Nguyên lý Peirce cơ sở để xác định tính chân thực của “niềm tin

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 94 - 96)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Vấn đề về tính chân thực của quan niệm “niềm tin thực dụng”

3.3.1. Nguyên lý Peirce cơ sở để xác định tính chân thực của “niềm tin

Cái làm cho Peirce phấn chấn là học thuyết Kant về phạm trù. Peirce bắt đầu công việc đổi mới nó một cách căn bản từ tác phẩm "Về một bảng phạm trù mới" (1867). Giống nhƣ Kant, Peirce khi đó đã dựa vào những suy luận về phán đoán. Nhƣng, khác với Kant, không phải sự phân loại phán đoán, mà sự phân tích loại hình quan hệ giữa chủ từ và vị từ của phán đoán đƣợc ông sử dụng làm căn cứ. Bảng phạm trù thứ nhất của Peirce bao gồm năm phạm trù là: thực thể, chất lƣợng, quan hệ, tái hiện và tồn tại. Phạm trù "tái hiện" ở Peirce có nghĩa là xem xét những hiện tƣợng đƣợc lĩnh hội với tƣ cách ký hiệu của khách thể nào đó. Sự quan tâm đặc biệt tới khái niệm "quan hệ" đã dẫn đến việc xây dựng lôgíc học quan hệ kể từ năm 1870. Sau đó, vào năm 1894, học thuyết về phạm trù của Peirce đƣợc cải biến cả do sự tiến hóa các tƣ tƣởng lôgíc học độc đáo của ông, lẫn do ảnh hƣởng của con đƣờng "từ Kant đến Hegel" mà ông đã trải qua. Tại giai đoạn thứ hai, Peirce tách biệt ba phạm trù, hay chính xác hơn là ba nhóm phạm trù: phạm trù số một (tính thứ nhất) biểu thị chất lượng, còn xét về phƣơng diện hình thức thì thể hiện là đơn tử; phạm trù số hai (tính thứ hai) biểu thị sự thực tồn, xét về phƣơng diện hình thức - nhị tử; phạm trù số ba - quy luật, xét về phƣơng diện hình thức - bộ ba. Trong tổng thể của mình, Peirce gọi học thuyết về ba phạm trù này là "hiện tượng học", ông gán một nghĩa bất bình thƣờng cho thuật ngữ này: Ông muốn nói tới việc phân tích phƣơng diện của kinh nghiệm thể hiện ra nhƣ là kết quả nhận thức cuộc sống của chúng ta. Ba thành tố cơ bản của kinh nghiệm này đƣợc nắm bắt thông qua ba phạm trù nêu trên.

Nhƣ vậy, trên cơ sở lôgíc và quan sát kinh nghiệm, Peirce miêu tả kết cấu vũ trụ thành một loại kết cấu quan hệ lôgíc. Từ quan hệ lôgíc này, Peirce đã xây dựng học thuyết siêu hình học và thuyết bản thể. Ông viết: “Trên mỗi một điểm của lý luận lôgíc, đều luôn xuất hiện ba loại phạm trù (khái niệm)…, chúng là một số phạm trù rất rộng rãi, nhƣng không xác định, thậm chí khó nắm bắt nên rất dễ bị bỏ qua. Tôi gọi chúng là phạm trù số một, số hai và số ba. Phạm trù số một là phạm trù tồn tại không dựa vào bất kỳ sự vật nào khác. Phạm trù số hai là phạm trù tồn tại đối ứng với các vật khác. Phạm trù số ba là phạm trù môi giới. Số một và số hai nhờ đó có mối quan hệ với nhau” [105, T.VI, tr. 32]. Peirce giải thích: loại phạm trù số một tồn tại không dựa vào bất cứ sự vật gì. Nó tồn tại là nhờ vào chính tính chất của nó với tính cách là những tính tiềm ẩn. Tuy nhiên, cái tiềm ẩn hay những dạng tƣơng tự đều thuộc về tồn tại. Vì vậy, theo Peirce, có thể dùng phƣơng pháp hiện tƣợng học để tách rời chúng ra, cho chúng một ý nghĩa độc lập. Từ sự thừa nhận tính tiềm ẩn trong sự vật, Peirce đã biến phạm trù thuộc tâm lý học thành phạm trù siêu hình và cho rằng, những tính chất đó đơn thuần chỉ là một loại bản tính tồn tại một cách thản nhiên, tự tại. Loại phạm trù số hai là phạm trù về sự vật cụ thể, sự vật hoặc sự kiện, có ý nghĩa tồn tại độc lập, có tính hiện thực và không đồng nhất với cái khác, nhƣng có sự tác động qua lại với các sự vật khác. Sự tác động này không gây ra hậu quả thống nhất, nó có thể có tác dụng hoặc phản tác dụng. Đây là một quan điểm thể hiện tính biện chứng của Peirce vì tính hai mặt của vấn đề luôn thông suốt các sự vật, hiện tƣợng. Loại phạm trù số ba gọi là phạm trù trung giới. Ký hiệu là phạm trù trung giới giữa đối tƣợng và sự giải thích về đối tƣợng. Ba loại phạm trù nói trên có tác động tƣơng hỗ với nhau, trong đó, loại phạm trù số ba điều tiết loại phạm trù số một và số hai. Nhờ sự điều tiết này, nó mang lại tính liên tục, phổ biến và quy tắc cho sự vận động của sự vật, tạo thành quy luật. Theo Peirce, quy luật là kết quả của thói quen lâu dài. Ba loại phạm trù nói trên chính là cơ sở để Peirce xây dựng hệ thống tri thức siêu hình.

Bản thân Peirce đã tách biệt nguyên tắc Peirce nhân có vấn đề làm cho tƣ tƣởng của chúng ta trở nên rõ ràng nhƣ thế nào. Một trong các phƣơng pháp để đạt tới mức độ rõ ràng tƣơng đối cao là sự chỉ dẫn - xem xét khách thể của khái niệm của chúng ta có những hệ quả có thể có ý nghĩa thực tiễn nào đó. Khi đó, khái niệm của chúng ta về những hệ quả đó chính là khái niệm về khách thể. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một cách xác đáng tính phức tạp và không rõ ràng của nguyên tắc

Peirce. Nhìn chung không phải ngẫu nhiên mà James đã quyết định tiến hành giải thích rõ nguyên tắc này và các tƣ tƣởng khác của Peirce.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)