Tiêu chí về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vữngnghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 75)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Bộ tiêu chí quản lý trại giam Quảng Ninh (quy mô giam giữ 2

3.2.2. Tiêu chí về xã hội

a. Chế độ quản lý, giam giữ phạm nhân

Phạm nhân phải đƣợc giam giữ trong buồng giam theo quy định. Cán bộ, nhân viên trại giam không có nhiệm vụ và mọi ngƣời khác nếu không đƣợc phép của Giám thị trại giam không đƣợc vào khu vực buồng giam, không đƣợc tiếp xúc với phạm nhân.

Trại giam phải đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt và an toàn, có lực lƣợng vũ trang bảo vệ, tuần tra, canh gác 24/24 giờ. Các buồng giam phải đƣợc xây dựng chắc chắn, có đủ ánh sáng và bảo đảm vệ sinh môi trƣờng.

b. Chế độ sinh hoạt đối với phạm nhân

Chế độ sinh hoạt đối với phạm nhân đƣợc thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án hình sự và quy định tại Nghị định này.

Mỗi phân trại trong trại giam, khu giam giữ phạm nhân trong trại giam đƣợc trang bị 01 hệ thống loa truyền thanh, 01 hệ thống truyền hình cáp nội bộ; mỗi buồng giam tập thể dƣới 30 phạm nhân đƣợc trang bị 01 máy vô tuyến truyền hình màu có kích thƣớc 21 inch trở lên; buồng giam từ trên 30 phạm nhân đƣợc trang bị 01 máy vô tuyến truyền hình màu có kích thƣớc màn hình từ 29 inch trở lên. 30 phạm nhân đƣợc phát 01 tờ báo Nhân Dân.

c. Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân

Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân đƣợc thực hiện theo quy định tại điều 48 Luật Thi hành án hình sự và quy định tại Nghị định này.

Chế độ ăn, cấp phát thuốc, bồi dƣỡng do cơ sở chữa bệnh chỉ định theo bệnh lý và theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật. Tiền thuốc chữa bệnh thông thƣờng hàng ngày cho phạm nhân đƣợc cấp tƣơng đƣơng 02 kg gạo/01 ngƣời/01 tháng.

Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS đƣợc chăm sóc, điều trị theo quy định của pháp luật hiện hành.

d. Chế độ ăn của phạm nhân.

Phạm nhân đƣợc Nhà nƣớc bảo đảm tiêu chuẩn định lƣợng mỗi tháng 17 kg gạo; 0,7 kg thịt; 0,8 kg cá; 0,5 kg đƣờng; 01 kg muối; 15kg rau xanh; 0,75 lít nƣớc mắm; 0,1 kg bột ngọt;

Ngày lễ, Tết nhƣ Tết Nguyên đán, Tết Dƣơng lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vƣơng, ngày lễ 30/4; 01/5; 02/9 phạm nhân đƣợc ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn bình thƣờng.

Phạm nhân đƣợc bảo đảm ăn uống, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Nghiêm cấm phạm nhân sử dụng rƣợu, bia hoặc các chất kích thích khác.

e. Chế độ ở của phạm nhân.

Chỗ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân là 02m2, có bệ gạch men, ván sàn hoặc giƣờng. Phạm nhân phải ở trong buồng giam theo thời gian quy định và ra khỏi buồng theo quy định nội quy của trại.

f. Chế độ mặc và cấp phát tƣ trang đối với phạm nhân.

Mỗi năm phạm nhân đƣợc phát 02 bộ quần áo lao động, 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 02 chiếu, 02 đôi dép, 01 mũ hoặc nón, 01 áo mƣa, 03 bàn chải đánh răng, 600g kem đánh răng loại phổ thông. Mỗi tháng đƣợc cấp 0,3 kg xà phòng giặt, 04 năm đƣợc cấp 01 màn, 01 chăn. Phạm nhân từ Đà Nẵng trở vào đƣợc phát chăn sợi, từ Thừa Thiên Huế trở ra đƣợc phát chăn bông không quá 02kg và 01 áo ấm dùng trong 3 năm.

