Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

Một phần của tài liệu De tai boi dung thế hệ cách mạng cho đời sau (Trang 25 - 35)

đức, mục đích về lối sống mà còn phải chăm lo lợi ích và đời sống vật chất tinh thần cho họ. Đây vừa là yêu cầu, vừa là nội dung cơ bản của sự nghiệp “trồng người” của Hồ Chí Minh.

Trong bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên lao động Việt Nam (2/11/1956), Người nói: ''Muốn củng cố và phát triển, thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến hẹp hòi, cô độc'' [28, tr.439].

Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của thế hệ trẻ, để tạo điều kiện thuận lợi cho họ phát triển, trưởng thành, hoạt động có hiệu quả trên tất cả các mặt học tập và công tác. Nên Hồ Chí Minh luôn luôn yêu cầu Chính phủ: Giáo dục thanh niên cả về thể dục, trí dục và đức dục.

1.2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp chăm lo, bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau thế hệ cách mạng cho đời sau

Để những nội dung chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trở thành hiện thực, tạo ra những thế hệ thanh niên phát triển toàn diện vừa hồng vừa chuyên, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của cách mạng, Hồ Chí

Minh căn dặn chúng ta phải có hệ thống những phương pháp đúng đắn trong “công nghệ” trồng người sau:

1.2.3.1. Phải uốn cây từ lúc còn non

Từ chiến lược trồng người, Hồ Chí Minh căn dặn: ''Phải uốn cây từ lúc cây non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ nghĩa cá nhân như thế'' [33, tr.669]. Người đặt vấn đề đó khi nghĩ đến một số thanh niên đã có động cơ không đúng khi phấn đấu vào Đảng, vào Đoàn, hoặc trở thành cán bộ mà lại suy nghĩ nông cạn, hiểu sai lệch về yêu cầu, tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng. Việc "Phải uốn cây từ lúc còn non” là việc làm đương nhiên, tất yếu, vì ngày hôm nay chúng ta là thiếu niên, nhi đồng, ít năm sau chúng ta là thanh niên, là công dân là cán bộ. Đó là công việc phải làm từ rất sớm, công phu, kiên trì, tỷ mỉ; làm một cách khoa học và nghệ thuật; làm từ gia đình đến nhà trường, ra đến toàn xã hội, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Đây thực sự là yêu cầu đầu tiên của công việc trồng người.

''Uốn cây từ lúc còn non'' là phải giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện trẻ em từ lúc còn bé. Đây không chỉ là sự cần thiết đối với bậc làm cha làm mẹ trong mỗi gia đình, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc đề ra chương trình kế hoạch của toàn xã hội. Nhằm tạo ra nhiều lớp người, nhiều thế hệ người có lý tưởng cách mạng, có nhận thức chính trị, có đạo đức và lối sống trong sáng, có kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và có hiệu quả, xứng đáng là lớp người kế tiếp trung thành với sự nghiệp cách mạng của các thế hệ cha anh.

Theo Hồ Chí Minh, để ''uốn cây từ lúc còn non'', việc ưu tiên số một là phải quan tâm đến công tác giáo dục, đào tạo thanh niên, thiếu niên nhi đồng trong các nhà trường, Người chỉ rõ: ''Từ tiểu học, trung học, cho đến đại học, là nơi rèn luyện nhi đồng và thanh niên. Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên,

và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà'' [23, tr.120].

Người còn chỉ bảo cặn kẽ với từng bậc học, ngành học. Như với mẫu giáo, Người nói: ''Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt'' [30, tr.286].

“Uốn cây từ lúc còn non” là phải trồng người từ lúc còn ấu thơ, phải dạy bảo uốn nắn từ việc nhỏ đến việc lớn, từ tư cách đạo đức đến văn hóa, ''tiên học lễ hậu học văn"... Đó là tư tưởng chủ đạo của Hồ Chí Minh trong chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Phương pháp này không chỉ được thể hiện trong tư tưởng, trong suy nghĩ, mà cả trong hành động suốt cuộc đời của Người.

