Khái lƣợc về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Sanders Peirce

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 40 - 44)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Khái lƣợc về cuộc đời và sự nghiệp của Charles Sanders Peirce

Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) là nhà triết học, lôgíc học, toán học và tự nhiên học. Nhƣng trên hết, ông đƣợc thừa nhận là người sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Theo bộ Encyclopae Britannica, Peirce “đƣợc thừa nhận là một trí tuệ độc đáo nhất và đa năng nhất mà nƣớc Mỹ sản sinh đƣợc cho đến giờ” [69, tr. 237] .

C.S.Peirce sinh ra và lớn lên ở bang Massachusetts, (Mỹ), trong một gia đình trí thức, cha ông là một giáo sƣ toán học có tên tuổi ở Đại học Harvard. Năm 1855, ông vào học Đại học Harvard đến năm 1859 tốt nghiệp ngành toán học và khoa học. Từ năm 1861, ông làm việc tại Cục Quản lý Bờ biển và Trắc địa Mỹ, nơi mà ông không hề cắt đứt quan hệ công việc trong suốt 30 năm sau đó. Cũng trong thời gian này, ông kiêm nhiệm công tác giảng dạy về lôgíc học, về lịch sử khoa học tại Đại học Harvard (1864 - 1865, 1869 - 1871) và Đại học Hoopskin (1879 - 1884). Từ năm 1869 đến năm 1875, Peirce làm trợ lý tại Đài quan trắc Harvard. Do có nhiều

nghiên cứu về thiên văn học, trắc địa học, v.v. năm 1877 ông đƣợc bầu làm thành viên của Viện Hàn lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ, sau đó là Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.

Trong suốt hơn 50 năm nghiên cứu khoa học và giảng dạy, Peirce có đƣợc nhiều thành tựu xuất sắc không chỉ trên lĩnh vực triết học, lôgíc học, tôn giáo học, mà cả trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, nhƣ toán học, vật lý học, hóa học, trắc địa học và lịch sử khoa học. Ông còn có những cống hiến nhất định trong lĩnh vực tâm lý học, thần giao cách cảm, tội phạm học, Ai Cập học, lịch sử cổ đại và cả về Hoàng đế Napoleon. Để có đƣợc những cống hiến này, ông đã học tiếng Latinh, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp và tiếng Anh cổ. Mặc dù có nhiều cống hiến, nhƣng khi còn sống, tài năng trên nhiều lĩnh vực của ông lại chƣa đƣợc giới học thuật thừa nhận. Mọi cố gắng và nỗ lực nghiên cứu khoa học mà ông bỏ ra cũng chỉ giúp ông xuất bản đƣợc một tác phẩm khi còn sống - Về vật lý học vũ trụ.

Cho dù Peirce trở thành một nhà khoa học, lôgíc học và triết học nổi tiếng, nhƣng sự nghiệp sƣ phạm của ông tại các trƣờng đại học tổng hợp ở Mỹ vẫn không thuận buồm xuôi gió; ngay cả yêu cầu chính đáng của ông là đƣợc giảng dạy chính thức tại các trƣờng đại học cũng không đƣợc chấp nhận. Lý do là phong cách giảng bài tự do tới mức bất bình thƣờng đối với thời đó (Peirce không quan tâm tới việc trình bày rõ ràng và có lôgíc mà chỉ định hƣớng vào các thính giả có năng lực nhất và tƣ tƣởng của ông về trƣờng tổng hợp nhƣ trung tâm khoa học của giới thƣợng lƣu). Do vậy, Peirce không tìm đƣợc nơi giảng dạy thƣờng xuyên tại Mỹ. Khó khăn trong tìm kiếm việc làm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, dù là tối thiểu, đã không thể ngăn cản nổi việc ông say sƣa với sáng tạo lý luận. Những ngƣời láng giềng xem ông nhƣ một con ngƣời kỳ quặc, khác thƣờng và gọi ông là “Giáo sƣ Peirce”, mặc dù chƣa bao giờ ông là giáo sƣ. Vào năm 1891, sau khi nhận đƣợc một khoản tài sản kế thừa không lớn, ông chấm dứt công tác tại Cục Quản lý Bờ biển và Trắc địa. Những thập niên cuối đời của Peirce đã diễn ra trong cảnh nghèo nàn và bị lãng quên. Ông mất năm 1914 trong cảnh cô đơn bởi căn bệnh ung thƣ.

Sau khi C.S. Peirce qua đời, đầu những năm 20 của thế kỷ XX, di sản lý luận của ông, bao gồm các bản thảo và bản nháp viết tay, mới lần lƣợt đƣợc xuất bản. Năm 1923, Tuyển tập triết học của ông đƣợc xuất bản. Tập thứ nhất của tuyển tập này có tên gọi Cơ hội, tình yêu và lôgíc. Từ năm 1931 đến năm 1935, Đại học Harvard cho xuất bản Tập luận văn của Peirce gồm 6 tập và vào năm 1958, cho xuất bản tiếp tập 7 và 8.

