Xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX và sự ra đời quan niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 44 - 54)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.3. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời quan niệm “niềm tin thực dụng”của Peirce

2.3.1. Xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX và sự ra đời quan niệm

2.3.1. Xung đột giữa khoa học với tôn giáo cuối thế kỷ XIX và sự ra đời quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce “niềm tin thực dụng” của Peirce

Để hiểu đƣợc tiền đề tƣ tƣởng cho sự ra đời của quan niệm “niềm tin thực dụng” của Peirce, theo chúng tôi, cần phải xuất phát từ một thực tế lịch sử là triết học Peirce bao hàm vô số mâu thuẫn. Mâu thuẫn cơ bản và chi phối tất cả các mâu thuẫn khác trong tƣ tƣởng của ông là mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo, chính nó quy định quan niệm của ông về niềm tin thực dụng. Do vậy, chúng ta cần làm sáng tỏ mâu thuẫn quan trọng nhất này trong triết học Peirce thể hiện dƣới hình thức vấn đề về quan hệ giữa niềm tin vào sức mạnh, hiệu quả thực tế của khoa học với niềm tin vào sự tốt lành, sự cần thiết của những giá trị tâm linh (đức tin) trong cuộc sống con ngƣời và cộng đồng ngƣời.

Do khoa học và tôn giáo đều cùng quan trọng nhƣng không hòa hợp đƣợc với nhau nên thế giới văn hoá nhất thiết bị phân đôi, phản ánh một sự phân đôi siêu hình giữa các cá nhân cũng trầm trọng nhƣ trong xã hội rộng lớn. Tôn giáo, từ sau cách mạng khoa học kỹ thuật, ngày càng bị đóng khung thành một khu vực liên quan tới thế giới nội tâm của mỗi ngƣời hơn là với thế giới ngoại tâm; ít liên quan đến tƣ tƣởng đƣơng thời hơn là với truyền thống đáng kính; ít liên quan với cuộc sống hiện tại so với kiếp số đời sau, ít đƣợc để ý trong những ngày thƣờng hơn là ngày chủ nhật. Sau cách mạng (1789), tôn giáo vẫn đƣợc phần lớn dân chúng Mỹ tin theo, nhƣ thể để phản ứng lại cái vũ trụ máy móc trừu tƣợng của các nhà vật lý, các triết gia Khai sáng, với hàng loạt những phong trào tôn giáo nhiệt tình nóng bỏng - phái mộ đạo ở Đức, phái khắc kỷ ở Pháp, phái kính sợ Thiên Chúa và phái Giám lý ở Anh, phái Thức tỉnh lớn (Rửa tội ngƣời lớn) ở Mỹ - nổi lên đƣợc quần chúng ủng hộ rộng rãi vào thế kỷ XVII, XVIII. Những hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ truyền thống Kitô giáo vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng phạm vi ảnh hƣởng. Tuy nhiên, trong bối cảnh đa nguyên về thế giới quan và nhân sinh quan, bản chất hoạt động của khoa học và của tôn giáo có các định hƣớng khác nhau, định hƣớng văn hoá nổi trội đã trở nên rõ ràng và chủ nghĩa duy lý khoa học đã vƣợt lên, chiếm ƣu thế, thống trị các lĩnh vực, các hoạt động ngày càng rộng lớn và đa dạng của con ngƣời.

Bƣớc đột phá trong phát triển của khoa học phƣơng Tây thời kỳ cận hiện đại gắn liền với tên tuổi của Copernicus, Newton, Darwin và ảnh hƣởng lớn đến triết học. Nếu lý thuyết của Copernicus làm đảo lộn thiên văn học, xác lập lại các lý thuyết về bầu trời; lý thuyết cơ học của Newton thiết lập một cấu trúc và độ lớn của khoảng không vũ trụ, thì thuyết Darwin thiết lập một cấu trúc mới và kéo dài về thời gian của giới tự nhiên hữu sinh.