3.2.3. Tiêu chí về môi trường

Đảm bảo các chế độ về không khí, nƣớc sinh hoạt tại trại giam luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau đây QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh; QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn; QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; TCVN 4397-87: Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa; QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lƣợng nƣớc sinh hoạt và QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải sinh hoạt.

3.2.4. Tiêu chí về văn hóa

Thực hiện Thông tƣ liên tịch số 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT ngày 06 tháng 2 năm 2012 về việc hƣớng dẫn tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí cho phạm nhân. Thông tƣ quy định việc tổ chức dạy văn hóa thực hiện bắt buộc học chƣơng trình xóa mù chữ cho phạm nhân chƣa biết chữ hoặc tái mù chữ, học chƣơng trình tiểu học hoặc giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và phổ cập trung học cơ sở đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên. Việc dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân là ngƣời khiếm thính, khiếm thị, thiểu năng, ngƣời bị bệnh. Việc phổ biến thông tin thời sự, chính sách, thời gian sinh hoạt, giải trí và hoạt động thƣ viện, trao

đổi thông tin về tình hình học văn hóa, pháp luật, giáo dục công dân và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải trí của phạm nhân. Căn cứ Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 13 tháng 2 năm 2012 hƣớng dẫn việc thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân là ngƣời nƣớc ngoài đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam.

Tổng hợp các tiêu chí đánh giá đƣợc trình trong bảng 6.

Bảng 4 - Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của Trại giam

Tiêu chí Chỉ thị Mức đánh giá Phạm nhân (HS 0,7) Cán bộ quản lý (HS 0,3) Điểm đánh giá Kinh tế (30 điểm; 3 chỉ thị) Kinh phí hàng năm 4 mức Cơ sở vật chất 4 mức Quy mô và tỷ lệ cán bộ / phạm nhân 4 mức Môi trƣờng (40 điểm; 4 chỉ thị ) Chất lƣợng môi trƣờng không khí 4 mức Nƣớc sạch và môi trƣờng nƣớc 4 mức Quản lý rác thải, chất thải nguy

hại 4 mức Rủi ro và sự cố môi trƣờng 4 mức Xã hội (50 điểm; 5 chỉ thị) Chế độ quản lý 4 mức Chế độ sinh hoạt 4 mức Chế độ chăm sóc y tế 4 mức Chế độ ăn phạm nhân / lƣơng

cán bộ 4 mức Chế độ cấp phát tƣ trang 4 mức Văn hóa giáo dục (40 điểm; 4 chỉ thị)

Giáo dục văn hóa 4 mức Giáo dục nghề nghiệp 4 mức Giáo dục ý thức và rèn luyện 4 mức Môi trƣờng xã hội giao tiếp trại

giam

4 mức

Mức đánh giá gồm 4 mức, tƣơng ứng với thang điểm sau đây: - Loại tốt: với thang điểm đánh giá từng chỉ thị từ 9 điểm trở lên. - Loại khá: với thang điểm đánh giá từng chỉ thị từ 7 - 9 điểm.

- Loại trung bình: với thang điểm đánh giá từng chỉ thị từ 5 - 7 điểm. - Loại yếu: với thang điểm đánh giá từng chỉ thị từ 3- 4 điểm.

Tổng hệ số: 0,7 + 0,3 = 1,0 Nhƣ vậy:

- Trại giam loại tốt đạt tiêu chí là trại giam bền vững, tƣơng ứng với số điểm từ 144 điểm - 160 điểm.

- Trại giam đạt loại khá, tƣơng ứng với số điểm từ 112 điểm - 128 điểm. - Trại giam đạt loại trung bình, tƣơng ứng với số điểm từ 80 điểm - 96 điểm. - Trại giam đạt loại yếu, tƣơng ứng với số điểm từ 48 điểm - 64 điểm.

