thế hệ cách mạng cho đời sau trong giáo dục thanh niên ở Trường TCKT Hải quân hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.2.1.1. Nắm chắc đặc điểm của thanh niên và tình hình nhiệm vụ cách mạng mới
“Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” là lời dạy của Bác Hồ, là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng đối với thanh niên. Đó cũng là bản chất cách mạng của thanh niên ta được hình thành dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sự phát triển của tính cách và tâm lý thanh niên trong điều kiện dân tộc được giải phóng, đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các mối quan hệ quốc tế, thanh niên đã là chủ của đất nước, đã giác ngộ về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình với đất nước.
Những biểu hiện của tính cách thanh niên hiện nay đó là: Tính cách của lứa tuổi đang trưởng thành và trưởng thành, lứa tuổi làm chủ tập thể, làm chủ xã hội bằng trách nhiệm, hành động và sáng kiến của mình, làm việc với lương tâm và trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, khát vọng vươn tới tầm cao của cuộc sống, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học công nghệ. Tính cách của một lứa tuổi đang ở thời kỳ sung sức nhất, thời kỳ “mùa xuân của xã hội”, lứa tuổi của những ham muốn hiểu biết, trải nghiệm và tự thích ứng với xã hội. Tính cách của một lứa tuổi mang trong mình những giá trị tiềm tàng, cần phát
hiện, phát huy và giúp phát huy.
Tâm lý của lứa tuổi thanh niên hiện nay đó là: Tự tin, thích hành động, thể nghiệm, thích ứng với những công việc có thể phát huy sáng tạo. Ham thích học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những cái mới, cái tốt, cái lành mạnh, nhạy bén và phong phú về mặt tình cảm, cảm xúc cảm giác, ôm ấp nhiều hy vọng và giàu lý tưởng.
Thanh niên là lứa tuổi tái sinh, như một nhà sư phạm học về thanh, thiếu niên ở nước ngoài đã nói, nghĩa là lứa tuổi bước vào cuộc sống mới, vào một bình diện mới của đời sống. Vì lứa tuổi thanh niên mang tính cách và tâm lý nói trên cho nên trong sự tái sinh đó, nếu giáo dục tốt, sâu sắc và sát với tâm lý và tính cách, một sự giáo dục tiến hành trên cơ sở tạo những điều kiện vật chất và tinh thần, cho sự phát triển tính cách và tâm lý đó thì chúng ta có thêm nhiều công dân tốt, nhiều cán bộ tốt ở khắp mọi miền của Tổ quốc. Đồng chí Lê Duẩn, cố Tổng Bí thư đã nói về thanh niên: “Thanh niên là người giàu về lý tưởng nên càng giàu tính sáng tạo”. Bởi vậy, giáo dục nhân sinh quan theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng là vấn đề then chốt, cơ bản trong vấn đề giáo dục thanh niên ngày nay.
Nhân sinh quan cách mạng là cái gốc của mọi đức tính cách mạng cần thiết. Nhưng nhân sinh quan cách mạng bao gồm nhiều khía cạnh, song khía cạnh cần nhấn mạnh nhất đối với thanh niên ngày nay là tinh thần làm chủ trong chế độ làm chủ tập thể của nhân dân.
Như trên đã trình bày, do tính cách của thanh niên là: Lứa tuổi đang chuyển thành công dân tức là đang chuyển sang trách nhiệm làm chủ chính bản thân mình và làm chủ xã hội; lứa tuổi mang tinh thần xung phong, đang ở thời kỳ sung sức, vươn lên và đón nhận, lứa tuổi mang trong mình nhiều giá trị đang hình thành với nhiều hoài bão lớn, ham muốn và hy vọng. Do đó, nếu chúng ta giáo dục tốt tinh thần làm chủ cho thanh niên trên cơ sở thuận lợi có sẵn thì thanh niên sẽ nhận ra trách nhiệm của mình trong quyền lợi của mình
và quyền lợi trong trách nhiệm của mình, sẽ bộc lộ và thể hiện giá trị tiềm năng có sẵn trong đời sống của bản thân. Tinh thần làm chủ sẽ giúp cho thanh niên thực hiện mọi nhiệm vụ với tinh thần tự nguyện tự giác, bài trừ được những tiêu cực của đời sống xã hội trong thanh niên. Tinh thần làm chủ rất phù hợp với bản chất và xu thế phát triển của tính cách và tâm lý của thanh niên. "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên'', đó là tinh thần làm chủ xã hội theo bản chất và tâm lý lứa tuổi, theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và theo gương nhau, đấu tranh cùng thực hiện lý tướng.
