Mưa lớn ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 62 - 64)

Ở Việt Nam, mưa lớn thường là hệ quả của một số hình thế, loại hình thời tiết như bão, ATNĐ, dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng có thể gây nên mưa lớn trong một thời gian dài trên một phạm vi

0 5 10 15 20 25 30 Mưa lớn

rộng (Nguyễn Ngọc Thục và Lương Tuấn Minh, 1990; Nguyễn Ngọc Thục, 1990). Theo chỉ tiêu đang được sử dụng tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, ngày mưa lớn được xác định từ tổng lượng mưa đo được trong 24h bao gồm: Mưa vừa: (16 - 50 mm/24h), mưa to (51 - 100 mm/24h), và mưa rất to (> 100 mm/24h). Một đợt mưa lớn diện rộng là một đợt mưa xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian, trong đó có ít nhất một ngày ½ số trạm trên khu vực đo được lượng mưa lớn.

Đới với Việt Nam, diễn biến mưa lớn trong quá khứ cho thấy độ dài và số lượng các đợt mưa lớn tăng lên không nhiều. Trong giai đoạn 1950-2000, mưa lớn tăng lên ở khu vực phía Nam và giảm ở khu vực phía Bắc. Tuy nhiên, do Việt Nam là một nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của El Nino và La Nina do đó lượng mưa có thể biến đổi thường xuyên. Tuy nhiên trong 05 năm gần đây lượng mưa giảm khá nhiều so với TBNN (25 đợt/năm).

Xem xét về sự biến đổi của các hiện tượng cực đoan liên quan đến lượng mưa, ta có thể thấy được hiện tượng mưa lớn diện rộng có xu thế tăng nhẹ (Hình 3.31). Đợt mưa lớn, diện rộng xảy ra nhiều nhất vào năm 2008 với 56 đợt trong giai đoạn 20 năm 1993-2012, trong khi đó, năm 1996 là năm xảy ra ít đợt mưa lớn diện rộng nhất (12 đợt). Hàng năm, mưa lớn diện rộng trên các khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thường bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11, trong khi đó các tỉnh ven biển Trung Bộ lại bắt đầu muộn hơn các khu vực trên khoảng 2 tháng (tháng VIII) và kết thúc vào nửa đầu tháng XII hàng năm. Nhìn chung, mưa lớn diện rộng thường gây ra do bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) nằm trong dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ), không khí lạnh (KKL), gió mùa tây nam. Đặc biệt, mưa to đến rất to diện rộng kéo dài ở các tỉnh ven biển Trung Bộ thường là sự kết hợp giữa ITCZ có trục đi qua khu vực này và không khí lạnh tăng cường từ phía bắc xuống, thường xảy ra từ tháng IX đến tháng XI. Năm 1993 có 20 đợt mưa lớn diện rộng xảy ra trên lãnh thổ nước ta có sự phân bố tương đối đều trên các khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biến đổi của một số đặc trưng khí hậu và các hiện tượng thiên tai có liên quan ở khu vực bắc trung bộ trong những thập kỷ gần đây (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)