Ngay sau khi đƣợc xuất bản, các công trình của C.S.Peirce đã thu hút sự quan tâm của đông đảo ngƣời đọc trong giới học thuật Mỹ. Nhờ những công trình này, uy tín của ông ở Mỹ ngày càng tăng và bản thân ông cũng đã đƣợc tôn vinh là ngƣời sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ. Những luận giải, phân tích của ông về lôgíc quan hệ, ký hiệu học, về chân lý và ý nghĩa đã đƣợc các nhà chủ nghĩa kinh nghiệm lôgíc, triết học phân tích, ngữ nghĩa học, những ngƣời theo chủ nghĩa thực tại và thậm chí cả những nhà hiện tƣợng học, đề cao và coi ông là ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực của mình. Những thành tựu về khoa học tự nhiên của ông cũng đƣợc giới khoa học tán đồng. Sự công nhận đó của giới học thuật Mỹ làm cho C.S.Peirce trở thành một trong những ngƣời nổi tiếng nhất của giới học thuật Mỹ, thậm chí có ngƣời còn gọi ông là nhà triết học lớn nhất, độc đáo nhất của nƣớc Mỹ. William James đã coi ông là nhà tƣ tƣởng Mỹ độc đáo của thời đại và cùng với những ngƣời đƣơng thời, nhiều tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn ông, nhƣ Emerson, Royce, Dewey, Santayana, v.v. đã mang lại vinh quang cho nƣớc Mỹ trên lĩnh vực tƣ tƣởng, lý luận. Một số ngƣời đặt ông ngang hàng với G.V. Leibniz, bởi theo họ, trong di sản lý luận của cả hai ông đều có “tính toàn năng” nhƣng lại ít có “tính hệ thống” trong tiếp cận khoa học, mặc dù luôn có “sự phong phú của tƣ duy đang thai nghén”. Nhà triết học Anh, B.Russell đã ví Peirce nhƣ “hòn núi lửa đang phun ra những khối lửa mà ở đó, lẫn lộn cả vàng ròng” [20, tr.88]; cũng với tinh thần này, bộ Encyclopae Britannica đã ghi nhận, Peirce “là một trí tuệ độc đáo nhất và đa năng nhất mà nƣớc Mỹ sản sinh đƣợc cho đến giờ” [69, tr.237].

C.S.Peirce là nhà tƣ tƣởng lớn trên nhiều lĩnh vực, song trong tƣ tƣởng của ông cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn. Điều này đã gây nên những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới học thuật Mỹ. Bản thân Peirce cũng nhận ra điều này và ông đã cố gắng tìm cách giải quyết mâu thuẫn đó trong quá trình phân tích, luận giải thực tiễn nhận thức của chủ thể, mà với việc phóng đại, đề cao đến mức thái quá yếu tố chủ quan của nhận thức đã đƣa ông tới chỗ sáng lập nên một trào lƣu triết học mới - chủ nghĩa thực dụng. Ông cũng nhận thấy những mâu thuẫn trong tƣ tƣởng của mình và do vậy, trong những năm cuối đời, ông đã cố gắng để xây dựng một hệ thống lý luận thống nhất, rộng rãi, nhƣng bệnh tật đã không cho phép ông hoàn thành công việc này.

Về cống hiến của Peirce trong lịch sử tƣ tƣởng triết học nhân loại, cần lƣu ý rằng, mặc dù ông đƣợc thừa nhận là ngƣời sáng lập chủ nghĩa thực dụng, nhƣng chính ông lại không phải là ngƣời thực dụng chủ nghĩa một cách triệt để và thuần túy. Trƣớc thập niên 70 của thế kỷ XIX, ông chỉ chuyên tâm nghiên cứu về lôgíc quan hệ.