Giáo dục tinh thần làm chủ cho thanh niên là giáo dục về mọi mặt như: chính trị, tư tưởng, lao động, lối sống, thị hiếu... theo tinh thần làm chủ. Lối sống theo tinh thần làm chủ là lối sống luôn có trách nhiệm, có nhân cách có đạo đức, lấy lao động làm cơ sở tiêu chuẩn, mà theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là không bị chi phối bởi những lợi ích cá nhân cũng như những lợi nhuận bất chính, không tìm cách hưởng lợi bất chính. Mà đó là lối sống tích cực, lối sống theo tinh thần cách mạng, có ý thức trách nhiệm, luôn gắn bó với tổ chức và tập thể, có nhiều hoài bão khát vọng cho tương lai.
Tuy nhiên trong thực tế, ở thanh niên có không ít trường hợp hư hỏng, không chịu khó rèn luyện, đề cao lối sống hưởng thụ, đề cao giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần, sống không có hoài bão, không có lý tưởng chạy theo lối sống thực dụng, thậm chí có nhiều thanh niên phạm tội hình sự..., thì ngoài những nguyên nhân khách quan, có thể thấy số thanh niên này không chịu thích nghi với lối sống của xã hội mới, không chịu tiếp thu nền giáo dục của xã hội, không ý thức được nghĩa vụ trách nhiệm của mình với bản thân và với xã hội, họ sẵn sàng chà đạp lên tất cả, số thanh niên này, không chịu làm ăn lương thiện, không chịu đựng được những khó khăn thử thách, không chịu khép mình vào tổ chức và cộng đồng xã hội. Nói tóm lại là họ sống ngoài chuẩn mực của xã hội, không ý thức được tinh thần làm chủ và họ cũng không muốn làm chủ. Vì làm chủ thì quyền lợi phải đi đôi với nghĩa vụ, nghĩa
vụ mới có thể làm ra quyền lợi chính đáng. Nhưng những thanh niên này lại muốn có những “quyền lợi” mà thoát ly nghĩa vụ, tức là họ muốn thoát ly sự cống hiến, lao động, công tác, học tập...
Ngược lại những tấm gương anh hùng, tiên tiến trong thanh niên ở tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, chứng minh đa số thanh niên tiếp thu tốt nền giáo dục của Đảng, của Bác Hồ, họ sống luôn có trách nhiệm với xã hội, với gia đình và với bản thân, luôn có tinh thần làm chủ, biết chịu đựng hy sinh, ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo, biết tự lập. Ở họ, tính cách và tâm lý thanh niên thể hiện rất rõ. Qua thực tiễn cách mạng thì tính cách tâm lý thanh niên ngày càng bộc lộ rõ và ngày càng phát triển một cách tốt đẹp. Đó là những con người sống có chuẩn mực, có lối sống lành mạnh, có tinh thần làm chủ tập thể, những chuẩn mực đó là: có ý thức và trình độ chính trị; có ý thức lao động và lao động có năng suất; có những hiểu biết về khoa học; có ý thức pháp luật, có năng lực tổ chức; có đạo đức; có sức khỏe và ý thức giữ gìn sức khỏe; có trình độ học vấn. Những chuẩn mực đó là những chuẩn mực của con người mới, con người sống có văn hóa.
Tính cách tâm lý thanh niên tuy có những bản chất chung như chúng ta đã nói ở trên nhưng do hoàn cảnh sống, môi trường khác nhau thì rõ ràng tính cách tâm lý sẽ khác nhau. Đó hoàn toàn là những hiện tượng rất biện chứng, nếu thanh niên không được giáo dục thì “hiện tượng lâm lý dây chuyền" có thể chuyển thành mặt trái khi thanh niên tiếp xúc với nhiều mặt tiêu cực trong đời sống xã hội.
Như vậy, để thực hiện được lời dạy của Bác Hồ, giáo dục chuẩn mực sống cao đẹp cho thanh niên ngày nay, “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên” thì công tác vận động, tuyên truyền giáo dục thanh niên cần được nâng lên thành một khoa học, có sự phối hợp của nhiều lực lượng, xây dựng từng bước và nhằm vào mục tiêu cách mạng lâu dài: ''Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người'' như Bác Hồ đã dạy.
Nếu chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên giữ vững và phát huy tinh thần làm chủ, theo lời dạy của Bác và các quan điểm về giáo dục của Đảng thì chúng ta sẽ góp phần đánh bại được mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù đối với thanh niên chúng ta.
