9:9 Quản trị nhóm:

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG KỲ II (ĐỢT 1) 2010 - 2011 ppt (Trang 26 - 30)

10. Có phải phương pháp quản trị dân chủ là phương pháp tối ưu hay không? 11 Bạn thích làm việc với nhà lãnh đạo theo thuyết X hay thuyết Y? Tại sao?

9:9 Quản trị nhóm:

Quản trị nhóm:

Kết quả CV do sự cam kết với sự phụ thuộc lẫn nhau về mục tiêu tổ chức dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng.

5:5

Quản trị trung dung:

Mức độ thành tích của tổ chức vừa phải nhờ sự công bằng công việc và tinh thần nhân viên.

1:1

Quản trị nghèo nàn: Sử dụng tối thiểu nỗ lực để thực hiện công việc.

9: 1

Quản trị phần việc:

Sử dụng các phương pháp để sự can thiệp của cấp dưới là thấp nhất.

Lý thuyết ngẫu nhiên về lãnh đạo: Tính hiệu quả của lãnh đạo lệ thuộc vào tình huống. Mô hình của Fiedler:

- Ba nhân tố tình huống ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo.

- Quan hệ lãnh đạo và nhân viên: Mức độ ủng hộ của cấp dưới, nhân tố quan trọng.

- Cấu trúc nhiệm vụ: Mức độ rõ ràng của các mục tiêu, phương pháp và tiêu chí đánh giá công việc. - Vị thế quyền lực: Mức độ quyền hạn tổ chức giao cho.

-  Từ đó, đưa ra phong cách lãnh đạo phù hợp với mức độ thuận lợi của 3 yếu tố này.

Lý thuyết đường mục tiêu: Hướng dẫn

Xác định nhiệm vụ cần thực hiện, lập kế hoạch thực hiện công việc và chỉ đạo cấp dưới thực hiện thi công.

Hỗ trợ

Đưa ra định hướng, chỉ dẫn và hỗ trợ nhân viên thực thi tốt công việc.

Tham gia

Cho phép cấp dưới tham gia vào việc ra quyết định nhằm thực thi công việc một cách tốt nhất.

Định hướng thành tựu

Thiết lập các mục tiêu thách thức, mong đợi nhân viên thực hiện ở mức độ cao nhất.

Mô hình tham gia của lãnh đạo - V.Room & P.Yetton:

- Quy chuẩn thể hiện mối liên hệ giữa hành vi lãnh đạo và sự tham gia vào việc ra quyết định. - Xác định hình thức và mức độ tham gia trong việc ra quyết định: Khi nào nhà lãnh đạo đảm nhận

trách nhiệm và khi nào nên để cấp dưới ra quyết định. - Mô hình dựa trên:

o 5 phong cách lãnh đạo.

o 12 biến ngẫu nhiên (mô hình cũ là 7 biến).

Nhà lãnh đạo thành công là người biết lựa chọn kiểu lãnh đạo thích hợp - căn cứ vào sự thay đổi theo mức độ sẵn sàng của cấp dưới.

Sự sẵn sàng:

Năng lực: Hiểu biết công việc, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tự nguyện: Sẵn sàng, cam kết, nhiệt tình.

Bốn mức độ sẵn sàng:

o Thiếu năng lực và không tự nguyện. o Thiếu năng lực và tự nguyện. o Năng lực và không tự nguyện. o Năng lực và tự nguyện. Cao Năng lực của cấp dưới Thấp 3. Paticipating - Khuyến khích

Chia sẻ quan điểm, khuyến khích việc ra quyết định.

4. Delegating - Uỷ quyền

Chuyển giao trách nhiệm ra quyết định và thực thi.

1. Telling - Hướng dẫn

Đưa ra chỉ dẫn cụ thể và giám sát chặt chẽ quá trình.

2. Selling - Đào tạo

Giải thích quá trình ra quyết định, cơ hội học hỏi.

Thấp Sự tự nguyện của cấp dưới Cao

Câu 7: Tiếp cận hiện đại về lãnh đạo: Lãnh đạo bằng uy tín: - Sự tự tin cao. - Tầm nhìn. - Khả năng tuyên bố tầm nhìn. - Sự thuyết phục mạnh mẽ về tầm nhìn. - Hành vi khác thường.

- Thể hiện như là tác nhân của sự thay đổi. - Nhạy cảm với môi trường.

 Khả năng ảnh hưởng đến cấp dưới: o Tuyên bố tầm nhìn.

o Truyền kỳ vọng và lòng tin. o Truyền tải hệ thống giải trí mới. o Hy sinh lợi ích, cam kết cổ vũ.

