II. PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO MẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP.
4. TIỂU KẾT CHƯƠNG
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KINH TẾ.
1. KẾT LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KINH TẾ.
Qua phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo các yếu tố chi phí và phân tích tình hình kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp theo mặt hàng, thông qua việc giảm cả chi phí sản xuất lẫn kim ngạch nhập khẩu ta thấy, trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp thu hẹp quy mô. Tổng chi phí sản xuất giảm 2,3% tương đương tiết kiệm 127.568 x 106 đồng về mặt tuyệt đối và bội chi 12 x 106 đồng về mặt tương đối. Sự giảm xuống của chi phí thể hiện chủ yếu ở chi phí khác, cụ thể tại kỳ nghiên cứu chi phí khác của doanh nghiệp giảm 39,01% tương đương tiết kiệm 145.978 x 106 đồng về mặt tương đối và tiết kiệm 137.035 x 106 đồng và chi phí công cụ, dụng cụ tại kỳ nghiên cứu giảm 8,42% so với kỳ gốc tương đương tiết kiệm 18.918 x 106 đồng về mặt tuyệt đối và tiết kiệm 13.547 x 106 đồng về mặt tương đối. Bên cạnh đó là yếu tố quyết định thì có xu hướng tăng mặc dù mức tăng không lớn, trong kỳ nghiên cứu chỉ tăng 0,69% tương đương bội chi 13.962 x 106 đồng về mặt tuyệt đối và 62.532 x 106 đồng về mặt tương đối và chi phí nhân công tại kỳ nghiên cứu tăng 4,36% tương đương với
bội chi 34.343 x 106 đồng về mặt tuyệt đối và bội chi 53.148 x 106 đồng về mặt tương đối
Tổng kim ngạch nhập khẩu giảm 4,77% tương đương với giảm 15.131.961 USD. Trong đó nguyên liệu may mặc giảm mạnh nhất với mức giảm làm 19.807.678,31 USD tương đương với 42,42% so với kỳ gốc. Mặt hàng có tỷ trọng tương đối lớn trong kỳ nghiên cứu cũng giảm so với kỳ gốc với mức giảm 15,47% tương đương 8.429.548.83 USD. Trong khi đó mặt hàng khí gas chiếm tỷ trọng lớn nhất là mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp thì trong kỳ nghiên cứu chỉ tăng 17,22% tương đương với 10.171.276,07 USD. Mặt hàng phối thép chỉ tăng có 11,87 % tương đương với 5.386.271,73 USD.
Qua đó ta thấy được trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp đang có xu hướng quy hẹp quy mô ở một số mặt hàng, tuy nhiên sự thu hẹp quy mô này không có hiệu quả bởi tốc độ giảm của kim ngạch nhập khẩu lớn hơn tốc độ giảm của chi phí. Bên cạnh đó doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí phụ mà chưa tiết kiệm được ở chi phí chính như chi phí nhân công và chi phí nguyên vật liệu chính.
Sự biến động trên của doanh nghiệp là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
* Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân chủ quan tích cực
1, Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao, giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng sô lao động được sử dụng.
2, Doanh nghiệp sử dụng các loại nguyên liệu chính có chất lượng tốt hơn, giá cả cao hơn để sản xuất.
3, Doanh nghiệp đưa vào sử dụng 1 số kho được xây dừng từ kỳ trước
4, Công nhân viên có ý thức giữ gìn máy móc thiết bị tốt hơn, làm giảm thiểu được lượng máy móc thiết bị bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
5, Công tác quản lý việc sử dụng nhiên liệu, điện hợp lý, tránh được việc lãng phí và thất thoát nhiên liệu, điện.
6, Doanh nghiệp chủ động nhập khẩu thêm số lượng máy móc, thiết bị về để phục vụ nhu cầu trong nước. Doanh nghiệp vừa thực hiện hoạt động sản xuất, vừa hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Nên doanh nghiệp cũng kết hợp vừa nhập
khẩu hàng hóa, nguyên liệu về để tiêu thụ trong nước và phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp.
7, Doanh nghiệp có chính sách sản xuất kinh doanh hợp lý, nên giảm được lượng hao phí xăng dầu trong quá trình sản xuất
8, Công tác nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Doanh nghiệp tăng cường công tác nghiên cứu thị trường trong nước, tìm kiếm được nhiều nguồn khách hàng mặc dù nhà nước có chính sách bảo hộ nhưng doanh nghiệp vẫn đứng vững được.
9, Do doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng phẩm nên doanh nghiệp nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu có chất lượng cao.
10, Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển, do đó doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất. Điều này làm cho lượng hóa chất cần dùng tăng lên. Dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.
11, Doanh nghiệp nhận thêm hợp đồng cung ứng khí gas nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước.
- Nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
12, Máy móc thiết bị lạc hậu, dẫn đến hao tốn nguyên liệu trong quá trình sản xuất.
13, Do công tác cấp phát nguyên liệu không tốt, không quản lý hợp lý dẫn đến lãng phí, gây thất thoát.
14, Doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
15, Doanh nghiệp chú trọng vào hoạt động xuất, nhập khẩu nên đã cắt giảm hoạt động sản xuất, nên đã làm sản lượng nhập khẩu giảm.
16, Do khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp giảm,nên không có đủ vốn để nhập khẩu dẫn đến giảm kim ngạch.
* Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân khách quan tích cực
17, Do doanh nghiệp được cung cấp nguyên vật liệu mới làm giảm có quá nhiều loại nguyên liệu trong sản phẩm.
thác xăng dầu, nên giá xăng dầu trên thị trường thế giới giảm nhẹ, dẫn đến giá nhiên liệu tại thị trường Việt Nam cũng giảm theo.
