Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong công tác giáo dục thanh niên ở

Một phần của tài liệu De tai boi dung thế hệ cách mạng cho đời sau (Trang 51 - 63)

Trường Trung cấp Kỹ thuật Hải quân hiện nay

Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục cho thanh niên của Nhà trường, cần thực hiện có hiệu quả một số giải pháp cơ bản sau:

2.2.2.1. Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, đảng viên tiến hành công tác giáo dục thanh niên của Nhà trường

Chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chỉ huy, cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị trong toàn trường mà trực tiếp là đội ngũ cán bộ, đảng viên, thầy cô giáo. Đó là những con người thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lối sống, là những người nắm vững các quan điểm của Đảng về công tác giáo dục thanh niên và vận động thanh niên, để tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn. Do đó, để có được đội ngũ những người làm công tác giáo dục bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau tương xứng với yêu cầu mới của nhiệm vụ, cần phải nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, đảng viên tiến hành công tác giáo dục thanh niên của Nhà trường.

Trước hết, đối với tổ chức Đảng, phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, phải có nghị quyết lãnh đạo chuyên đề về giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên Nhà trường; có kế hoạch cụ thể về công tác giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ trẻ, phân công cấp ủy viên theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong toàn trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ. Ngoài ra, với trách nhiệm lãnh đạo trực tiếp tổ chức Đoàn thanh niên, cấp ủy, tổ chức Đảng cần quán triệt chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng về lãnh đạo thanh niên và công tác thanh niên trong thời kỳ mới. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của tuổi trẻ. Tuyên truyền, giáo dục cho

thế hệ trẻ về tấm gương đạo đức Bác Hồ lồng ghép vào các hình thức như sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí, các diễn đàn của tuổi trẻ. Phải coi công tác này thành một tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá phân loại các tổ chức Đảng. Đồng thời, trong chủ trương biện pháp lãnh đạo cần chú trọng phát huy sức mạnh của các lực lượng, các tổ chức trong đơn vị. Tập trung xây dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh, chăm lo xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, không có đảng viên, cán bộ bị tha hoá biến chất về tư tưởng, chính trị và đạo đức lối sống. Cán bộ đảng viên trên từng cương vị chức trách, thực sự là tấm gương sáng cho thanh niên trong Nhà trường noi theo, như Bác đã từng nói: “Gương có sáng thì soi mới tỏ”.

Đối với tổ chức chỉ huy và đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục, rèn luyện nhằm nâng cao đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho chính mình và cho thanh niên. Trên cơ sở đó, xác định trách nhiệm theo chức trách nhiệm vụ; chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động giáo dục, rèn luyện. Chỉ đạo phát huy sức mạnh của các lực lượng trong đơn vị tiến hành hoạt động giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho thanh niên Nhà trường, đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá hoạt động giáo dục trong đơn vị mình, kịp thời biểu dương những người tốt, việc tốt, uốn nắn những biểu hiện nhận thức và hành động không đúng đối với công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức của đơn vị.

Vậy, để nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, đảng viên tiến hành công tác giáo dục thanh niên trong Nhà trường, thì phải tổ chức cho cán bộ, đảng viên học tập, rèn luyện một cách nghiêm túc, theo đúng quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi người phải chủ động, tự giác không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt. Mặt khác, đội ngũ này phải thực sự gương mẫu trong nhận thức tư tưởng, hành động, “lời nói đi đôi với việc làm”, có đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh, “người đi giáo dục, trước hết phải được

giáo dục”. Đội ngũ những người trực tiếp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ còn phải am hiểu tâm lý thanh niên, phải xây dựng cho mình một phương pháp tác phong công tác khoa học, tỉ mỉ, gần gũi, sâu sát, tin yêu thanh niên; có nghệ thuật cảm hóa, thuyết phục con người.

2.2.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thanh niên của Nhà trường

Giáo dục có vai trò to lớn trong xã hội, là cơ sở để mọi đoàn viên thanh niên nâng cao nhận thức, phát triển, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nhân cách của mình, góp phần làm chuyển biến các hành vi của chính đoàn viên thanh niên, làm cơ sở hình thành và phát triển ý thức, tình cảm và những thói quen, hành vi đạo đức tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của người quân nhân cách mạng. Giáo dục còn tạo điều kiện để những giá trị và hành vi tốt đẹp được phát sinh, phát triển, đồng thời làm cơ sở đấu tranh khắc phục những quan điểm, tư tưởng, thói quen lạc hậu, những hành vi phi đạo đức ở từng đoàn viên thanh niên, nhất là thanh niên trong nhà trường quân sự.