Những khám phá vĩ đại của khoa học tự nhiên đã kích thích các nhà triết học duy vật Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII tấn công dữ dội vào mọi hình thức của hệ tƣ tƣởng tôn giáo: “Theo các nhà Khai sáng, con ngƣời sinh ra đã là sản phẩm của tự nhiên, nhƣng sau đó còn trở thành sản phẩm của giáo dục… con ngƣời do tự nhiên sinh ra, bình đẳng bẩm sinh, cần tuân thủ những nguyên tắc khế ƣớc xã hội và các quy tắc của thói ích kỷ hợp lý, sở hữu là thiêng liêng và thuộc về mỗi cá nhân” [49, tr. 460]. Song, sau đó, các nhà triết học duy tâm cổ điển Đức lại nỗ lực dung hòa triết học với tôn giáo. Theo Kant, đạo đức không cần đến tôn giáo, nó tự quy định

mình nhờ lý tính thực hành thuần tuý. Nhƣng, từ đạo đức lại nảy sinh quan niệm về mục đích tối hậu của vạn vật, điều này tạo ra điều kiện khách quan để kết hợp tính hợp lý của tự do với tính hợp lý của tự nhiên. Do đó, đạo đức tất yếu sẽ dẫn tới tôn giáo, nhờ đó nó đƣợc mở rộng ra thành tƣ tƣởng về kẻ ở bên ngoài con ngƣời, song lại có quyền lực quyết định đạo đức, quyết định mục đích tối hậu của vũ trụ và của con ngƣời. “Nếu đạo đức thừa nhận tính thiêng liêng của quy tắc đạo đức nhƣ đối tƣợng của sự tôn trọng sâu sắc nhất, thì ở cấp độ tôn giáo, nó lại quan niệm nguyên nhân tối cao, nguyên nhân thực hiện các quy tắc ấy, là đối tƣợng thờ cúng” [49, tr. 504].

Tuy nhiên, nửa sau thế kỷ XIX lại cho thấy một cuộc tấn công còn mạnh mẽ hơn nữa vào các nền tảng của thế giới quan tôn giáo. Đây thực chất là sự thâm nhập ngày một sâu rộng của thế giới quan khoa học dƣới hình thức chủ nghĩa duy vật khoa học tự nhiên hay chủ nghĩa thực chứng duy vật vào trí não của nhiều ngƣời và qua đó làm dao động các cơ sở của niềm tin vào Chúa. Hầu nhƣ tất cả các nhà khoa học lớn ở thời kỳ này đều bị lôi cuốn vào xung đột không tránh khỏi giữa học thuyết tôn giáo đang thống trị của Thiên Chúa giáo với những khám phá hiển nhiên của khoa học tự nhiên hiện đại.

Để hiểu đúng bối cảnh tinh thần do những thành tựu của khoa học tạo ra ở nửa sau thế kỷ XIX, cần lƣu ý tới vai trò tôn giáo tiếp tục thực hiện trong cuộc sống con ngƣời cho tới tận thế kỷ XIX. Trong suốt nhiều thế kỷ, tôn giáo luôn đóng vai trò là cơ sở của đời sống tinh thần, là nguồn gốc của các lý tƣởng, là thành trì của đạo đức là nền tảng tƣ tƣởng vững bền của xã hội phong kiến cũng nhƣ của xã hội tƣ sản phƣơng Tây. Từ xa xƣa, nền văn minh phƣơng Tây đã luôn đƣợc quan niệm là nền văn minh Thiên Chúa giáo. Các ẩn dụ văn học, các quy tắc đạo đức đƣợc rút ra từ kinh Thánh và nhiều hiện tƣợng văn hóa nằm ngoài các khoa học chính xác có liên hệ với tôn giáo theo một cách nào đó.

