Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.1. Tổng quan khu vực nghiên cứu:

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình:

Địa hình Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có độ cao thấp dần từ khu vực miền núi xuống đồi gò trung du, xuôi xuống các đồng bằng phía trong dải cồn cát ven biển rồi ra đến các đảo ven bờ. Bắc Trung Bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc Bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) các sông như sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn Bắc. Nhìn chung địa hình Bắc Trung Bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

Bắc Trung Bộ là nơi cư trú của 25 dân tộc khác nhau (Thái, Mường, Tày, Mông, Bru - Vân Kiều) sống ở Trường Sơn. Phân bố không đều từ đông sang tây. Người Kinh sinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía đông với đại bộ phận cư

dân chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Do điều kiện địa lý và kinh tế xã hội, N-T-B nằm trong số những tỉnh thành có GDP bình quân đầu người thấp thứ hai ở Việt Nam.

Khí hậu:

Nghệ An thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam

giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào), phía tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào), phía tây nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào). Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

Hà Tĩnh ở phía đông dãy Trường Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ tây

sang đông. Phía tây tỉnh là những dãy núi cao, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát úp; tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển. Hà Tĩnh nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, nên thời tiết, khí hậu rất khắc nghiệt. Hàng năm, Hà Tĩnh có bốn mùa rõ rệt:

Quảng Bình có địa hình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng

diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Địa hình có đặc trưng chủ yếu là hẹp và dốc, nghiêng từ tây sang đông, đồi núi chiếm 85% diện tích toàn tỉnh và bị chia cắt mạnh. Hầu như toàn bộ vùng phía tây tỉnh là núi cao 1.000-1.500 m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bố theo kiểu bát úp. Gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp. Sau cùng là những tràng cát ven biển có dạng lưỡi liềm hoặc dẻ quạt. Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu bị tác động đồng thời bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam dẫn đến hai mùa rõ rệt.

Hình 2.1: Vị trí 3 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình (N-T-B)

Nguồn: CPIS Việt Nam

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về 3 tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình

Thông tin Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình

Diện tích 16.487 km² 5.997 km² 8.065 km²

Nhiệt độ trung bình năm 25,2 °C 25,6 °C 24,5 °C

Lƣợng mƣa trung bình năm 1650-1700mm 2500-2650mm 2000-2300mm

Số giờ nắng trong năm 1.450-1.500 giờ 1.550-1.600 giờ 1.700-1.750 giờ

Bảng 2.2: Giá trị kỷ lục quan trắc được của các yếu tố KHCĐ trên vùng N-T-B

(Nguồn: CPIS Vietnam)

TRẠM ĐỒNG HỚI TĨNH HƢƠNG KHÊ KỲ ANH TƢƠNG DƢƠNG TUYÊN HÓA VINH N-T-B Tx(oC) Nhiệt độ cực đại 40.7 40.2 42 40.4 42.7 41.6 40.9 42.7 Tm(oC) Nhiệt độ cực tiểu 7.8 6.8 2.6 6.9 1.7 5 5.2 1.7 RHm(%) Độ ẩm cực tiểu 25 20 13 16 19 20 26 13 Rx(mm) Lượng mưa cực đại 554.6 657.2 492.6 573.1 192 548.4 596.7 657.2 Vx(m/s) Vận tốc gió cực đại 45 40 31 48 25 40 40 48

Giá trị quan trắc kỉ lục trong cả chuỗi số liệu 50 năm được sử dụng từ 1960- 2010 tại 7 trạm chính và cho cả khu vực N-T-B. Dựa vào bảng có thể thấy vùng N- T-B là một trong những khu vực khắc nghiệt nhất của cả nước khi nhiệt độ cực đại là 42.70C trong khi nhiệt độ cực tiểu đo được chỉ là 1.70C. Lượng mưa cực đại ngày ghi nhận là trên 650mm.

Khu vực N-T-B là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trong cả nước: Mùa đông khá lạnh và ẩm ướt; mùa hạ nhiều nắng, nóng bức và khô hạn vào đầu và giữa mùa, còn mưa lớn tập trung vào cuối mùa. Với đường bờ biển dài hơn 350 km tiếp giáp Biển Đông, vùng đồng bằng và ven biển của những tỉnh này thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn. Hàng năm thường xảy ra nhiều thiên tai như bão, lũ, gió Lào, hạn hán, mà nguyên nhân

cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Vùng này cũng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, tuy nhiên không nhiều như ở Bắc Bộ. Điều kiện đó có thể giúp cho việc phát triển một số cây trồng nhiệt đới như cà phê, hồ tiêu, dừa,...Mùa hạ nhiều nắng, ít mưa cho phép phát triển nghề làm muối ven biển và nghề chế biến hải sản. Bên cạnh thuận lợi ít ỏi đó, vùng Bắc Trung Bộ có một số khó khăn cần phải được khắc phục:

- Mùa đông ở đây về cơ bản đã ít rét hơn, nhất là ở khu vực phía nam của vùng, song trong những trường hợp gió mùa đông bắc mạnh tràn về vẫn có thể xảy ra sương muối;

- Mùa hè ở đây có hiện tượng gió tây khô nóng khắc nghiệt và thường là nguyên nhân gây ra khô hạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt, chăn nuôi. Vấn đề thuỷ lợi hoá kết hợp khai thác thuỷ năng ở vùng này phải được hết sức quan tâm để khắc phục thiệt hại do hạn hàng năm gây ra;

- Bên cạnh sự nóng bức, khô hạn do gió tây nam mang lại, ở đây còn có nạn mưa to, gió lớn, lũ lụt, nước biển dâng do hiệu ứng bão,...ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương. Nghiên cứu phòng tránh và phòng chống thiên tai, bão lũ ở Miền Trung luôn là vấn đề bức thiết.

Trong điều kiện thời tiết khí hậu có những chiều hướng diễn biến ngày càng phức tạp, những biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu gây biến đổi các hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, nắng nóng, mưa lớn, bão…đã gây không ít khó khăn, thậm chí thiệt hại lớn về người và của ở nhiều địa phương. Trong đó Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình (N-T-B) là ba tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tất cả các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam như hạn hán, nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa lớn và các cơn bão nhiệt đới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)