2.2.1.2. Nắm vững quan điểm của Đảng về công tác giáo dục bồi dưỡng
thanh niên trong thời kỳ mới
Đây là yêu cầu rất quan trọng trong giáo dục, bồi dưỡng đoàn viên thanh niên, học viên. Có nắm chắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà trường mới xây dựng được nội dung, chương trình đào tạo cũng như hình thức, biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng, tình hình thực tế của Nhà trường, đáp ứng được mục tiêu giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới.
Thực tế nhiều năm qua công tác giáo dục thanh niên luôn là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong công tác thanh niên của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục thanh niên. Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của nhà nước và xã hội đối với thanh niên: ''Thanh niên được gia đình, Nhà nước, xã hội tạo điều kiện học tập, lao động và giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân và lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc'' [48, tr.158].
Ngày nay, thanh niên là lực lượng đi đầu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Vì vậy, việc chăm lo giáo dục, đào tạo thanh niên trở thành lực lượng có trình độ và khả năng để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của dân tộc là một nhiệm vụ có tính chiến lược, cơ bản lâu dài của Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trong thời kỳ mới được thể hiện rất rõ qua các kỳ đại hội.
Tại hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII), đồng chí Đỗ Mười - nguyên Tổng Bí thư khẳng định: “Công tác thanh niên không chỉ
là việc của Đảng, của Đoàn, mà còn là việc của Nhà nước, của mọi tổ chức, của xã hội và của từng gia đình. Nhà nước có trách nhiệm trong việc thực hiện chiến lược thanh niên. Đất nước càng phát triển, trách nhiệm quản lý nhà nước với công tác thanh niên càng rộng và toàn diện hơn” [8, tr.24]. Do đó, để giáo dục, bồi dưỡng thanh niên trong thời kỳ mới theo quan điểm của Đảng, thanh niên phải được giáo dục toàn diện, cả đạo đức và tài năng, trong đó đạo đức là gốc.
Đồng thời, Đảng ta cũng nêu rõ trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (1992), đồng chí Đỗ Mười đã căn dặn: ''Ngày nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những nhiệm vụ to lớn và đầy vinh quang là cùng nhân dân cả nước tiến hành công cuộc đổi mới nhằm phấn đấu thực hiện dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Để có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ trọng đại đó, tuổi trẻ Việt Nam mà nòng cốt là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải xây dựng cho mình hoài bão, trí tuệ, đạo đức và ý chí cách mạng'' [43, tr.168].
Đại hội VIII của Đảng (Tháng 6/1996) đề ra nhiệm vụ: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở mọi cấp, mọi ngành. Coi trọng hơn nữa việc giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ về chính trị, tư tưởng, văn hóa, nghề nghiệp, đạo đức, lối sống. Quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu học tập, lao động, sáng tạo, hoạt động văn hóa, nghệ thuật thể thao và giải trí lành mạnh cho thanh, thiếu nhi... Tạo môi trường xã hội lành mạnh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm độc hại. Chăm lo giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong hệ thống chính trị, của gia đình, nhà trưởng và toàn xã hội.
Đại hội IX của Đảng (Tháng 4/2001) nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo và phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội lần thứ X của Đảng (Tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ trẻ thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ... khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu hút rộng rãi thanh, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách.
Đặc biệt, tháng 7/2008, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã quyết định đề án "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Một lần nữa Đảng ta khẳng định việc chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; đồng thời có sự đòi hỏi tự thân vận động và sự nổ lực rèn luyện, phấn đấu không ngừng của thanh niên, của tổ chức Đoàn.
Đại hội XI, XII của Đảng đã tiếp tục chỉ rõ: ''Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, lí tưởng cách mạng, lòng yêu nước, xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật cho thế hệ trẻ. Có cơ chế, chính sách phù hợp tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ hiện đại. Phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...'' [12, tr.162].
2.2.1.3. Bám sát và góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm của Nhà trường
Quân chủng Hải quân đang đẩy mạnh xây dựng cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, hiện đại, phát triển lực lượng mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ làm nòng cốt bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ Quốc.
Trong đó Trường TCKT Hải quân được Quân chủng xác định là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học đủ mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật Hải quân, bảo đảm yêu cầu xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho Quân chủng. Do đó, mọi hoạt động giáo dục thanh niên trong Nhà trường phải bám sát nhiệm vụ của đơn vị, lấy nhiệm vụ chính trị của đơn vị làm nội dung giáo dục chủ yếu, làm cho mỗi đoàn viên thanh niên hiểu rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, của đơn vị. Thông qua đó nâng cao trình độ giác ngộ cách mạng, lòng yêu nước, ý chí quyết tâm cao trong