Tình hình ứng phó biến đổi khí hậu ở nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng đô thị du lịch cửa lò theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trung bình của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 55 - 57)

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Các hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.1. Tình hình ứng phó biến đổi khí hậu ở nước ngoài

Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn thế giới và nhân loại. Đứng trước nguy cơ tác động từ BĐKH đang đến gần, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thiết lập các chương trình chiến lược và các dự án, kế hoạch triển khai cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH.

Một khái niệm mới được Hà Lan đề cập đến là “thích ứng thay vì chống lại” với BĐKH. Amsterdam sẽ đi đầu trong việc thay đổi cách sống để có một khí hậu ôn hòa hơn bằng các kế hoạch và dự án cụ thể nhằm giảm thải lượng CO2 phát thải với chương trình New Amsterdam Climate. Các mục tiêu, kế hoạch của Amsterdam chủ yếu tập trung vào việc giảm thiểu sử dụng năng lượng và tăng cường sử dụng các nguồn nguyên liệu bền vững (năng lượng gió, mặt trời, nước,…). Việc thực hiện chương trình được thành phố tập trung vào việc truyền thông báo chí và xây dựng Amsterdam thành một biểu tượng nhằm kêu gọi người dân Amsterdam tham gia vào chương trình “New Amsterdam Climate” [45]

Năm 2008, Vương Quốc Anh đã cho ra đời Luật Biến đổi Khí hậu với khung pháp lý dài hạn, đầy tham vọng, giới hạn phát thải carbon và ủy ban tư vấn độc lập. Đây là luật về BĐKH đầu tiên trên thế giới. Trong năm 2010, nhiều hội thảo đã được tổ chức trên thế giới để giới thiệu Luật này và khuyến khích tranh luận giữa các chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự về cách tiếp cận trong xây dựng pháp luật và chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp [49]

Đến năm 2009, một quốc gia ở Đông Nam Á, Philipin đã thông qua Luật Biến đổi khí hậu. Luật quy định sẽ thành lập Ủy ban Biến đổi khí hậu quốc gia do tổng thống làm chủ tịch. Ủy ban có nhiệm vụ đưa các chương trình ứng phó BĐKH và giảm rủi ro thảm họa vào các chương trình phát triển quốc gia. Các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương phải phân bổ ngân sách cho công tác soạn thảo và thực hiện các chương trình ứng phó BĐKH. [50]

Nước láng giềng với Việt Nam là Thái Lan, mặc dù không nằm trong các nước buộc phải giảm thải KNK. Tuy nhiên, Ban quản lý khu đô thị trung tâm Bangkok (BMA) tin rằng cũng phải hành động nhằm góp phần giảm thải KNK trước hiểm họa nóng lên của trái đất. Nhận thấy rằng lượng KNK thải ra ở Bangkok cũng khá cao so với các thành phố lớn ở các quốc gia phát triển khác trên thế giới (như Tokyo, San Diego, London,…), Bangkok đã bắt đầu kế hoạch hành động nhằm giảm hiện tượng nóng lên toàn cầu từ năm 2007-2012, chủ yếu là giảm thải KNK. Kế hoạch hành động gồm 5 mục tiêu cụ thể sau: (1) Mở rộng hệ thống vận tải và cải thiện giao thông; (2) Tuyên truyền việc sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo; (3) Cải thiện hiệu quả tiêu thụ điện tại các tòa nhà; (4) Nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý chất thải rắn và xử lý nước thải và (5) Mở rộng khu vực công viên. Dựa trên các số liệu thu thập về lượng phát thải KNK từ các nguồn phát thải chính trong những năm qua, Chương trình đã đánh giá, dự đoán lượng KNK phát sinh năm 2012, từ đó đưa ra các phương hướng giải quyết và dự đoán lượng KNK giảm thải được ở từng mục tiêu. Đặc biệt, đối với hệ thống giao thông vận tải, được đánh giá là nguồn thải KNK nhiều nhất ở Bangkok (chiếm 50%). Phòng quy hoạch và chính sách giao thông vận tải, Bộ Giao thông đã mô phỏng bằng mô hình toán học eBUM (Extended Bangkok Urban Model) đánh giá lượng phát thải CO2 từ giao thông vận tải có thể lên tới 25 tấn/năm vào năm 2012[51]. Bên cạnh đó, các kế hoạch chiến lược của Thái Lan cũng được thiết lập khá hoàn chỉnh bao gồm: Chiến lược 5 năm về BĐKH (giai đoạn 2008-2012), Kế hoạch chiến lược 10 năm về BĐKH (2010- 2019), kế hoạch hành động ứng phó BĐKH 3 năm (2010-2012),… (Krawanchid, 2011). Tuy nhiên, theo đánh giá từ Anond Sridvongs (Đại học Chulalongkorn) chính phủ Thái Lan vẫn còn thiếu quyết tâm đối phó với tình trạng mực nước biển dâng [51], các hướng tập trung và nguồn lực phát triển vẫn ưu tiên cho lĩnh vực kinh tế. Bằng chứng hữu hiệu nhất chính là hậu quả đợt lũ vào cuối tháng 7/2011 (kéo dài đến cuối tháng 11/2011), gây ra tổn thất nghiêm trọng và được đánh giá là “trận lũ lụt tồi tệ nhất về lượng nước lũ và số người bị ảnh hưởng”. Mức tác động này đã được Thái Lan dự đoán cách thời điểm hiện tại từ 10-15 năm [52], nhưng

vẫn không triển khai các biện pháp phù hợp dẫn đến các tổn thất đáng kể. Đây cũng là một bài học kinh nghiệm quan trọng cho Việt Nam vì xét đến các yếu tố về địa lý và tốc độ phát triển kinh tế có nhiều nét tương đồng, đặc biệt ở khu vực miền Nam Việt Nam.

Ngoài Thái Lan, Campuchia cũng đã hoàn thành xong công tác đánh giá khu vực nhạy cảm và khả năng thích ứng với BĐKH. Campuchia đã sử dụng 2 mô hình GCM (CCSR, CSIRO) và hai kịch bản phát thải toàn cầu (kịch bản phát thải cao SRESA2 và kịch bản phát thải thấp SRESB1) để đánh giá những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đến khí hậu Campuchia. Cụ thể, Campuchia đã đánh giá tác động của BĐKH và đưa ra những biệp pháp thích ứng tới lĩnh vực nông nghiệp của quốc gia. Việc đánh giá dựa trên các dữ liệu thu thập trong 5 năm trước đó và những tác động của thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh,…) đến sản lượng lúa của quốc gia. Chương trình hành động quốc gia thích ứng với BĐKH của Campuchia (NAPA) được hoàn thành vào năm 2005 và chính thức thông qua vào tháng 10 năm 2006 với sự tài trợ của quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua UNDP. NAPA đã đề xuất khoảng 39 chương trình, các chương trình được xác định dựa trên: phân tích chính sách và những thiếu sót, khảo sát thực tế, tham vấn quốc gia và tỉnh, thông qua các chuyên gia đánh giá và được Liên bộ xem xét lại. [52]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến cơ sở hạ tầng đô thị du lịch cửa lò theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng trung bình của bộ tài nguyên và môi trường (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)