19, Giá công cụ, dụng cụ trên thị trường giảm, và doanh nghiệp được tặng một số lượng công cụ, dụng cụ.
20, Giá nhiên liệu trên thị trường giảm đi.
21, Bộ phận nghiên cứu phát triển thị trường của doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả.
22, Ở kỳ nghiên cứu giá máy móc, thiết bị nhập khẩu tăng lên so với kỳ gốc 23, Thuế nhập khẩu phôi thép tại kỳ nghiên cứu tăng so với kỳ gốc. Tại kỳ nghiên cứu, để bảo hộ ngành thép trong nước, nhà nước ta đã có chính sách tăng thuế nhập khẩu với mặt hàng phôi thép vào nước ta.
24, Điều kiện khai thác trên biển thuận lợi, do đo lượng cung về khí gas trên thế giới tăng. Doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu để tiêu thụ thị trường trong nước
- Nguyên nhân khách quan tiêu cực.
25, Chi phí bảo hiểm xã hội tăng.
26, Người cung cấp nguyên vật liệu chính cho doanh nghiệp đột ngột ngừng cung cấp dẫn đến doanh nghiệp phải tìm nguồn khác và gây tốn kém.
27, Nhu cầu về xăng về xăng dầu trong nước giảm mạnh, dẫn tới doanh nghiệp mất đi một số khách hàng tiềm năng. Điều này dẫn tới số lượng nhập khẩu xăng dầu giảm và kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của doanh nghiệp giảm.
28, Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm làm giả giống hệt sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp cần có chủ trương giảm hiện tượng này.
29, Bên cung cấp nguyên vật liệu ở nước ngoài tăng giá. Do đó doanh nghiệp giảm kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu may mặc.
30, Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng lên làm cho sô tiền doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu hóa chất tăng. Do đó làm kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.
2. KIẾN NGHỊ.
Để khắc phục doanh nghiệp cần có các biện pháp:
tay nghề cho công nhân để đảm bảo tay nghề của công nhân đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng có chất lượng cao.
- Để nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, góp phần làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp cần tăng cường, hợp tác chặt chẽ với một số nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn, có uy tín, nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như khối lượng của nguồn nguyên vật liệu.
- Doanh nghiệp cần điều cán bộ quản lý lưu kho có kinh nghiệm trung thực, tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có.
- Doanh nghiệp cần chú trọng tổ chức công tác thu gom bao bì để tái sử dụng, bên cạnh đó cần có hệ thống xử lý, làm sạch bao bì đạt tiêu chuẩn, hợp vệ sinh.
- Doanh nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho người lao động về tầm quan trọng của việc giữ gìn máy móc thiết bị đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản máy móc tại các phân xưởng, phát hiện trường hợp thiếu ý thức giữ gìn máy móc để kpj thời đôn đốc, nhắc nhở.
- Cần tính toán chính xác thời gian cần cung cấp nguyên vật liệu, lượng nguyên vật liệu. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ sư vững chắc về chuyên môn.
- Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị có chất lượng tốt cho bộ phận kiểm tra chất lượng để đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần.
- Doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường dự đoan chính xác nhu cầu, lưu ý cả về thời gian để tiến hành nhập khẩu máy móc thiết bị về phục vụ nhu cầu trong nước.
- Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các cán bộ nghiên cứu thị trường để công tác thu thập thông tin, lập kế hoạch, tìm kiếm nguồn hàng cũng như thị trường tiêu thụ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
- Cần duy trì tốt mối quan hệ với bạn hàng lâu năm, dành cho họ những ưu tiên để họ trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp
nguyên liệu chất dẻo tốt mà giá cả phải chăng.
- Doanh nghiệp nên lực chọn kỹ khi quyết định giảm lượng sản xuất hàng bán vì cũng đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường, giờ quyết định tập trung vào hoạt động xuất nhập khẩu sẽ gặp khó khăn hơn trong việc cố gắng lấy lại thị phần của hàng hóa của mình.
- Trong giai đoạn tới doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng tầm quan trọng của hóa chất trong các ngành sản xuất đối với các doanh nghiệp, công ty khác trong nước và với nhu cầu của chính mình. Chú ý đến nhu cầu sử dụng của mặt hàng này, và tạo mối quan hệ đối tác chiến lược ngay từ bây giờ
- Doanh nghiệp cần có chủ trương làm sao để có thể quay vòng vốn tốt hơn, tránh trường hợp để mất cơ hội kinh doanh.
- Doanh nghiệp cần thiết lập nhiều mối quan hệ hơn với các công ty phân phối gas trong nước, và thông qua đó mở rộng thị trường đến các công ty và các đại lý. Giữ vững uy tín và chất lượng, cung ứng kịp thời và đúng giá.
- Mở rộng thị trường bằng cách giao lưu, tìm đối tác để mua hàng nhập khẩu, cũng như các khách hàng trong nước, nhằm mở rộng thêm nguồn hàng nhập khẩu cũng như tiêu thụ đầu ra cho hàng nhập khẩu về và doanh nghiệp do chính doanh nghiệp sản xuất ra.
- Doanh nghiệp giao lưu, học hỏi tiếp thu những knh nghiệm hay và quý báu từ các đối tác, học hỏi được quy trình làm các thủ tục nhập khẩu nhanh gọn và giảm được chi phí.
- Tích cực nghiên cứu để nắm bắt các chính sách thuế, chính sách khuyến khích của nhà nước tận dụng những ưu đãi, giảm thuế để nhập khẩu hàng hóa.
- Nghiên cứu mức tiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp nhập khẩu về, cũng như sản phẩm mà doanh nhiệp bán ra.
- Tập trung khai thác năng lực sẵn có của doanh nghiệp như phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực có trình độ cao của công ty, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý của doanh nghiệp.