3.3. Kết quả đánh giá tính bền vững của trại giam Quảng Ninh

3.3.1. Đánh giá tính bền vững của trại giam Quảng Ninh theo Bộ tiêu chí

Bảng 6 - Đánh giá tính bền vững của trại giam Quảng Ninh theo Bộ tiêu chí

Tiêu chí Chỉ thị Mức đánh giá Phạm nhân (HS0,7) Cán bộ quản lý (HS 0,3) Điểm đánh giá Kinh tế ( 30 điểm; 3 chỉ thị) Kinh phí hàng năm 4 mức 7 3 10 Cơ sở vật chất 4 mức 5,6 2,4 8 Quy mô và tỷ lệ cán bộ/phạm nhân 4 mức 3,5 1,5 5 Môi trƣờng (40 điểm; 4 chỉ thị) Chất lƣợng môi trƣờng không khí 4 mức 5,6 2,4 8 Nƣớc sạch và môi trƣờng nƣớc 4 mức 5,6 2,4 8 Quản lý rác thải, chất thải nguy

hại 4 mức 4,9 2,1 7 Rủi ro và sự cố môi trƣờng 4 mức 4,9 2,1 7 Xã hội ( 50 điểm; 5 chỉ thị) Chế độ quản lý 4 mức 5,6 2,4 8 Chế độ sinh hoạt 4 mức 5,6 2,4 8 Chế độ chăm sóc y tế 4 mức 4,2 1,8 6 Chế độ ăn phạm nhân / lƣơng

cán bộ 4 mức 4,9 2,1 7 Chế độ cấp phát tƣ trang 4 mức 4,9 2,1 7 Văn hóa giáo dục (40 điểm; 4 chỉ thị)

Giáo dục văn hóa 4 mức 5,6 2,4 8 Giáo dục nghề nghiệp 4 mức 4,2 1,8 6 Giáo dục ý thức và rèn luyện 4 mức 5,6 2,4 8 Môi trƣờng xã hội giao tiếp trại

giam

4 mức 3,5 1,5 5 Cộng điểm của từng tiêu chí 81,2 34,8

Tổng cộng điểm của toàn trại 116 Từ kết quả đánh giá toàn trại giam cho thấy, tổng điểm đánh giá là 116 điểm, so với thang điểm đƣa ra tại Bảng 4 - Bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững

của trại giam thì điểm đánh giá tính bền vững của trại đạt loại khá nhƣng thấp hơn mức tốt (tối thiểu là 144 điểm).

3.3.2. Đánh giá tính bền vững của trại giam Quảng Ninh theo SWOT

Bảng 6 - Đánh giá tính bền vững của trại giam Quảng Ninh theo SWOT 1. Điểm mạnh (strenght)

S1: Đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Nhà nƣớc, Lãnh đạo Bộ Công an nên nguồn kinh phí cấp cho trại hàng năm ổn định, đảm bảo công tác quản lý giam giữ.

S2: Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ công tác quản lý giam giữ đƣợc quan tâm đầu tƣ và sử dụng hiệu quả.

S3: Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc, không khí tại trại giam đảm bảo quy chuẩn.

S4: Giáo dục văn hóa; nghề nghiệp; giáo dục về ý thức rèn luyện lao động cho phạm nhân đƣợc quan tâm và tổ chức thƣờng xuyên.

S5: Trại giam Quảng Ninh gồm hai phân trại đóng quân tại vùng xa dân cƣ, xung quanh là núi bao bọc, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, từ đó hạn chế việc phạm nhân trốn trại và các hoạt động cải tạo, giáo dục không làm ảnh hƣởng tới đời sống của khu vực dân cƣ xung quanh.

S6: Quỹ đất còn nhiều

2. Điểm yếu (Weakness)

W1: Quy mô giam giữ hiện nay đang vƣợt quá quy mô giam giữ.

W2: Trại giam là nơi quản lý giam giữ nhiều loại tội phạm, mắc nhiều bệnh xã hội nhƣ Lao, viêm gan B, HIV/AIDS… với tính chất nguy hiểm khác nhau, vì vậy nƣớc thải sinh hoạt của trại chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

W3: Vì trại giam là nơi tập trung đông phạm nhân lại mắc nhiều bệnh xã hội do đó dễ bị bùng phát, lây lan các loại dịch bệnh.