Lãnh đạo nhìn xa trông rộng:

- Khả năng tạo ra và truyền tải, tuyên bố một viễn cảnh thực tế, đáng tin và hấp dẫn về tương lai để cải thiện tình trạng và phát triển.

- Tầm nhìn phải rõ ràng và hình tượng hấp dẫn.

- Tầm nhìn phải thu hút sự quyết tâm và nhiệt huyết của mọi người.

 Tính hiệu quả trong vai trò nhìn xa: o Khả năng giải thích viễn cảnh.

o Khả năng truyền thông cả lời nói và hành vi.

o Khả năng mở rộng viễn cảnh sang cả lĩnh vực khác.

Lãnh đạo giao dịch và lãnh đạo chuyển đổi:

Lãnh đạo giao dịch Lãnh đạo chuyển đổi

- Hướng dẫn cấp dưới. - Động viên cấp dưới.

- Quan tâm đến cấp dưới.

- Định hướng mục tiêu.

- Xác định vai trò và yêu cầu công việc.

vấn đề cũ theo một cách mới.

- Có khả năng khuấy động và truyền cảm hứng cho cấp dưới.

Câu 8: Những vấn đề mới về lãnh đạo đang đặt ra: Xu hướng là sự lãnh đạo nhóm:

Vai trò lãnh đạo nhóm hữu hiệu: - Huấn luyện.

- Nhà quản trị mâu thuẫn. - Người dàn xếp.

- Người liên lạc với bên ngoài.

Những vấn đề lãnh đạo đương đại:

Ảnh hưởng của văn hoá:

Nhà lãnh đạo không thể lựa chọn kiểu lãnh đạo, mà họ bị ràng buộc bởi điều kiện văn hoá mà cấp dưới mong đợi:

- VD: Lãnh đạo HQ: Ứng xử gia trưởng là bình thường.

- VD: Lãnh đạo Nhật Bản: Nhún nhường và nói thường xuyên.

Trí tuệ cảm xúc và lãnh đạo:

- Tự nhận thức. - Tự quản trị. - Tự động viên. - Đồng cảm.

- Kỹ năng quan hệ (90% thành công).

Xây dựng sự tin cây: cốt lõi của lãnh đạo.

- Sự tin cậy: Điều mong đợi tích cực rằng người khác sẽ không - bằng lời, hành động, hoặc quyết định - hành động một cách cơ hội.

- 5 tiêu thức của sự tin cậy: o Tính chính trực. o Năng lực. o Tính nhất quán. o Sự trung thành.

o Sự cởi mở, thẳng thắn.

- Sự tin cậy dựa trên sự ngăn cản và sự am hiểu.

Câu 9: Bạn nghĩ sao khi có nhiều người cho rằng không thể có một lãnh đạo nào tốt nhất cho mọi tình huống? Để chọn cách thức lãnh đạo thích hợp, nhà quản trị nên căn cứ vào những yếu tố nào?

Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên. Một nhà lãnh đạo cho dù được thiên phú cho đến đâu cũng không thể am tường hầu hết tất cả ngõ ngách, hay tình huống của công việc. Trong mỗi tổ chức thì tinh thần đồng đội, vai trò của tập thể là rất quan trọng. Nếu người lãnh đạo biết khai thác ở những người cộng tác, ở thuộc cấp của mình, các năng lực, kinh nghiệm, thiện cảm của họ thì nhà lãnh đạo đã thành công 50% rồi. Lòng nhiệt tình và khối óc của họ sẽ không ngừng phát huy những sáng kiến quý báu. Đó là những điều kiện tốt để nhà lãnh đạo mau chóng đến thành công.

Để chọn cách thức lãnh đạo thích hợp, nhà quản trị nên căn cứ vào những yếu tố sau:

Trong một tổ chức, khi nhà quản trị có đủ năng lực cũng như những phẩm chất cần thiết đã nêu, nhà quản trị nhất thiết phải hiểu được tâm lý của nhân viên cũng như những nhu cầu họ đòi hỏi từ tổ chức, từ nhà

quản trị. Nhà quản trị phải chọn những cách thức quản trị phù hợp, khuyến khích thích hợp để làm họ phấn khởi, từ đó tăng năng suất làm việc. Nếu thực hiện được điều đó thì nhà quản trị đã thành công. Sử dụng nhân viên là một phạm trù phức tạp, do vậy nhà quản trị phải chọn những phương pháp lãnh đạo để đạt hiệu quả tốt nhất từ những cá tính, tính cách phức tạp của những người thuộc cấp:

- Cá nhân nhân viên: Khác nhau về tâm lý, tính cách cũng như vóc dáng. Chính những điểm khác biệt đó đòi hỏi nhà quản trị cần có phương pháp lãnh đạo, nghệ thuật sử dụng họ khác nhau. - Tập thể nhân viên: Đặc tính chung của những người trong một nhóm ảnh hưởng đến phương pháp

và nghệ thuật sử dụng. Những người trong một nhóm có thể khác nhau về quan điểm sống, về văn hóa của tập thể ... chính sự khác nhau đó mà nhà quản trị chọn phương pháp lãnh đạo và sử dụng khác nhau cho phù hợp.

