Phương pháp quyền uy

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 87 - 90)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

3.2. Các phƣơng pháp củng cố niềm tin

3.2.2. Phương pháp quyền uy

Phƣơng pháp quyền uy thể hiện ở bƣớc chuyển từ tự do tín ngƣỡng của một ngƣời sang tự do của các cơ cấu quyền lực quyết định niềm tin dành cho đa số mọi ngƣời trong cộng đồng. Peirce mô tả nó nhƣ sau: “Hãy để cho ý chí nhà nƣớc thay thế ý chí cá nhân. Chúng ta sẽ tạo dựng thể chế có mục đích thu hút sự quan tâm của mọi ngƣời đến các học thuyết đúng đắn, thƣờng xuyên nhắc lại chúng, dạy

chúng cho giới trẻ; thể chế này đồng thời cũng cần sở hữu sức mạnh để ngăn chặn việc nghiên cứu, bảo vệ và trình bày các học thuyết đối lập. Chúng ta loại bỏ mọi nguyên nhân có thể làm thay đổi tâm linh ra khỏi đầu óc mọi ngƣời. Chúng ta sẽ giữ yên sự dốt nát của họ để họ không học đƣợc cách suy nghĩ khác. Chúng ta sẽ định hƣớng khát vọng của họ để họ ghét bỏ và sợ hãi những ý kiến riêng và bất thƣờng. Chúng ta sẽ đe dọa và bắt giữ im lặng đối với tất cả những kẻ bác bỏ niềm tin đã xác lập. Chúng ta sẽ kích thích nhân dân né tránh những kẻ đó và… trừng phạt thích đáng chúng. Nếu không thể đạt tới sự đồng thuận chung bằng phƣơng thức nhƣ vậy, thì việc sát hại tất cả những kẻ có suy nghĩ khác sẽ luôn là một phƣơng tiện rất hữu hiệu để tạo ra ý kiến thống nhất trong nƣớc” [105, T.VII, tr. 379].

Theo Peirce, lịch sử cho thấy phƣơng pháp này từ thời xa xƣa đã là một trong các phƣơng tiện chủ yếu để bảo vệ các học thuyết thần học và chính trị đúng đắn, giữ gìn tính chất phổ biến của chúng. Ông nhận xét, “những sự tàn bạo luôn đi cùng chế độ này, và khi nó đƣợc thực hiện nhất quán vào cuộc sống, chúng trở thành những điều độc ác khủng khiếp nhất trong mắt mỗi ngƣời khôn ngoan” [105, T.VII, tr. 379]. Peirce đã hoàn toàn có lý trong nhận định về phƣơng pháp quyền uy. Song, không phải ông có công khám phá ra nó và cũng không phải chịu tội về sự xuất hiện của nó.

Vấn đề là làm rõ quan hệ của phƣơng pháp này với “niềm tin thực dụng” và thái độ của Peirce đối với nó. Nhƣ đã rõ, chính Peirce đã đặt ra nhiệm vụ xác lập một niềm tin thống nhất cho mọi ngƣời và phƣơng pháp quyền uy cho phép đạt tới mục đích nhƣ vậy nên ông hoàn toàn không phản bác nó mà còn tán thành nó. Peirce viết: “Phán xét về phƣơng pháp củng cố niềm tin này…, chúng ta trƣớc hết cần thừa nhận ƣu thế đạo đức và tinh thần vô hạn của nó so với phƣơng pháp kiên tâm. Ƣu thế ấy thể hiện ở chỗ thành công của nó lớn chƣa từng thấy” [105, T.VII, tr. 380]. Mặc dù không niềm tin nào mãi mãi bất biến, song những biến đổi của nó diễn ra chậm tới mức hoàn toàn không đáng kể trong một đời ngƣời; do vậy, niềm tin cá nhân đƣợc củng cố một cách hợp lý. Peirce đi tới kết luận: “Không có phƣơng pháp nào tốt hơn phƣơng pháp này đối với phần lớn mọi ngƣời. Nếu xung lƣợng tối cao của họ là trở thành nô lệ trí tuệ, thì họ cần là nô lệ” [105, T.VII, tr. 380]. Thậm chí Peirce còn nhấn mạnh: “Sự điên rồ trong chính trị không thể đi xa hơn chủ nghĩa tự do Anh. Nhân dân cần bị nô dịch” [105, T.VII, tr. 402].

