Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến 03 tỉnh N-T-B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 51 - 54)

Hình 3.14: Số ngày rét đậm trung bình năm qua các thập kỉ tại một số trạm thuộc 3 tỉnh N-T-B (CPIS)

Phân tích hình 3.13 và 3.14 cho thấy:

- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực N-T-B có xu thế giảm nhẹ nhưng không rõ rệt. Do đó, số ngày rét đậm cũng có xu hướng giảm ở hầu hết các trạm. Đáng chú ý là hai thập kỉ gần đây (1991-2000 và 2001-2010) số ngày rét đậm trong năm thấp hơn rõ rệt so với những thập kỉ trước đó, tiêu biểu có trạm Hà Tĩnh (thấp hơn 4-5 ngày/năm), trạm Hương Khê (thấp 6-7 ngày/năm), trạm Tương Dương (thấp hơn 5-6 ngày/năm). Tuy nhiên cũng có một số trạm có số ngày rét đậm tăng đột biến như trạm Vinh có số ngày rét đậm trong năm giai đoạn 2001- 2010 là 30 ngày/năm, trạm Tuyên Hóa là trên 20 ngày/năm.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 1990 1995 2000 2005 2010 2015 Số đ ợt Năm Không khí lạnh Không khí lạnh TBNN Linear (Không khí lạnh)

- Số ngày rét đậm trong năm tính trung bình qua các thập kỉ có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam, điều này được thể hiện qua số ngày rét đậm tại trạm Hương Khê, Tương Dương, Vinh (thuộc tỉnh Nghệ An) cao hơn số ngày rét đậm các trạm Hà Tĩnh, Kỳ Anh (thuộc tỉnh Hà Tĩnh) và thấp nhất là tại trạm Đồng Hới (thuộc tỉnh Quảng Bình).

3.3.2. Nắng nóng

Nắng nóng là hiện tượng thời tiết thường xảy ra về mùa hè trên hầu khắp mọi vùng khí hậu của Việt Nam. Theo chỉ tiêu hiện đang áp dụng tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, một đợt nắng nóng xuất hiện trên một khu vực nào đó nếu một nửa số trạm trở lên trong khu vực đó có Tx ≥ 35oC và độ ẩm tương đối ≤ 55% và xuất hiện từ hai ngày trở lên. Một chuỗi ngày nắng nóng có xen kẽ một ngày chưa đạt tiêu chuẩn nắng nóng nhưng trong ngày đó có ít nhất một nửa số trạm có Tx xấp xỉ 350C và độ ẩm tương đối ≤ 55% vẫn được xem là một đợt nắng nóng liên tục. Nhận thấy rằng, việc xét hiện tượng nắng nóng theo cả hai chỉ tiêu nhiệt độ cao nhất (Tx) và độ ẩm tương đối sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn với hiện tượng thời tiết khô nóng trong những điều kiện, chẳng hạn như hiện tượng phơn. Bởi vậy, trong nội dung luận văn này hiện tượng nắng nóng được xem là có xuất hiện khi Tx ≥ 35oC và bỏ qua việc xét yếu tố độ ẩm tương đối.

Nắng nóng, khô nóng là dạng thời tiết nguy hiểm thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Ở Việt Nam, hàng năm mùa nắng nóng thường bắt đầu vào cuối tháng 3 và kết thúc vào khoảng tháng 9. Nắng nóng diện rộng (hai phần ba số trạm trong vùng xảy ra hiện tượng) thường phát triển theo quy luật từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông. Ở phía Đông Bắc Bộ mùa nắng nóng đến muộn nhất. Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng ít gay gắt hơn. Các tỉnh ven biển Trung Bộ, nhất là Bắc Trung Bộ, là nơi có tần suất nắng nóng lớn nhất và gay gắt nhất ở Việt Nam. Hiện tượng nắng nóng kéo dài kết hợp với thời tiết không mưa có thể dẫn đến hạn hán gây thiệt hại lớn cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là đối với nông nghiệp. Nắng nóng kèm theo nhiệt độ tăng cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức

khoẻ con người, gia súc, gia cầm và ngành nuôi trồng thuỷ sản. Chưa có con số thống kê cụ thể nhưng qua các phương tiện truyền thông đại chúng, hàng năm hiện tượng nắng nóng đã gây thiệt hại cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản nhiều tỷ đồng. Đặc biệt, nắng nóng kết hợp với hạn hán càng làm gia tăng tính khốc liệt của hiện tượng này, và trong nhiều trường hợp đã gây nên những hệ quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng như phát sinh các đợt dịch bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi, làm giảm năng suất lao động,v.v.

Trong các đợt nắng nóng mạnh, nhiệt độ ở một số nơi lên tới trên 40oC. Ví dụ, đợt nắng nóng từ 7 - 31/7/1998 đã đo được nhiệt độ cao nhất tại Cửa Rào (Nghệ An) là 41.2oC. Hiện tượng nắng nóng kéo dài kết hợp với thời tiết không mưa có thể gây ra những đợt hạn hán làm thiệt hại to lớn cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng liên tục kéo theo nguy cơ phát triển nhiều dịch bệnh mùa hè như quai bị, rubella, tay chân miệng, thủy đậu, viêm đường hô hấp,…

Hình 3.15: Thời tiết nắng nóng làm gia tăng bệnh nhân trẻ em (trái) và dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm (phải) (Nguồn: sưu tầm)

Theo thống kê hàng năm của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương ta thấy được trong 16 năm gần đây, số đợt nắng nóng hàng năm có xu thế tăng cao (Hình 3.16). Điển hình, năm 2012 đã có 18 đợt nắng nóng xảy ra trên diện rộng (trừ khu vực Tây Nguyên), trong khi đó, năm 1998 là năm có số đợt nắng nóng ít nhất (6 đợt). Tổng số ngày nắng nóng trong một năm cũng có sự tăng nhẹ, trung bình

mỗi năm có 89 ngày xảy ra hiện tượng nắng nóng (Hình 3.17). Năm 1998 có tổng số ngày nắng nóng lớn nhất giai đoạn, lên tới 132 ngày trong 6 đợt xảy ra nắng nóng. Năm 2007 có số ngày nắng nóng ít nhất là 24 ngày trong 7 đợt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)