Tiểu kết chươn g

Một phần của tài liệu PTHDKD - ĐỒ ÁN (Trang 25 - 28)

4.1, Kết luận

Qua bảng phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo các yếu tố chi phí, ta thấy tổng chi phí ở kỳ nghiên cứu giảm 2,39% so với kỳ gốc tương ứng với mức bội chi tuyệt đối 127.568 x 106 đồng và bội chi 12 x 106 đồng về mặt tương đối.

Nhóm các chi phí giảm là: chi phí nguyên vật liệu phụ; chi phí công cụ,dụng cụ; chi phí nhiên liệu, điện; chi phí khác. Trong đó, chi phí giảm nhiều nhất là chi phí khác kỳ nghiên cứu giảm 39,01% so với kỳ gốc, ảnh hưởng 2,73 đến tổng chi

phí. Chi phí giảm ít nhất là chi phí nhiên liệu, điện kỳ nghiên cứu giảm 0,61 so với kỳ gốc, ảnh hưởng 0,1 đến tổng chi phí.

Nhóm các chi phí tăng là: chi phí công nhân; chi phí nguyên vật liệu chính; chi phí khấu hao TSCĐ. Trong đó chi phí tăng nhiều nhất là chi phí công nhân, kỳ nghiên cứu tăng 4,36% so với kỳ gốc ảnh hưởng 0,64 đến tổng chi phí. Chi phí tăng ít nhất là chi phí nguyên vật liệu chính, kỳ nghiên cứu tăng 0,69% so với kỳ gốc ảnh hưởng 0,26 đến tổng chi phí.

Trong các chi phí thì chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng cao nhất tại kỳ nghiên cứu 39,27%.

Nhìn chung các chi phí tăng nhiều hơn các chi phí giảm. Như vậy tổng chi phí sản xuất tại kỳ nghiên cứu giảm so với kỳ gốc.

Biến động giảm của tổng chi phí có thể do các nguyên nhân chính sau:

* Nguyên nhân chủ quan

- Nguyên nhân chủ quan tích cực

• Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao, giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng sô lao động được sử dụng.

• Doanh nghiệp sử dụng các loại nguyên liệu chính có chất lượng tốt hơn, giá cả cao hơn để sản xuất.

• Doanh nghiệp đưa vào sử dụng 1 số kho được xây dừng từ kỳ trước

• Công nhân viên có ý thức giữ gìn máy móc thiết bị tốt hơn, làm giảm thiểu được lượng máy móc thiết bị bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.

• Công tác quản lý việc sử dụng nhiên liệu, điện hợp lý, tránh được việc lãng phí và thất thoát nhiên liệu, điện

- Nguyên nhân chủ quan tiêu cực.

• Máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn đến hao tốn nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

• Do công tác cấp phát nguyên liệu không tốt, không quản lý hợp lý dẫn đến lãng phí, gây thất thoát.

• Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.

• Do doanh nghiệp được cung cấp nguyên vật liệu mới làm giảm có quá nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm.

• Giá nhiên liệu trên thị trường giảm, do điều kiện thuận lợi cho việc khai thác xăng dầu, nên giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm nhẹ, dẫn đến giá nhiên liệu tại thị trường Việt Nam cũng giảm theo.

• Giá công cụ, dụng cụ trên thị trường giảm, và doanh nghiệp được tặng một số lượng công cụ, dụng cụ.

• Giá nhiên liệu trên thị trường giảm đi.

• Bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường của doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả.

- Nguyên nhân khách quan tiêu cực.

• Chi phí bảo hiểm xã hội tăng.

• Người cung cấp nguyên vật liệu chính cho doanh nghiệp đột ngột ngừng cung cấp dẫn đến doanh nghiệp phải tìm nguồn khác và gây tốn kém.

4.2, Kiến nghị

a, Biện pháp.

- Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân để đảm bảo tay nghề của công nhân đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng có chất lượng cao.

- Để nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tăng cường, hợp tác chặt chẽ với một số nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn, có uy tín, nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như khối lượng của nguồn nguyên vật liệu.

- Doanh nghiệp cần điều cán bộ quản lý lưu kho có kinh nghiệm trung thực, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có.

- Doanh nghiệp cần chú trọng tổ chức công tác thu gom bao bì để tái sử dụng, bên cạnh đó cần có hệ thống xử lý, làm sạch bao bì đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh.

- Doanh nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho người lao động về tầm quan trọng của việc giữ gìn máy móc thiết bị đối với hoạt động sản xuất của doanh

nghiệp và thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản máy móc tại các phân xưởng, phát hiện trường hợp thiếu ý thức giữ gìn máy móc để kpj thời đôn đốc, nhắc nhở.

- Cần tính toán chính xác thời gian cần cung cấp nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ sư vững chắc về chuyên môn.

- Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị có chất lượng tốt cho bộ phận kiểm tra chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần

b. Phương hướng.

Ngoài các biện pháp trên, trong thời gian tới doanh nghiệp cần thực hiện quản lý doanh nghiệp và nhân viên một cách hiệu quả. Đối với sản phẩm cần xác định rõ đầu vào, đầu ra cho sản phẩm. Đối với đầu vào cần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA CÔNGTY THEO MẶT HÀNG TY THEO MẶT HÀNG

Một phần của tài liệu PTHDKD - ĐỒ ÁN (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w