Chƣơng 2 : ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá tác động của BĐKH đến hạ tầng đô thị du lịch Cửa Lò
3.1.1. Tác động của BĐKH đến nền xây dựng đô thị
a. Nhận dạng tác động
Bảng 3.1. Nhâ ̣n da ̣ng tác đô ̣ng của BĐKH tới nền xây dƣ̣ng ta ̣i Cửa Lò
b. Đánh giá tác động, rủi ro do biến đổi khí hậu đến nền xây dựng
Các hiện tượng biến đổi khí hậu đã được ghi nhận và các tác động lớn về khí hậu mà nền xây dựng đang phải đối mặt và Thị xã Cửa Lò là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn của bão trên cả nước. Hàng năm từ tháng 7 đến tháng 10, thường chịu trực tiếp hoặc ảnh hưởng của 1-2 cơn bão với cấp gió từ cấp 8 đến cấp 13. Khi bão đổ bộ vào thường có gió xoáy lớn, di chuyển chậm, kết hợp triều cường dâng cao, ảnh hưởng toàn bộ địa bàn Thị xã.
Trên địa bàn thị xã Cửa Lò khu vực nội thị xảy ra úng ngập cục bộ khi có mưa to kéo dài.
Khu vực Cửa Lò về phía Đông sát biển, phía Nam giáp sông Lam và phía Bắc giáp sông Cấm nên chịu tác động trực tiếp của thủy triều và mưa bão gây ra. Về
mùa mưa, lũ nước thoát ra sông Lam, sông Cấm theo hệ thống kênh mương, một phần thấm qua cát xuống biển. Trong vùng chỉ có một số vùng ngập cục bộ trong thời gian ngắn.
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với TX. Cửa Lò và dự báo các tác động do biến đổi khí hậu đến nền xây dựng
Kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 đối với thị xã Cửa Lò:
- Kịch bản biến đổi khí hậu đối với nhiệt độ: Theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ tăng 1,3oC. Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 2,5oC. Tại Cửa Lò không xảy ra hạn hán.
- Kịch bản đối với lượng mưa: theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21 lượng mưa tăng 3,5%. Vào cuối thế kỷ 21 lượng mưa tăng thêm 6,7%. Tại Cửa Lò có nguy cơ ngập do mực nước sông Lam tăng lên.
- Kịch bản nước biển dâng: theo kịch bản phát thải trung bình, vào giữa thế kỷ 21 nước biển dâng 20-24cm. Vào cuối thế kỷ 21 nước biển dâng 49-65cm. Thị xã Cửa Lò có nguy cơ ngập: 6.833,89 km2 chiếm 30,62% tổng diện tích tự nhiên.
Trên trục đường Bình Minh tiếp nối với biển Đông có hệ thống kè bờ biển với chiều dài khoảng 8 km, tuy nhiên đến nay khi xảy ra bão lụt, hệ thống này vẫn có nhiều nguy cơ sụp đổ.
Để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kịch bản nêu trên có thể chia thị xã Cửa Lò thành các vùng sau:
- Vùng I: Khu vực ven biển (Khu bãi tắm du lịch) - Vùng II: Khu vực sông Cấm (Nghi Tân, Nghi Thủy) - Vùng III: Khu vực Cửa Hội (Sông Lam) – Nghi Hải - Vùng IV: Khu vực dân cư và ruộng lúa phía trong
c. Phân tích năng lực thích ứng
- Xây dựng mới tuyến kè bãi tắm thị xã Cửa Lò ngăn lũ cho thị xã Cửa Lò. - Kè Nghi Thủy bảo vệ cho người dân không bị sạt lở đất gây sập nhà. - Kè biển chống sạt lở cát từ ngã ba cửa Hội đến cảng Cửa Lò 7,3km
Thị xã Cửa Lò nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung đã có nhận thức rõ ràng về biến đổi khí hậu và đã có những hành động tích cực để ứng phó với BDKH. Tỉnh Nghệ An đã có kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu như sau:
- Thứ nhất: Thị xã Cửa Lò đã tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành tập huấn chương trình về biến đổi khí hậu cho toàn thể CBCNVC và nhân dân trên trên địa bàn;
- Thứ hai là triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa chống biến đổi khí hậu trong tương lai đó là hoàn chỉnh xây dựng hệ thống bờ kè ven sông cấm và ven biển.
Năng lực thích ứng của nền xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố có tầm quan trong khác nhau như sau:
- Đặc điểm của nền xây dựng: khu vực nên hay hạn chế xây dựng đô thị - Quy hoạch xây dựng: Đã có quy hoạch xây dựng
- Mức độ phát triển đô thị: Loại đô thị, tốc độ đô thị hóa, khả năng tài chính cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật.
- Trình độ quản lý: Đầy đủ quy định luật pháp, cơ chế chính sách rõ ràng, công nghệ quản lý hiện đại, huy động sự tham gia cộng đồng, xã hội hóa trong quản lý
Bảng 3.2. Đánh giá năng lực thích ứng của nền xây dựng TX.Cửa Lò
Khu vực Yếu tố tác động đến khả năng thích ứng Năng lực thích ứng chung Đặc điểm nền xây dựng Quy hoạch xây dựng Mức độ phát triển KT-XH Trình độ quản lý đô thị Trọng số 20% 20% 30% 30% Vùng I: Khu vực ven biển (Khu bãi tắm du lịch) 2 3 3 3 2,8 Trung bình Vùng II: Khu vực sông Cấm (Nghi Tân, Nghi Thủy) 2 2 2 2 2 Trung bình Vùng III: Khu vực Cửa Hội (Sông Lam) – Nghi Hải 2 2 2 3 2,3 Trung bình Vùng IV: Khu vực dân cư và ruộng lúa phía
trong
2 2 2 2 2 Trung
bình Năng lực thích ứng:
Rất kém 0-1 ; Kém 1-2; Trung bình 2-3; Tốt 3-4; Rất tốt 4-5
Nhận xét:
- Đối với các loại hình sử dụng đất: các vùng ngoài đê sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất sẽ mất các bãi bồi, bãi tắm…
- Đối với hệ thống đê ven biển: nước dâng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ an toàn của hệ thống đê. Việc gia cố và bảo vệ đê biển sẽ phải thực hiện thường xuyên và chất lượng hơn vì đây đang được coi là một giải pháp ứng phó.
- Xâm nhập mặn theo các hệ thống sông sẽ gia tăng và sẽ vào rất sâu trong đất liền ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp.
Bảng 3.3.Đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng của nền xây dựng TX.Cửa Lò
Kết quả đánh giá cho thấy tính dễ tổn thương của đô thị Cửa Lò khá cao nhất là khu vực ngoài đê. Lý do chính là năng lực thích ứng kém.