Việc phổ biến thế giới quan khoa học tự nhiên ở cuối thế kỷ XIX đã đƣa tới chỗ phá hủy tôn giáo, thủ tiêu các giáo lý, giải phóng nhiều ngƣời khỏi những cấm đoán của giáo hội. Song, do đa số đại diện của thế giới quan khoa học này không am hiểu phép biện chứng, nên họ thƣờng bị sa vào lập trƣờng phiến diện. Họ đoạn tuyệt một cách dễ dàng và thô thiển với thế giới tâm linh của con ngƣời, bức tranh thế giới họ xây dựng chủ yếu căn cứ trên các định luật cơ học, do vậy con ngƣời hữu thần lĩnh hội nó một cách nặng nề và buồn tẻ. Hơn nữa, ngƣời phƣơng Tây luôn sợ hãi cách mạng xã hội và gắn liền nó với chủ nghĩa duy vật. Nhiều nhà khoa học

không dám khƣớc từ các giáo lý và giữ lập trƣờng vô thần, có thiên hƣớng né tránh những vấn đề nhân sinh quan và thế giới quan gay gắt, nhƣợng bộ thế giới quan tôn giáo. Minh họa điển hình cho lập trƣờng này là Ch.Darwin, nhà khoa học có ảnh hƣởng lớn nhất lúc bấy giờ thông qua việc ông bổ sung lời nói “cảm tạ Chúa” trong lần xuất bản thứ hai tác phẩm “Nguồn gốc các loài”.

Chính xung đột mang tính thời đại giữa thế giới quan khoa học và thế giới quan tôn giáo trở thành cội nguồn của những mâu thuẫn và chiếc chìa khóa cho phép làm sáng tỏ toàn bộ triết học Peirce và quan niệm “niềm tin thực dụng” của ông. Đứng trƣớc bối cảnh này, Peirce hoàn toàn không có ảo tƣởng về quan hệ đã hình thành giữa khoa học và tôn giáo. Ông không những thừa nhận rằng, “bất kỳ phán đoán nào có quan hệ với cấu tạo của giới tự nhiên đều động chạm tới tôn giáo ở chừng mực nhất định” [105, T.VI, tr. 395], mà có một cái nhìn tỉnh táo về nó: “Các nhà khoa học cố chứng minh dƣờng nhƣ khoa học không thù địch với thần học, hoàn toàn không sáng suốt hơn địch thủ của họ” [105, T.VI, tr. 425]. Theo ông, nếu khoa học có động lực bất biến và mãnh liệt là nhận thức chân thực về tự nhiên, nếu khoa học cấu thành “cơ thể sống động và ngày càng lớn của chân lý” [105, T.VI, tr. 428], nếu nó không thỏa mãn với những ý kiến hiện tồn, thì tôn giáo bắt nguồn từ “tình cảm nội tâm không rõ ràng”, thể hiện ở tổng thể tƣ tƣởng ổn định, đƣợc giáo hội duy trì và đƣợc chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu khoa học càng hoàn thiện theo dòng thời gian, thì tôn giáo “giống nhƣ đóa hoa bị ngắt khỏi cành cây, số phận của nó là héo tàn và lụi bại” [105, T.VI, tr. 430]. Theo Peirce, chính thời hiện đại cho thấy tất cả những dấu hiệu về “sự suy tàn không tránh khỏi”, mặc dù ông hy vọng, “chỉ mang tính tạm thời của niềm tin Thiên Chúa giáo” [105, T.I, tr. 659]. Ý thức rõ rằng, thời gian sẽ đƣa khoa học và tôn giáo đến các kết cục trái ngƣợc, tôn giáo từ lâu đã tuyên chiến với khoa học. Lịch sử ghi nhận, “tầng lớp tăng lữ luôn đấu tranh không khoan nhƣợng chống lại mọi thành tựu vĩ đại của các khoa học đích thực” [105, T.VI, tr. 40]. Song tôn giáo hứng chịu hết thất bại này đến thất bại khác. Thí dụ, ngƣời nào có thể hoài nghi rằng, “Giáo hội đã hứng chịu thất bại nặng nề do khám khá của Copernicus” [105, T.VI, tr. 431]. Rốt cuộc, “khoa học và tôn giáo buộc phải giữ các lập trƣờng thù địch” [105, T.VI, tr. 431]. Mặc dù Peirce quan niệm tính chất đối kháng giữa khoa học và tôn giáo khá hạn chế, mà chính là đối kháng giữa tƣ duy tiến bộ và tƣ duy bảo thủ, song ông vẫn thừa nhận điều cơ bản là “tinh thần của khoa học thù địch với mọi tôn giáo” [105, T.VI, tr. 426].