Khi đó, tƣ tƣởng của ông thể hiện rõ khuynh hƣớng chống chủ nghĩa duy lý và bản thân ông cũng chƣa trở thành nhà thực dụng chủ nghĩa. Tƣ tƣởng thực dụng chủ nghĩa chỉ đƣợc ông đƣa ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX. Năm 1872, ông đƣa ra khái niệm “chủ nghĩa thực dụng” và trình bày những tƣ tƣởng cơ bản, chủ yếu của mình về chủ nghĩa thực dụng trong báo cáo khoa học đọc tại “Câu lạc bộ siêu hình” thuộc Đại học Harvard. Sau đó, báo cáo khoa học này đã đƣợc Peirce chỉnh lý, bổ sung thành hai bài viết với tên gọi Củng cố niềm tin (The Fixation of belief) Làm thế nào để tư tưởng chúng ta được rõ ràng (How to make our ideas clear ), lần lƣợt đăng trên Nguyệt san khoa học phổ thông (số 11 - 1877 và số 1 - 1878); từ đó, ông rút ra kết luận: nội dung tƣ tƣởng nào cũng là tổng số những hệ quả thực tiễn, kết quả của những hành động bắt nguồn từ những tƣ tƣởng ấy. Muốn biết đƣợc ý nghĩa của một tƣ tƣởng, và phân biệt đƣợc tƣ tƣởng này với tƣ tƣởng kia, chỉ cần căn cứ vào hệ quả thực tiễn của chúng. Peirce đã trình bày châm ngôn về chủ nghĩa thực dụng nhƣ sau: “Để xác định ý nghĩa của một khái niệm chúng ta phải xem xét những hệ quả thực hành nào có thể xảy ra một cách tất yếu từ tính đúng đắn của khái niệm đó; tổng số những hệ quả này sẽ cấu thành toàn bộ ý nghĩa của khái niệm đó” [Trích theo: 81, tr. 495]. Sau này, bản thân ông còn tiếp tục phát triển thêm tƣ tƣởng thực dụng chủ nghĩa của mình. Song, vào những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XIX, ông chủ yếu dồn sức cho việc xây dựng một hệ thống triết học rộng rãi với dự định đƣa vào đó cả vấn đề bản thể luận, nhƣng lại không hoàn thành. Do vậy, về cơ bản, sự phát triển thêm này không thống nhất với tƣ tƣởng thực dụng chủ nghĩa mà ông đã đƣa ra từ những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX và nó cũng không hoàn toàn đồng nhất với tƣ tƣởng của các nhà thực dụng chủ nghĩa sau ông. Chính vì thế, vào những năm đầu thế kỷ XX, ông đã nhận thấy việc cần phải tách riêng chủ nghĩa thực dụng của mình với chủ nghĩa thực dụng của W.James, của F.C.Schiller - đại biểu của trào lƣu thực dụng chủ nghĩa Anh, và thậm chí với cả J.Dewey - nhà triết học thực dụng của “chủ nghĩa tự do triệt để”. Do vậy, khi nghiên cứu tƣ tƣởng triết học của C.S.Peirce, cần phải có sự luận giải chuyên biệt về những tƣ tƣởng này chứ không nên quy giản một cách đơn thuần về chủ nghĩa thực dụng.

Chính Peirce cũng thừa nhận rằng, chủ nghĩa thực dụng của ông tự nó không phải là học thuyết siêu hình, không có ý định xác định bất kỳ tính chân lý nào của sự vật. Nó chỉ là phƣơng pháp phát hiện từ hiện thực và nghĩa của khái niệm trừu tƣợng. Ông còn nhiều lần khẳng định rằng, cái quan tâm chủ yếu của ông là làm cho tƣ tƣởng và khái niệm mà con ngƣời đƣa ra có đƣợc kỹ xảo và

phƣơng pháp rõ ràng. Peirce muốn xây dựng chủ nghĩa thực dụng của mình thành một loại lôgíc khoa học hay phƣơng pháp luận khoa học để phân tích nghĩa của từ, của khái niệm, tƣ tƣởng hay nghĩa của ký hiệu và biến chúng thành phƣơng tiện xác định niềm tin, phƣơng thức sử dụng hành động để đạt đến mục đích. Do vậy, phƣơng thức để xác định niềm tin và vấn đề xác định niềm tin trên cơ sở “làm rõ ràng” khái niệm, tƣ tƣởng đã trở thành bộ phận cấu thành chủ yếu trong triết học thực dụng của Peirce.

Trong sự nghiệp triết học của Peirce, có lẽ công trình nổi tiếng nhất là hai luận văn đầu tiên trong loạt sáu luận văn đƣợc tập hợp dƣới nhan đề Những minh họa cho lôgic khoa học. Luận văn thứ nhất với tên Củng cố niềm tin, Peirce biện hộ bằng lập trƣờng của chủ nghĩa duy tâm kiên định, sự ƣu việt của phƣơng pháp khoa học đối với những phƣơng pháp vƣợt qua hoài nghi khác bằng cách bám chắc niềm tin. Luận văn thứ hai có tên là Làm thế nào để tư tưởng chúng ta được rõ ràng, Peirce biện hộ ý tƣởng thực dụng - thực dụng tính của những khái niệm sáng tỏ.

Chủ nghĩa thực dụng của Peirce tuy không phải là một hệ thống triết học hoàn chỉnh, nhƣng những tƣ tƣởng thực dụng chủ nghĩa mà ông đƣa ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX đã thực sự trở thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX và do vậy, ông xứng đáng đƣợc tôn vinh là ngƣời sáng lập chủ nghĩa thực dụng Mỹ - một trào lƣu triết học có ảnh hƣởng lớn đến nƣớc Mỹ không chỉ trong thế kỷ XX, mà còn cho đến cả hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)