Nhóm Đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải

3.2.2.5. Nhóm Đáp ứng

* ự tham gia của cộng đồng

Bằng việc quan sát và tiến hành phỏng vấn sâu lao công bạn thu gom xử lý rác thải và cán bộ địa chính thị trấn, kết quả điều tra cho thấy, hoạt động thu gom và xử lý rác thải không có sự tham gia của nhân dân, rác thải không đƣợc chủ động phân

loại, tập kết, ngƣời dân còn thụ động trong hoạt động này.Ngay tại khu chợ, nơi rác thải đƣợc quy định tập kết tại một địa điểm để xe thu gom đến thu gom, nhƣng trên thực tế rác thải vứt rải rác thành nhiều điểm nhỏ, gây khó khăn cho công nhân thu gom và hiệu quả thu gom không đƣợc cao, xe thu gom mất cả một buổi chỉ để bốc đƣợc hết rác của khu chợ về xử lý.

Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy chỉ có 2% số hộ đƣợc hỏi có hoạt động phân loại rác tại nguồn, cùng sự phân tích về sự đáp ứng kinh tế, tài chính của ban thu gom và xử lý rác thải có thể thấy rằng, ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến hoạt động của mô hình thu gom, sự tham gia còn mang tính thụ động.

Tuy nhiên nhƣ đã nói ở phần trên, ở một vài tình huống khi xe thu gom bị hỏng và không đi thu gom rác thải theo lịch trình đƣợc, tình trạng rác tồn ứ không bị kéo dài do nhân dân đã chủ động mang rác đi vứt tại bãi rác, do đặc thù địa phƣơng nhỏ mà việc chủ động vứt rác của nhân dân vẫn đƣợc duy trì. Nhƣ vậy sự tham gia của cộng đồng ở đây tuy có nhƣng rất ít, và hiệu quả thấp. Tác giả chấm điểm chỉ số này đạt 1 điểm.

* Giải pháp quản lý của chính quyền

Giải pháp quản lý của chính quyền thể hiện ở việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn chi tiết trong vấn đề bảo vệ môi trƣờng và đặc biệt là vấn đề hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.

Tại huyện Chợ Mới, UBND huyện chƣa ban hành văn bản cụ thể chỉ đạo về vấn đề thu gom và xử lý rác thải, chỉ có văn bản ban hành về mức phí thu theo quy định của HĐND tỉnh và quy định lịch trình thu gom rác thải trên địa bàn. Việc tuyên truyền, hƣớng dẫn nhân dân phân loại rác thải tại nguồn chƣa đƣợc thực hiện. Nhƣ vậy, cơ quan quản lý mô hình là cơ quan nhà nƣớc cấp huyện, mô hình hoạt động trên địa bàn thị trấn, tuy nhiên các hoạt động của mô hình tuân theo các văn bản của cấp trung ƣơng. Tại cấp tỉnh, chỉ có văn bản quy định về lệ phí thu gom mà không có các văn bản quy định khác để phù hợp với địa phƣơng. Điều này gây khó khăn rất nhiều trong công tác quản lý và hoạt động của mô hình.

Việc tuyên truyền, hƣớng dẫn cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trƣờng cũng chƣa đƣợc quan tâm, chƣa có các buổi hội thảo, tập huấn, hƣớng dẫn ngƣời dân trong việc phân loại rác tại nhà, ngƣời dân chƣa thực sự hiểu về hoạt động của lò đốt rác thải. Đặc biệt, tại cấp xã, không có cán bộ chuyên môn về môi trƣờng do đó gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, tác giả chấm điểm chỉ số này đạt 1 điểm.

* Đáp ứng về quy hoạch khu xử lý rác thải

Vào năm 2014, UBND quy hoạch mở rộng khu xử lý rác thải nằm trên nền bãi rác cũ tại tổ 6 thị trấn Chợ Mới. Tuy nhiên với tình trạng rác thải ngày nàng nhiều và không xử lý kịp thời, UBND huyện đã có quy hoạch khu xử lý rác thải tại xã Yên Đĩnh. Nhƣng cho đến thời điểm nghiên cứu, vị trí quy hoạch chỉ là một bãi đất trống, chƣa có quy hoạch cụ thể về đáp ứng kỹ thuật của khu xử lý. Do đó, tác giả chấm chỉ số này đạt 4 điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của mô hình thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn chợ mới, huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)