- Tình huống lãnh đạo và sử dụng: Cuộc sống của tập thể và của từng nhân viên có những niềm vui, nỗi buồn hay những lúc làm việc căng thẳng. Vì vậy mà phương thức lãnh đạo và sử dụng họ theo mỗi tình huống cũng khác nhau.

- Cá tính của nhà quản trị: Nhà quản trị thuộc loại người như thế nào, phụ thuộc vào cá tính của họ. Cá tính của nhà quản trị là những nhân tố quyết định đến phương thức lãnh đạo cũng như việc sử dụng nhân viên, bố trí và phân công họ. Vì vậy mỗi cá tính và hành vi của họ đều phải có phương pháp sử dụng cho phù hợp.

Nói chung:

* Các yếu tố liên quan đến sự hiểu biết về mục đích của công việc và trình độ huấn luyện.

* Các phương pháp lãnh đạo và nghệ thuật sử dụng để phù hợp nhất nhằm khắc phục tối đa những mặt còn yếu kém, hỗ trợ những yếu tố mà nhóm, con người đang cần.

Muốn sử dụng thành công con người và lãnh đạo tổ chức một cách có hiệu quả, nhà quản trị phải đánh giá được cá tính của mình, cá tính của nhân viên và từ đó chọn phương pháp lãnh đạo phù hợp.

Các yếu tố cơ bản trên giúp nhà quản trị sử dụng con người thành công ở mức độ tương đối cao. Phần còn lại thuộc về cách cư xử, cách quan hệ của nhà quản trị đối với nhân viên, có nghĩa là việc giao tế nhân sự phải tốt đẹp giữa hai bên.

Câu 10: Có phải phương pháp quản trị dân chủ là phương pháp tối ưu hay không?

Nhìn chung ngày nay người ta thường hay sử dụng phương pháp lãnh đạo dân chủ, vì phương pháp này hợp lòng người và vì thế nó dễ thành công hơn, mang lại kết quả khả quan hơn. Điều này không có nghĩa là mọi nhà quản trị đều phải luôn luôn sử dụng một phương pháp này trong suốt quá trình lãnh đạo của mình. Nghệ thuật lãnh đạo và nghệ thuật sử dụng con người đòi hỏi một sự uyển chuyển nên quản trị cần biết cách sử dụng các phương pháp lãnh đạo một cách đúng lúc, đúng tình trạng và đúng tình huống. Một nhà quản trị giỏi có thể sử dụng bất kỳ một hoặc một số trong số phương pháp lãnh đạo đã biết.

Cần sử dụng phương pháp dân chủ đối với những loại người sau:

- Những người có tinh thần hợp tác. - Những người thích lối sống tập thể.

Cần sử dụng phương pháp độc đoán, độc tài với những loại người sau:

- Những người hay chống đối. - Những người không tự chủ.

Đối với những loại người sau nên để cho họ tự do hoạt động:

- Những người có đầu óc cá nhân.

- Những người không thích giao tiếp với xã hội.

Ở đây, tôi chỉ đề cập đến “thích làm việc với nhà lãnh đạo theo thuyết Y”.

Thuyết Y là một khoa học quản trị thông qua tự giác và tự chủ. Thông qua sự thích ứng có lựa chọn đối với bản chất con người, nhà lãnh đạo phải sáng tạo ra những điều kiện phù hợp để cho các thành viên trong tổ chức có thể đạt được mục tiêu của chính mình một cách tốt nhất bằng cách cố gắng hết sức vì thành công của tổ chức. Mặc dù, không thể có được quyền tự chủ hoàn toàn để đạt được các mục tiêu của tổ chức, cũng như nhu cầu cá nhân. Nhưng ta có thể tìm cách để giành được quyền tự chủ ở mức cao nhất. Điều này, phụ thuộc vào cả người quản trị lẫn các nhân viên. Các mục tiêu của tổ chức càng được giao cho cho các nhân viên nhiều bao nhiêu thì tinh thần tự giác càng cao bấy nhiêu. Điều đó sẽ dẫn đến quyền tự chủ cao hơn do ảnh hưởng từ bên ngoài giảm đi đáng kể. Nhưng việc lãnh đạo giao phó công việc cho nhân viên đáng tin cậy và sẽ thúc thẩy nhân viên làm việc.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ HỌC ĐẠI CƯƠNG KỲ II (ĐỢT 1) 2010 - 2011 ppt (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w