Peirce ý thức rõ rằng, không có gì cản trở đƣợc sự phát triển thành công của khoa học và nhận thức khoa học. Hơn nữa, những sở thích khoa học và những nghiên cứu khoa học tự nhiên, lôgíc học kéo dài trong nhiều năm của ông cho phép ông tham gia vào dòng những phát minh khoa học đã làm suy yếu các cơ sở đang lung lay dữ dội của tôn giáo. Peirce trƣởng thành trong môi trƣờng khoa học, nhận đƣợc học vấn cơ bản trong phòng thí nghiệm và có quyền tự nói về bản thân nhƣ con ngƣời “hoàn toàn đƣợc giáo dục theo tinh thần của các khoa học vật lý” [105, T.I, tr. 3]. Sở thích khoa học của Peirce, các nghiên cứu thành công của ông trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, toán học, lôgíc học, ký hiệu học là kích thích và nguồn gốc của các tƣ tƣởng sâu sắc và độc đáo về tính chất, nhiệm vụ và bản chất của nhận thức khoa học mà cho tới nay vẫn giữ nguyên giá trị. Tất cả chúng gộp lại cấu thành cái gọi là xu hƣớng khoa học trong học thuyết Peirce.

Nhƣng, đó chỉ là một mặt trong hệ thống quan điểm của Peirce. Giống nhƣ đa số các đại diện của tầng lớp trí thức Mỹ đƣơng thời, cho tới tận cuối đời, Peirce là một con ngƣời có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Ông coi học thuyết tôn giáo là một thành tố cần thiết trong việc lý giải và lĩnh hội thế giới. Theo ông, “mọi thực tại đều phải hàm ơn sức mạnh sáng tạo của Chúa” [105, T.VI, tr. 505], rằng “mọi tri thức đều là tri thức về chân lý của Chúa” [105, T.I, tr. 239]. Peirce tìm kiếm những chứng minh mới cho tồn tại của Chúa và trong các tác phẩm của mình, thƣờng xuyên viện dẫn vào kinh Thánh nhƣ “quyền uy hiện có tối cao” [105, T.II, tr. 655], nhƣ cội nguồn sâu xa nhất của thông thái. Xét về lòng say mê tôn giáo của mình, ông còn đi xa hơn James về một phƣơng diện nào đó và khẳng định rằng, niềm tin vào Chúa là cần thiết cho bản thân sự tồn tại của đời sống xã hội và của đạo đức, “cần phải có một giáo hội toàn cầu” [105, T.VI, tr. 443], chi phối toàn thể nền văn minh nhân loại.

Tóm lại, trong thế giới quan của Peirce xuất hiện mâu thuẫn không giải quyết đƣợc giữa sứ mệnh khoa học và niềm tin tôn giáo. Chính mâu thuẫn này sẽ để lại dấu ấn của mình trong toàn bộ nội dung triết học thực dụng Peirce và quan niệm “niềm tin thực dụng” của ông nhƣ thử nghiệm dung hòa nó. Nếu Peirce chỉ là nhà khoa học, ông đã có thể nỗ lực dung hòa tri thức khoa học với tình cảm tôn giáo của mình nhờ hợp nhất chúng theo cách bề ngoài. Chúng ta có thể nhận thấy nhiều trƣờng hợp nhƣ vậy, khi mà lòng dũng cảm khoa học đƣợc kết hợp với các thiên kiến tôn giáo.

