tƣơng ứng từ trình độ lao động giản đơn lên trình độ lao động phức tạp, lao động thủ công truyền thống, dần đƣợc thay thế bằng lao động kỹ thuật, tự động và ngày càng hiện đại. Ngƣời công nhân, ngƣời lao động không còn chủ yếu nhập vào quá trình sản xuất mà đóng vai trò là ngƣời “kiểm soát và điều tiết quá trình sản xuất”. Và “thay vì làm tác nhân chủ yếu của quá trình sản xuất, ngƣời công nhân lại đứng bên cạnh quá trình ấy” [75, tr.370 ]. Điều này cho thấy, trình độ tri thức của ngƣời công nhân, ngƣời lao động đƣợc nâng lên, một mặt phản ánh quá trình phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội, của nền công nghiệp ngày càng hiện đại. Mặt khác, còn đƣa đến sự ra đời của bộ phận công nhân lao động có trình độ cao. Bộ phận này không ngừng phát triển, trở thành bộ phận tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của giai cấp công nhân.
Khi chỉ ra nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân, chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra nguồn gốc kinh tế và nguồn gốc xã hội, theo đó, về nguồn gốc kinh tế, giai cấp công nhân là sản phẩm của sự phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Về nguồn gốc xã hội, giai cấp công nhân đƣợc tuyển mộ từ tất cả các tầng lớp dân cƣ. Từ đó, các ông chỉ ra xu hƣớng xích lại gần nhau giữa các giai tầng trong nền công nghiệp hiện đại mà công nhân trí thức chính là kết quả của quá trình ấy.
Sau này, trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Lênin chỉ ra rằng “không có tri thức, không có chủ nghĩa xã hội”. Cho nên, „„việc nâng cao năng suất lao động trƣớc hết đòi hỏi phải có cơ sở vật chất của nền đại công nghiệp”, và một điều kiện khác nữa “là việc nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân” [65, tr.229]. Vì vậy, Lênin đặc biệt chú ý đến việc nâng cao trình độ mọi mặt cho giai cấp công nhân, quần chúng nhân dân lao động, coi đây là động lực to lớn thúc đẩy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đến thành công. Ngƣời cũng đặc biệt nhấn mạnh đến việc sử dụng các chuyên gia tƣ sản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Lênin chỉ rõ: “chúng ta biết rằng chủ nghĩa cộng sản sinh ra từ chủ nghĩa tƣ bản, cho nên cần phải trân trọng những chuyên gia nhƣ là thứ tài sản duy nhất về kỹ thuật và văn hóa, mà không có cái đó thì không có chủ nghĩa cộng sản nào cả”. Và “Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội đƣợc, vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bƣớc tiến có ý thức và có tính chất quần chúng để đi tới một năng suất lao động cao hơn của chủ nghĩa tƣ bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tƣ bản đã đạt đƣợc” [65, tr.217]. Điều này cho thấy, các nhà kinh điển Mác- Lênin đã nhận thức sâu sắc đƣợc vai trò của tri thức, khoa học đối với sự thành bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà trong đó, giai cấp công nhân là lực lƣợng lãnh đạo, chủ đạo. Bởi vậy, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, giai cấp công nhân phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt và sự ra đời của công nhân trí thức là kết tinh của quá trình ấy. Đến lƣợt nó, công nhân trí thức lại là động lực, lực lƣợng cơ bản, chủ đạo xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, của nền sản xuất xã hội, đƣa đến sự ra đời của kinh tế tri thức. Một nền kinh tế mà việc sử dụng tri thức trở thành nhân tố quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Việc sử dụng phổ biến tri thức khoa học trong sản xuất xã hội, buộc ngƣời công nhân, ngƣời lao động phải tự đào tạo, nâng cao trình độ tri thức của mình để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của công nghệ, có nhƣ vậy họ mới có thể trụ lại trong nền công
nghiệp ngày càng hiện đại. Hơn nữa, khoa học kỹ thuật phát triển, tác động trực tiếp đến mọi quá trình sản xuất, khoảng cách giữa các đời công nghệ ngày càng rút ngắn, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý lại đồng thời là những ngƣời đi đầu trong áp dụng khoa học, cải tiến kỹ thuật vào sản xuất. Thực tiễn này đã, đang tạo ra đội ngũ công nhân chất lƣợng cao ngày càng đông đảo. Đội ngũ này chính là công nhân trí thức mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra cách đây hơn một thế kỷ. Do vậy, công nhân trí thức hiện nay là bƣớc phát triển tất yếu về chất lƣợng của giai cấp công nhân, là sản phẩm của quá trình phát triển công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. Đồng thời cũng là chủ thể đƣa công nghiệp tiến lên trình độ mới, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống và phát triển xã hội.