Nhân cách, phẩm chất của học viên trong các nhà trường quân sự nói chung và học viên Trường TCKT Hải quân nói riêng, chủ yếu được củng cố, phát triển thông qua quá trình giáo dục kết hợp với rèn luyện trong thực tiễn. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác giáo dục cho học viên, thanh niên cần phải tích cực đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục.

Với đặc thù riêng của đào tạo trong quân đội, đó là quá trình đào tạo gắn liền với quá trình sử dụng, do đó, mục tiêu đào tạo của nhà trường phải thống nhất với yêu cầu sử dụng (về phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp) tại đơn vị. Trong giai đoạn hiện nay, là giai đoạn Quân chủng Hải quân triển khai chương trình, nội dung, phát triển lực lượng tiến lên hiện đại. Cho nên, Nhà trường phải xác định nếu không chủ động đổi mới, cập nhật nội dung chương trình, mạnh dạn cắt bỏ nội dung cũ, lạc hậu thì sẽ không theo kịp được sự phát triển và sẽ không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Do đó, giải pháp về nội dung chương trình phải là giải pháp đầu tiên,

quan trọng nhất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Về đổi mới nội dung giáo dục cho đoàn viên thanh niên. Ngoài trang bị có hệ thống kiến thức chuyên môn của từng chuyên ngành đào tạo, cần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội, Nhà trường, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản. Coi trọng bồi dưỡng tri thức khoa học xã hội và nhân văn và những kiến thức cơ bản khác làm cơ sở cho sự phát triển phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn cho đoàn viên thanh niên. Đồng thời, tích cực đấu tranh có hiệu quả chống mọi biểu hiện làm cản trở hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục cho học viên. Đổi mới nội dung giáo dục bao gồm nhiều vấn đề, từ nghiên cứu tình hình thực tiễn xã hội, tình hình nhiệm vụ quân đội, nhiệm vụ của Nhà trường trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, nội dung giáo dục phải có trọng tâm, trọng điểm, hướng vào một số phẩm chất nổi bật đã được khái quát thành những giá trị, chuẩn mực tiêu biểu của con người Việt Nam trong thời đại mới, của phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” như giàu lòng yêu nước, có tình thương yêu con người, tình đồng chí đồng đội; có ý thức công dân, biết xử lý hài hòa lợi ích của bản thân trong lợi ích chung của tập thể, cộng đồng; có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh chính trị vững vàng; có tri thức, chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng lao động giỏi; có văn hóa và sống tình nghĩa; có sức khỏe thể chất và tinh thần lành mạnh; giàu nhiệt huyết, sáng tạo và tinh thần tình nguyện...

Đổi mới về nội dung phải tiến hành đồng bộ với đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục. Đổi mới hình thức giáo dục phải bám sát nhiệm vụ chính trị của Nhà trường và đơn vị; theo kịp tình hình, phù hợp thực tế và nhu cầu, lợi ích của thanh niên; coi trọng giáo dục bằng hoạt động thực tiễn thông qua các phong trào thi đua yêu nước của tuổi trẻ; chú trọng kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục; giữa nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị với hành động cụ thể trong học tập, lao động, công tác và rèn luyện của đoàn viên thanh niên.

Trong đổi mới phương pháp giáo dục thanh niên, cần quán triệt sâu sắc và tập trung bồi dưỡng cho học viên nắm vững bản chất, hiệu quả thiết thực của phương pháp thuyết phục và phương pháp nêu gương.

Phương pháp thuyết phục là nghệ thuật thức tỉnh trí tuệ, tình cảm bên trong mỗi con người, giúp họ có sự đấu tranh nội tâm giữa cái đúng và cái sai, giữa cái tiến bộ với bảo thủ lạc hậu, từ đó hình thành ý thức tự giác trong tiếp nhận các giá trị, chuẩn mực đạo đức, chuyển nó thành tình cảm, động cơ, ý chí, niềm tin, chỉ đạo hành động đúng với yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Thực chất đây là quá trình chuyển văn hoá, đạo đức xã hội thành văn hoá, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Phương pháp thuyết phục thâm nhập vào tất cả các hình thức, phương pháp khác, nâng cao tính tích cực, tự giác tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực đạo đức, phát triển nhân cách của bản thân mỗi đoàn viên thanh niên trong Nhà trường.

