Mặt hàng hóa chất

Một phần của tài liệu PTHDKD - ĐỒ ÁN (Trang 41 - 45)

II. PHÂN TÍCH KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THEO MẶT HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP.

3, PHÂN TÍCH CHI TIẾT KIM NGHẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

3.6, Mặt hàng hóa chất

Theo bảng phân tích kim ngạch nhập khẩu của công ty theo mặt hàng ta thấy, tại kỳ gốc kim ngạch nhập khẩu của hóa chất là 10.689.578,5 USD chiếm 3,37% tổng ty trọng kim ngạch nhập khẩu của kỳ gốc. Tại kỳ nghiên cứu, kim ngạch nhập khẩu của mặt hóa chất tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng, giá trị đạt 16.371.998,8 USD

chiếm 5,42% tổng kim ngạch nhập khẩu tại kỳ nghiên cứu tăng 53,16% tương đương với 5.682.410,3 USD so với kỳ gốc, làm ảnh hưởng 1,79 đến tổng kim ngạch nhập khẩu. Biến động tăng này có thể do một số nguyên nhân sau:

1, Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng lên làm cho sô tiền doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu hóa chất tăng. Do đó làm kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan.

2, Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển, do đó doanh nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất. Điều này làm cho lượng hóa chất cần dùng tăng lên. Dẫn đến kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên.

3, Nhu cầu về hóa chất để sản xuất trên thị trường tăng. Hóa chất là nguyên liệu rất quan trọng trong sản xuất, mặt hàng này cần thiết trong tất cả các ngành sản xuất, do đó doanh nghiệp đã chủ động tăng kim ngạch nhập khẩu hóa chất về để phục vụ sản xuất trong nước. Đây là nguyên nhân chủ quan.

4, Tại kỳ nghiên cứu, nhà nước quy định tăng thuế nhập khẩu với một số loại hàng hóa nhập khẩu về Việt Nam trong đó có mặt hàng hóa chất. Do đó, chi phí nhập khẩu tăng từ đó làm cho km ngạch nhập khẩu hóa chất tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan.

5, Doanh nghiệp chưa đủ khả năng để có thể tự mình làm quy trình nhập khẩu hóa chất, do đó doanh nghiệp phải thuê ngoài dịch vụ làm quy trình nhập khẩu. Do công ty làm quy trình nhập khẩu cho doanh nghiệp tại kỳ nghiên cứu, gặp khó khăn, sự cố nên không thể làm quy trình. Do vậy doanh nghiệp phải thuê công ty với chi phí khác đắt hơn. Điều này làm cho kim ngạch nhập khẩu hóa chất của doanh nghiệp tăng.

Trong các nguyên nhân kể trên, giả định có hai nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu hóa chất tăng là nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai

Xét nguyên nhân thứ nhất:

Giá các dịch vụ nhập khẩu tăng. Tại kỳ nghiên cứu, giá các dịch vụ để nhập khẩu hàng hóa về tăng lên như giá: hải quan, thuê tàu, chi phí tại cảng… làm cho chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có thể nhập khẩu về tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Xét nguyên nhân thứ hai:

Việc kinh doanh sản xuất, bán hàng trong nước của doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa có bộ phận sản xuất để bán hàng, vừa có bộ phận để thực hiện việc xuất, nhập khẩu hàng hóa. Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi nên tại kỳ nghiên cứu đã mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do vậy số lượng hóa chất cần dùng cho sản xuất của doanh nghiệp tăng, đã góp phần làm tăng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng hóa chất của doanh nghiệp, góp phần làm cho kimk ngạch nhập khẩu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.

Doanh nghiệp cần có biện pháp

Trong giai đoạn tới doanh nghiệp cần phải xác định rõ ràng tầm quan trọng của hóa chất trong các ngành sản xuất đối với các doanh nghiệp, công ty khác trong nước và với nhu cầu của chính mình. Chú ý đến nhu cầu sử dụng của mặt hàng này, và tạo mối quan hệ đối tác chiến lược ngay từ bây giờ.

3.7 -Than đá

Qua bảng phân tích ta thấy trong kỳ nghiên cứu giá trị sản xuất của mặt hàng than đá đạt 7.679.993(103đ) tăng 2.414.805(103đ) so với kỳ gốc hay tăng 45,9%, đây cũng là mặt hàng có giá trị sản xuất tăng nhiều nhất trong tổng số mặt hàng của doanh nghiệp, làm ảnh hưởng 6,24% đến tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp. Biến động này có thể do các nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp áp dụng thiết bị công nghệ máy móc hiện đại vào việc khai thác than đá.