Nhƣng, Peirce không chỉ là nhà khoa học tự nhiên và nhà toán học, mà còn là nhà triết học. Ông hiểu rõ rằng, nếu xung đột giữa khoa học và tôn giáo còn có thể làm lu mờ

ở cấp độ các khoa học chuyên ngành, thì nó trở nên gay gắt tối đa ở cấp độ khái quát triết học và chỉ có thể đƣợc giải quyết nhờ chấp nhận một trong hai lập trƣờng - khoa học hoặc là tôn giáo. Nói cách khác, ông nhận thấy rõ rằng, “khoa học… kích thích thứ triết học ít nhất cũng chống đối lại xu hƣớng đang thống trị của tôn giáo” [105, T.VI, tr. 431]. Ông cũng nhận thấy rõ rằng, khoa học đƣơng thời với ông sinh ra thứ triết học nào: “Xu hƣớng duy vật là xu hƣớng lớn nhất ở thời đại chúng ta” [105, T.V, tr. 10]. Ông hoàn toàn không nghi ngờ mối liên hệ giữa xu hƣớng này với các thành tựu của khoa học tự nhiên: “Các hệ thống triết học ở thời đại chúng ta cho thấy, những khái niệm mới của chúng chủ yếu do các khoa học vật lý mách bảo” [105, T.VI, tr. 11]. Thậm chí ông còn mạnh dạn khẳng định, “con ngƣời tham dự vào tƣ tƣởng khoa học của thời đại chúng ta, không thể không bộc lộ xu hƣớng duy vật” [105, T.VIII, tr. 38].

Nhƣng, ngay từ ngày đầu hoạt động, Peirce luôn bị dày vò bởi vấn đề: “Thiên Chúa giáo sẽ ra sao, nếu chúng ta nhìn nhận nó từ lập trƣờng duy vật?” [105, T.V, tr. 12]. Ở giai đoạn hoạt động ban đầu của mình, Peirce chƣa có thái độ thù địch sâu sắc đối với chủ nghĩa duy vật và còn thừa nhận ý nghĩa tích cực của nó ở một chừng mực nhất định. Thí dụ, ông khẳng định, chúng ta sẽ hành động đúng, “nếu giải thích sự vĩ đại của thời đại chúng ta theo cách phù hợp với xu hƣớng duy vật này” [105, T.V, tr. 11-12]. Song, ông có cảm tƣởng rằng chủ nghĩa duy vật “tất yếu phiến diện”, nó dƣờng nhƣ không thừa nhận ý nghĩa của các tƣ tƣởng mà sự hiểu biết về chúng cho phép hiểu biết về các sự vật. Nguyên nhân ở đây là Peirce luôn chỉ biết tới một thứ chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy vật máy móc (chủ nghĩa duy vật của Buchner). Peirce nhận thấy ƣu điểm của chủ nghĩa duy tâm là hiểu biết về vai trò của các tƣ tƣởng trong quá trình nhận thức và trong cuộc sống con ngƣời nói chung. Ông khẳng định rằng: “chỉ chủ nghĩa duy tâm làm cho chân lý trong khoa học trở nên có thể” [105, T.V, tr. 11].

Đồng thời, cải biên lời nói nổi tiếng của Kant, ông cũng tuyên bố, “nếu chủ nghĩa duy vật thiếu chủ nghĩa duy tâm là mù quáng, thì chủ nghĩa duy tâm thiếu chủ nghĩa duy vật là trống rỗng” [105, T.V, tr. 11]. Ông đặt hy vọng vào khả năng một sự tổng hợp chúng sẽ loại bỏ các hạn chế và giữ lại các ƣu điểm của cả chủ nghĩa duy tâm lẫn của cả chủ nghĩa duy vật. Ông cũng bày tỏ thái độ tin tƣởng rằng, sự tổng hợp nhƣ vậy “sẽ đem lại cho chúng ta niềm tin mạnh mẽ hơn nhiều niềm tin trƣớc kia” [105, T.V, tr. 13]. Song, trên thực tế, Peirce ngày càng thiên về lập trƣờng triết học duy tâm: “Lập trƣờng của tôi là lập trƣờng duy tâm” [105, T.V, tr.

20]. Còn đối với tôn giáo và các khoa học chuyên ngành Peirce cả đời nỗ lực tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Vấn đề niềm tin trong triết học thực dụng Peirce (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)