Nhƣ vậy, Peirce không nghĩ ra phƣơng pháp quyền uy, mà chỉ minh biện và luận chứng cho nó. Ông lựa chọn phƣơng pháp kiên tâm và phƣơng pháp quyền

uy không phải để đem đối lập chúng với phƣơng pháp khoa học mà để luận chứng cho chúng từ lập trƣờng “niềm tin thực dụng”. Quan niệm “niềm tin thực dụng” đƣợc xây dựng để bảo vệ tự do tinh thần của cá nhân riêng biệt và chuyên chế tƣ tƣởng của nhà nƣớc và giáo hội. Do vậy, Peirce tiên đoán việc sử dụng phƣơng pháp quyền uy cả trong tƣơng lai: “Phƣơng pháp quyền uy sẽ luôn cai quản phần lớn loài ngƣời… Tuân thủ phƣơng pháp quyền uy là con đƣờng của thế giới” [105, T.VII, tr. 386]. Xin nói thêm rằng, quan điểm này của Peirce có thể bị sử dụng để minh biện cho sự nô dịch tinh thần.

Peirce nhận thấy, phƣơng pháp này cần đƣợc đánh giá tùy thuộc vào mức độ nó cho phép góp phần củng cố hữu hiệu niềm tin. Mọi phản bác khác, thí dụ phản bác đạo đức về những sự tàn bạo khủng khiếp gắn liền với việc sử dụng phƣơng pháp này, hoàn toàn không có quan hệ với vấn đề. Peirce xem xét, phê phán nó nhờ xuất phát từ chính lập trƣờng nhƣ vậy. Ông xác định tiêu chí về thành công, hữu ích hay thỏa mãn để đánh giá phƣơng pháp quyền uy. Tuy nhiên, thành công ở đây đƣợc ông hiểu là thành công trong việc củng cố niềm tin.

Theo Peirce, xét từ góc độ này, phƣơng pháp quyền uy có những hạn chế cơ bản. Không một tổ chức nào có khả năng điều tiết ý kiến về mọi vấn đề, mà chỉ về những vấn đề quan trọng nhất. Tất cả những ý kiến khác sẽ hình thành một cách tự phát, do tác động của những nguyên nhân tự nhiên. Trong xã hội đạt tới một trình độ phát triển văn hóa nhất định, tất cả mọi ý kiến đều ảnh hƣởng lẫn nhau, do vậy ý kiến do bên trên xác lập có thể bị tác động “thô thiển”, “thô bạo”. Có thể xuất hiện những vấn đề mới, niềm tin đã chấp thuận không luận giải đƣợc chúng. “Có thể xuất hiện những ngƣời so sánh ý kiến của mình với ý kiến phổ biến ở các nƣớc khác và đi đến kết luận rằng, họ bị áp đặt suy nghĩ và sống nhƣ hiện thời” [105, T.VII, tr. 381]. Do vậy, không có cơ sở để đề cao ý kiến của họ hơn ý kiến của ngƣời khác. Rốt cuộc, hoài nghi có thể xuất hiện trong trí não của họ.

Nếu đối với các lý thuyết khoa học, chúng ta có thể sử dụng tiêu chí khách quan để đánh giá chúng, thì các niềm tin không có tiêu chí nhƣ vậy, không thể sử dụng các khái niệm “đúng” và “sai” để đánh giá chúng. Vì mục đích duy nhất của tƣ duy ở đây là xác lập niềm tin, nên khi mục đích này đã đạt đƣợc, hoạt động tƣ duy hoàn toàn chấm dứt, sự tồn tại của các ý kiến khác không thể trở thành nguyên nhân đủ làm xuất hiện hoài nghi. Peirce coi cần phải chuyển sang phƣơng pháp tiếp theo để củng cố niềm tin, phƣơng pháp không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của

một ngƣời nào, thừa nhận tính chất xã hội của niềm tin, “có tính chất công cộng” [105, T.VII, tr. 380]. Phƣơng pháp tiên nghiệm đáp ứng yêu cầu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)