- Xuất khẩu than sang thị trường nước ngoài ngày một tăng.

- Do nhu cầu sử dụng than đá của các nhà máy nhiệt điện và ngành luyện kim trong nước.

- Tìm kiếm và phát hiện ra mỏ than đá mới với trữ lượng lớn • Xét nguyên nhân thứ 1:

Nền kinh tế ngày càng chuyển sang công nghiệp hóa khiến cho việc khai thác các mỏ than cũng dần chuyển từ thủ công như đào xới sang hình

thức khai thác có sử dụng dàn máy móc thiết bị hiện đại. Điều này giúp cho việc khai thác ngày càng trở nên dễ dàng hơn và số lượng sản xuất lớn hơn gấp nhiều lần đồng thời giảm bớt nguy cơ rủi ro lao động cho các công nhân mỏ. Các biện pháp cần thực hiện để duy trì điều này đó là:

- Không ngừng đầu tư thêm các thiết bị công nghệ hiện đại vào việc khai thác. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cức dẫn đến việc làm gia tăng giá trị sản xuất của than đá.

Mặc dù vậy việc áp dụng công nghệ và máy móc hiện đại vào khai thác than khiến cho môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm. Việc khai thác không ngừng sẽ dẫn tới việc đất bị xói mòn và tạo thành các hố sụt lún. Vì vậy doanh nghiệp nên áp dụng thêm một số công nghệ vào việc giảm bớt khí thải từ máy móc ra môi trường, việc khai thác nên có giới hạn và quản lý việc khai thác chặt chẽ tránh xảy ra hiện tượng khai thác bừa bãi.

Xét nguyên nhân thứ 2:

Ngày nay, không chỉ những nước không thể khai thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất trên thế giới cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ tăng trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than sẽ mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện. Trong bối cảnh này thì Việt Nam lại là quốc gia phong phú về nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt là có trữ lượng lớn về các mỏ than. Vì vậy việc xuất khẩu than sang các nước bạn trong khu vực là điều tất yếu xảy ra và doanh nghiệp là một trong số các nhà cung cấp đó. Điều này khiến cho việc xuất khẩu than đá không ngừng gia tăng nhanh chóng khiến giá trị sản xuất mặt hàng này của doanh nghiệp tăng lên đáng kể.

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực làm ảnh hưởng tới giá trị sản xuất của than đá.

Như chúng ta vẫn biết thì than đóng vai trò sống còn với sản xuất

điện, luyện kim và vai trò này sẽ còn được duy trì trong tương lai. Theo cục thống kê thì khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương lai (dự báo cho đến năm 2030). Do vậy việc tiêu thụ than đá trong nước cũng không ngừng tăng. Điều này đã làm cho doanh thu về mặt hàng than đá tăng lên và doanh thu tăng đã kích thích các doanh nghiệp không ngừng gia tăng giá trị sản xuất của than đá ( có cả doanh nghiệp mà ta đang xét).

Đây là nguyên nhân khách quan tích cực khiến giá trị sản xuất than đá của doanh nghiệp gia tăng.

Xét nguyên nhân thứ 4:

Việt Nam là một trong các quốc gia may mắn được thiên nhiên ban cho một nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng. Trong đó có nguồn tài nguyên về khoáng sản và đặc biệt là than đá. Vì vậy việc tìm kiếm và phát hiện ra các mỏ than mới trên lãnh thổ quốc gia không phải là quá khó khăn. Nhất là đối với các doanh nghiệp được đầu tư một hệ thống công nghệ máy móc hiện đại. Nhờ vào việc áp dụng công nghệ máy móc hiện đại mà doanh nghiệp đã phát hiện ra mỏ than đá mới với trữ lượng lớn. Việc này khiến cho giá trị sản xuất than đá của doanh nghiệp gia tăng. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn cần phải có một số biện pháp khai thác và sử dụng hợp lý :

- Tiếp tục đầu tư cho hệ thống giám sát, dò tìm những mỏ than đá mới nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng ngày một tăng.

Đây cũng chính là một trog số các nguyên nhân chủ quan tích cực khiến cho than đá gia tăng về giá trị sản xuất ở mức cao nhất trong tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu PTHDKD - ĐỒ ÁN (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w