Phương pháp nêu gương là một phương pháp không thể thiếu được trong giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho đoàn viên thanh niên. Họ vừa là đối tượng song đồng thời cũng là chủ thể trong quá trình giáo dục. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới, mà trước là xây dựng tập thể học viên vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo. Do đó phải luôn lấy những tấm gương cá nhân học tập tốt, rèn luyện nghiêm, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sạch lành mạnh, giản dị... làm gương cho đoàn viên thanh niên khác noi theo, tạo ra động lực kích thích ngay trong tập thể học viên, thi đua nhau học tập, rèn luyện tốt, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo.

2.2.2.3. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, học viên

Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ vai trò rất quan trọng trong giáo dục, bồi dưỡng thanh niên, học viên. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần

phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên, để kịp thời khuyến khích uốn nắn sửa chữa” [31, tr.128].

Đối với tổ chức đoàn, để phát huy vai trò trong giáo dục, bồi dưỡng đoàn viên thanh niên, trước hết Ban chấp hành đoàn các cấp cần xây dựng chương trình hành động thích hợp, sát với đặc điểm tình hình cơ sở. Từ kế hoạch chương trình đó, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động bổ ích phù hợp với tâm lý của tuổi trẻ như: thi tìm hiểu, diễn đàn thanh niên, sinh hoạt giáo dục truyền thống, giao lưu kết nghĩa… thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia. Thông qua các hoạt động này, tăng cường giáo dục bồi dưỡng cho học viên nhất là về mục tiêu, lý tưởng XHCN, tình thương yêu đồng chí đồng đội, lòng trung thành, sẵn sàng hy sinh chiến đấu để bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN, bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới.

Ngoài ra, phải thường xuyên củng cố, kiện toàn Ban chấp hành Đoàn các cấp đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn năng động, uy tín, đủ đức và tài, có năng lực tiến hành công tác Đoàn và phong trào thanh niên tốt. Bên cạnh đó, các tổ chức Đoàn mà trực tiếp là chi đoàn không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đoàn. Đa dạng hóa các hình thức và tăng cường các hoạt động tập hợp thanh niên; đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động cho phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, với từng nhiệm vụ của thanh niên. Tập trung vào việc chăm lo bồi dưỡng năng lực cống hiến của thanh niên, khơi dậy từ thanh niên lòng nhiệt tình tự nguyện tự giác vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Từ các phong trào phát động đến các buổi sinh hoạt phải tính đến tính đặc thù có sức hấp dẫn phù hợp với yếu tố tâm lý của thanh niên; mặt khác phải giữ vững tính chất, chức năng của tổ chức Đoàn và định hướng chính trị đối với phong trào thanh niên. Khắc phục hiện tượng hành chính hóa trong hoạt động của Đoàn. Phấn đấu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Đoàn trong đơn vị, góp phần xây dựng lực lượng thanh niên hiện nay xứng đáng là đội “dự bị” tin cậy của Đảng trong xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện. Không ngừng nâng cao chất lượng các hoạt

động giao lưu kết nghĩa với các tổ chức đoàn địa phương trên địa bàn Nhà trường đóng quân, với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn của các trường học gần nơi đóng quân của Nhà trường. Đồng thời, kết hợp giữa huấn luyện học tập, các hoạt động dã ngoại với làm tốt công tác dân vận, phong trào thanh niên giúp đỡ nhân dân... góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, địa bàn an toàn

Đối với cán bộ đoàn: Là người trực tiếp tổ chức thực hiện thắng lợi các chủ trương lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác đoàn và phong trào thanh niên. Vì vậy, cán bộ đoàn phải nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của thanh niên và công tác thanh niên; có kiến thức, năng lực toàn diện; có tác phong, phong cách công tác tốt, phù hợp với tâm lý thanh niên, là trung tâm đoàn kết, tập hợp và là thủ lĩnh của thanh niên trong đơn vị; có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm cao, có uy tín, có kinh nghiệm hoạt động công tác Đoàn, năng động, sáng tạo và có năng lực trong công tác vận động thanh niên. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên, xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh góp phần xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, Nhà trường, đơn vị vững mạnh toàn diện. Thực hiện nghiêm túc sự hướng dẫn của cơ quan chính trị, cơ quan nghiệp vụ cấp trên. Có kế hoạch và chủ động phối hợp với các tổ chức trong đơn vị và ở địa phương nơi đóng quân để giáo dục vận động thanh niên, xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh.

Một phần của tài liệu De tai boi dung thế hệ cách mạng cho đời sau (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w