Nhƣ vậy, dự báo khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen về sự ra đời “giai cấp vô sản lao động trí óc” đến nay đã trở thành hiện thực và đƣợc gọi với khái niệm “công nhân trí thức”. Mặc dù chƣa đƣa ra khái niệm cụ thể về công nhân trí thức nhƣng C.Mác và Ph.Ăngghen đã đề cập ở nhiều khía cạnh khác nhau khi bàn về giai cấp công nhân và vai trò lịch sử của nó. Đây là cơ sở lý luận giúp cho việcxác định khái niệm công nhân trí thức đƣợc đúng đắn và khoa học.
* Quan niệm của Hồ Chí Minh về công nhân trí thức
Cũng nhƣ các nhà kinh điển Mác- Lênin, Hồ Chí Minh chƣa đƣa ra một khái niệm nào về công nhân trí thức, nhƣng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa và phát triển những tƣ tƣởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh đã đề cập về vai trò của công nhân trí thức ở nhiều khía cạnh khác nhau khi bàn về giai cấp công nhân Việt Nam.
Khẳng định vai trò của giai cấp công nhân, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn gan góc đƣơng đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là ngƣời lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam” [93, tr.9]. Để đảm bảo thực hiện đƣợc vai trò lãnh đạo tiên phong của nhân dân và dân tộc, giai cấp công nhân không chỉ có lòng dũng cảm, lý luận tiên phong mà còn cần phải có trình độ tri thức, phải không ngừng học tập văn hóa để nâng cao trình độ, để xứng đáng với vị trí, vai trò
là giai cấp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đúng nhƣ Ngƣời đã khẳng định: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì nhất định phải có học thức” [79, tr.306 ]. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động sâu rộng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nó trở thành một nhân tố hàng đầu quyết định tính hiện đại, hiệu quả của nền kinh tế; Là một nguồn lực mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển cũng phải ứng dụng và phát triển nó. Đối với nƣớc ta, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một xuất phát điểm thấp, lại đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân, với trọng trách là giai cấp lãnh đạo lại càng cần có trình độ tri thức cao, có khả năng sáng tạo và làm chủ khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả nền kinh tế, từng bƣớc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Để nâng cao trình độ văn hóa, tri thức của công nhân, Ngƣời chỉ rõ, “Cần phải có kế hoạch bồi dƣỡng cho cán bộ và công nhân có trình độ văn hóa và kỹ thuật khá”, thậm chí “phải có trình độ không kém gì kỹ sƣ”[ 78, tr.224]. Tức là, công nhân phải có trình độ không kém gì trí thức. Từ đó, Ngƣời chủ trƣơng “công nông hóa trí thức, trí thức hóa công nông. Nghĩa là công nông cần học tập văn hóa và nâng cao trình độ trí thức của mình, trí thức cần gần gũi công nông và học tập tinh thần, nghị lực, sáng kiến và kinh nghiệm của công nông” [ 79, tr.204]. Ngƣời công nhân không ngừng học hỏi kinh nghiệm, học tập tri thức để nâng cao trình độ mọi mặt, để ngang tầm với trí thức. Trí thức cũng phải không ngừng học hỏi công nhân, phải đi sâu vào phong trào công nhân, để hoàn thiện trở thành ngƣời trí thức mới- trí thức công nhân. Ngƣời viết: “Do sáng kiến và kinh nghiệm trong thi đua mà lao động chân tay nâng cao trình độ kỹ thuật của mình. Do thi đua mà lao động trí óc gần gũi, giúp đỡ, cộng tác và học hỏi những ngƣời lao động chân tay, và trở nên những ngƣời trí thức hoàn toàn. Thế là phong trào thi đua đã làm cho công nông binh trí thức hóa và trí thức thì lao động hóa”[ 79, tr.475 ].
Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ của ngƣời công nhân và không ngừng hoàn thiện ngƣời trí thức là một quá trình thống nhất biện chứng, là hai mặt
của một vấn đề. Bởi “xã hội tƣơng lai là một xã hội không có sự phân biệt giữa trí óc và chân tay. Vì văn hóa ngày càng cao thì thói quen của trí thức càng hợp với lao động” [ 77, tr.38-39]. Bởi lao động chân tay và lao động trí óc- đều là vẻ vang và đáng quý, đều nhằm mục đích tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tƣ