1.2.3.2. Học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội

Đây là một phương pháp rất quan trọng trong chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau của Hồ Chí Minh. Có thể coi phương pháp này thực sự là một cuộc cách mạng trong “công nghệ trồng người”, một đặc trưng rất cơ bản để phân biệt nền giáo dục mới với nền giáo dục thực dân phong kiến. Theo Người, thực hiện phương pháp này thanh niên mới thực sự trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ''Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội...; sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên'' [27, tr.265].

Với việc giáo dục rèn luyện thanh niên, theo Hồ Chí Minh phải đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa học với hành, nói rộng ra là mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, “học” và “hành” là con đường chủ yếu để

hình thành, phát triển nhân cách, năng lực thanh niên. Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập ngày 6/5/1950, Người giải thích mục đích của học: ''Học để làm gì? Đó là học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành: Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy'' [24, tr.360].

Đề cập đến mối quan hệ học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tiễn, Hồ Chí Minh viết: ''Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên . Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học thuộc lòng, để đem loè thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Vì vậy, chúng ta phải gắng học, đồng thời học thì phải hành'' [23, tr.275].

Người dùng hình ảnh thực hành là cái đích, cái cần đạt đến và mong muốn đạt được cần phải có phương tiện, công cụ. Do đó, học là phương tiện, công cụ để đạt mục đích, từ mục đích để xác định chương trình, nội dung, thời gian học cho phù hợp. Giáo dục bồi dưỡng thanh niên phải xuất phát từ thực tiễn, từ đòi hỏi của cuộc sống xã hội, chứ hoàn toàn không thể là sự áp đặt theo ý muốn chủ quan.

Không chỉ gắn học với hành, lý luận với thực tế mà còn phải gắn nhà trường với gia đình và xã hội. Đây chính là công thức hiện nay chúng ta đang thực hiện: phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội - Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu lên công thức này. Ngày 3/10/1954, ngay sau khi miền Bắc được giải phóng, Người nói: ''Tôi cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân'' [28, tr.186]. Hồ Chí Minh còn khẳng định: ''Phải mật thiết liên hệ với gia đình học trò. Bởi vì giáo dục trong nhà trường, chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội

thì kết quả cũng không hoàn toàn'' [28, tr.591].

Hồ Chí Minh đã có những lời bàn sâu sắc về vấn đề này, Người viết: ''Một người học xong đại học, có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế'' [23, tr.275].

Theo Hồ Chí Minh, gắn nhà trường với xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ còn là sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giáo dục trong nhà trường tuy tốt mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội, thì kết quả cũng không hoàn toàn. Người căn dặn ''Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên'' [27, tr.266].

1.2.3.3. Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau

Trong việc ''trồng người'', Hồ Chí Minh cho rằng: “Lấy gương người tốt việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới'' [33, tr.672]. Đây là phương pháp giáo dục cơ bản vừa mang tính khoa học và tính thực tiễn do chính Hồ Chí Minh đề xướng. Phương pháp này vừa đáp ứng nhu cầu của con người là muốn học tập noi gương người tốt, việc tốt để tiến lên, vừa thể hiện niềm tin yêu, lạc quan của Hồ Chí Minh đối với con người và đối với sự nghiệp giáo dục thanh niên. Hồ Chí Minh luôn quan tâm khơi dậy và chăm chút những phần tốt, mặt tốt ở mỗi thanh niên, nêu lên những tấm gương tốt diễn ra hằng ngày để mọi người noi theo. Người nói: ''Phải thấy phần đông các cháu là tốt. Cần lấy ngay những gương tốt đó của các cháu và những gương người tốt việc tốt trong nhân dân để giáo dục các cháu. Không nên nói lý luận suông'' [33, tr.670].

Thanh niên có nhiều mặt mạnh, đồng thời có không ít hạn chế, họ vốn chưa từng trải, còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Họ luôn vươn tới cái mới, cái tốt

đẹp, song do chưa có đầy đủ nhận thức, chưa định hình về mặt nhân cách, nên trong quá trình nhận thức cảm tính của họ dễ bị những màu sắc bên ngoài chi phối. Ông cha ta từng dạy: gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh phải tạo ra môi trường họ sống, họ giao tiếp hàng ngày trong sạch, lành mạnh để hình thành nhân cách cho họ. Trong gia đình là tấm gương của cha mẹ với con cái, của anh chị đối với các em; trong đơn vị, cơ quan là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên với cấp dưới; trong xã hội là những gương người tốt việc tốt. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh không hài lòng với một số cán bộ chỉ mãi làm công tác hành chính sự vụ mà ít quan tâm chăm lo đến con người. Ai làm tốt không biểu dương khen thưởng khích lệ, ai làm kém không nhắc nhở uốn nắn. Người đặc biệt quan tâm khơi dậy phấn đấu trong mỗi con nguời. Nêu gương người tốt việc tốt hàng ngày để mọi người noi theo đã trở thành một tác phong làm việc của Hồ Chí Minh.

