Phƣơng pháp đánh giá xu thế biến đổi đặc trƣng khí hậu và biến đổi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 36 - 37)

CHƢƠNG II : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.2. Phƣơng pháp đánh giá xu thế biến đổi đặc trƣng khí hậu và biến đổi của

của các hiện tƣợng thiên tai cho khu vực N-T-B

Khi phân tích đánh giá biến đổi khí hậu trong quá khứ, theo Phan Văn Tân [14] có ba khía cạnh cần được làm rõ là:

a) Tính chất biến đổi: Tìm hiểu sự biến đổi có tuân theo qui luật hay không,

nếu có thì qui luật nào (qui luật rõ nhất có thể nhận thấy); sự biến đổi có tính chu kỳ hay không có chu kỳ; nếu có chu kỳ thì biên độ và tần số dao động có biến đổi hay không. Có thể phát hiện, khám phá tính chất biến đổi qua chuỗi thời gian ban đầu hoặc chuỗi đã được biến đổi thành dạng khác bằng các phép biến đổi toán học, như lọc và làm trơn chuỗi, phân tích điều hòa, phân tích phổ phương sai.

b) Mức độ biến đổi: Thể hiện sự biến đổi mạnh hay yếu, nhiều hay ít, càng

ngày càng tăng hay giảm, tính biến động của sự biến đổi. Mức độ biến đổi có thể được xác định căn cứ vào gia tốc tăng, giảm qua từng thời kỳ, tính biến động qua từng thời kỳ hoặc xu thế tăng giảm qua từng thời kỳ, sự biến đổi về biên độ dao động, hoặc sự gia tăng hay giảm đi của các dao động ngẫu nhiên. Các đặc trưng có thể được sử dụng để phân tích gồm độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên hoặc chuẩn sai tích lũy.

c) Xu thế biến đổi: Chủ yếu xét xu thế tăng, giảm tuyến tính theo thời gian. Có

thể xem xét các xu thế này trên toàn chuỗi hoặc qua từng giai đoạn và so sánh với nhau. Thông thường xu thế toàn chuỗi được sử dụng để nhận định về sự tồn tại của tính biến đổi, còn xu thế của các thời đoạn dùng để xem xét sự dao động của tính biến đổi.

Trong khuôn khổ luận văn, nhóm yếu tố đặc trưng khí hậu được nghiên cứu là nhiệt độ và lượng mưa. Phân tích mức độ biến đổi ta sử dụng phương pháp trung bình số học và phân tích chuẩn sai, phân tích xu thế biến đổi của các yếu tố nhiệt độ và lượng mưa ở khu vực N-T-B thông qua sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính. Phương pháp này được áp dụng với chuỗi số liệu có sự biến động ngẫu nhiên khi tăng khi giảm. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất biến động của các đặc trưng khí

hậu theo thời gian, ta có thể biểu hiện bằng một dãy các trị số cụ thể để biểu hiện xu hướng thay đổi của các đặc trưng đó theo thời gian.

Xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu được thực hiện dựa vào hệ số góc a1 của phương trình hồi qui tuyến tính:

Y= a0 + a1t

Trong đóY là một yếu tố, hiện tượng nào đó được khảo sát, và t là hời gian tính bằng năm.

Từ kết quả nghiên cứu xu thế biến đổi của các đặc trưng khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa) và các hiện tượng thiên tai có liên quan, ta có thể xác định mối liên hệ, ảnh hưởng của sự biến động các đặc trưng khí hậu đến sự biến động của các hiện tượng thiên tai liên quan. Ví dụ, sự biến động của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của các thiên tai liên quan như nắng nóng, rét đậm, rét hại... hoặc sự biến động về lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến sự biến động của các hiện tượng thiên tai liên quan như mưa lớn, lũ lụt…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)