Để động viên khuyến khích những việc làm tốt của thanh niên, người đã gửi hàng ngàn huy hiệu, viết và trả lời hàng ngàn bức thư, tiếp hàng ngàn thanh, thiếu nhi tiêu biểu cho những gương người tốt việc tốt. Đó là các anh hùng, dũng sĩ ngoài mặt trận, những tấm gương cứu bạn, hành động dũng cảm, đến những việc làm tốt như chăm sóc trâu bò của hợp tác xã, nhặt được của rơi trả lại... Đồng thời, Người còn nhắc nhở thanh niên luôn luôn trân trọng, lắng nghe, tìm hiểu, suy ngẫm các gương tốt, ý hay của nhân dân. Người nói: “Dân rất thông minh. Quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất nhiều. Chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi”.

Ngoài ra, để giáo dục thanh niên trở thành những con người có ích cho xã hội, Hồ Chí Minh còn đòi hỏi những người lớn tuổi phải là tấm gương và có trách nhiệm dìu dắt, giúp đỡ thanh niên: “Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ” [31, tr.272]. Người nhắc nhở cán bộ Đoàn cần nêu cao tấm gương của bản thân mình cho thanh niên học tập. Muốn

dạy cho thanh niên trở thành người tốt thì trước hết lớp cha anh phải là những tấm gương tốt. Điều đó có nghĩa là muốn thanh niên kế tục được lý tưởng, niềm tin của cha anh, thì lớp cha anh bằng suy nghĩ, hành động, phải là hiện thân sinh động, vững vàng của lý tưởng và niềm tin đó.

Tư tưởng trên của Hồ Chí Minh thể hiện tính khoa học, tính thực tiễn của một phương pháp giáo dục cơ bản cần được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc, sâu rộng trong chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

1.2.3.4. Phải thực hiện dân chủ bình đẳng trong giáo dục

Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc tạo ra môi trường dân chủ, bình đẳng trong nhiệm vụ bồi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ. Trong lễ khai giảng trường Đại học nhân dân Việt Nam năm 1955, Hồ Chí Minh nói: ''Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt'' [27, tr.266]. Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng phải bình đẳng, dân chủ trong giáo dục - mọi vấn đề phải bàn bạc, thảo luận một cách dân chủ để tìm ra chân lý.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng cho rằng, dân chủ bình đẳng nghĩa là thầy giáo phải xứng đáng với danh hiệu người thầy, phải thật thà yêu nghề, có đạo đức cách mạng, có chí khí cao thượng, thương yêu học trò như con em ruột thịt của mình. Học trò phải kính trọng, nghe theo những lời dạy bảo của thầy giáo, chịu khó rèn luyện và học tập. Dân chủ và bình đẳng giữa thầy và trò, không phải là quan hệ theo kiểu “cá đối bằng đầu”. Hồ Chí Minh nói: ''Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là ''cá đối bằng đầu'' [27, tr.266].

Giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ cần phải phát huy dân chủ, nêu cao trách nhiệm của mọi người, các ngành, các cấp, nhất là ngành giáo dục, tham gia một cách tích cực nhất cho sự nghiệp đào tạo ra những chủ nhân tương lai của đất nước. Hồ Chí Minh nói: ''Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải

phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó'' [33, tr.508].

1.2.3.5.Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục

Theo Người, kết hợp việc giáo dục của nhà trường, của xã hội và của gia đình là hết sức quan trọng, song việc tự rèn luyện, tự giáo dục của thế hệ trẻ mới đóng vai trò quyết định. Người dạy: ''Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy phải tự giác, tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình'' [29, tr.399]. Hồ Chi Minh còn nói, năng lực của con

Một phần của tài liệu De tai boi dung thế hệ cách mạng cho đời sau (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w