3. Cơ hội (Opportunities)

O1: Bảo vệ môi trƣờng đang đƣợc trại quan tâm đầu tƣ, hàng năm có khoản kinh phí nhất định chi cho công tác bảo vệ môi trƣờng.

O2: Có nguồn lao động, nhân lực trại giam dồi dào, sẵn sàng tham gia ký hợp đồng với các doanh nghiệp để tăng thêm nguồn thu nhập cho trại.

O3: Trại giam Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào, sẵn sàng cơ sở vật chất để mở rộng quy mô phát triển trại giam bền vững.

O4: Phát triển bền vững là xu thế chung của thế giới và Việt Nam. Quản lý trại giam bền vững là vấn đề cần thiết, quan trọng cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ.

4. Thách thức (Threats)

T1: Hệ thống các văn bản pháp luật và các quy phạm pháp luật quy định về những vấn đề có liên quan đến việc quản lý giam giữ và giáo dục, cải tạo phạm nhân nhiều điểm bị chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn hoặc có phù hợp nhƣng tính thực tiễn không cao, nhất là những vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách và quy định quản lý.

T2: Đội ngũ cán bộ chiến sỹ còn thiếu và yếu, chủ yếu đƣợc đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ quản lý giam giữ phạm nhân. Ngoài ra còn thực hiện kiêm nhiệm nhiều công tác khác nhƣ quản lý môi trƣờng, xây dựng doanh trại…do vậy không phát huy đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.

T3: Công tác y tế, khám chữa bệnh và điều trị cho phạm nhân đƣợc thực hiện nhƣng chỉ là khâu khám phân loại chƣa có điều kiện khám, chăm sóc và điều trị chuyên sâu.

Từ mô hình SWOT trên cho ta thấy rõ những yếu tố chủ quan và khách quan sẽ tác động đến trại giam. Từ đó chúng ta nhận thấy đâu là điểm mạnh để tập trung phát triển, cải thiện khuyết điểm, tận dụng thời cơ và giảm thiểu rủi ro cho công tác quản lý trại giam. Chúng ta có thể mở rộng mô hình SWOT bằng cách kết hợp xen kẽ các yếu tố để thấy rõ hơn chiến lƣợc của mình.

Dựa trên phân tích trên ta có ma trận SWOT nhƣ sau:

Môi trƣờng bên ngoài

Môi trƣờng bên trong

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S)

S1+O1: lợi thế đó giúp trại giam Quảng Ninh đƣợc đầu tƣ quan tâm cải thiện môi trƣờng trại giam.

S1+S2+O2+O3+O4: khẳng định tiềm năng có thể thể chuyển đổi mô hình quản lý trại giam đơn thuần sang quản lý trại giam bền vững.

S1+S6+T1+T2: việc lựa chọn quan tâm đầu tƣ đến chính sách để phát triển trại giam Quảng Ninh bền vững là rất khả thi.

Điểm yếu (W)

O4+W1: học hỏi kinh nghiệm quản lý trại giam trên thế giới để xây dựng và áp dụng cho công tác quản lý trại giam tại Việt Nam và trại giam Quảng Ninh.

W1+T1: Nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật quản lý trại giam theo tiêu chuẩn quốc tế; W2+W3+T2+T3: Đề xuất tổ chức và tham gia các lớp đào tạo, tập huấn về công tác chuyên môn, công tác bảo vệ môi trƣờng và y tế để nâng cao trình độ cho CBCS trại giam Quảng Ninh phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý trại giam bền vững đảm bảo thực hiện tốt 3 nội dung (kinh tế-môi trƣờng- văn hóa-xã hội)

Từ những phân tích trên có thể thấy khả năng áp dụng mô hình quản lý trại giam Quảng Ninh bền vững còn nhiều khó khăn, thách thức nhƣng có thể tận dụng điểm mạnh và cơ hội để khắc phục đƣợc. Trƣớc mắt vẫn là đảm bảo nguồn kinh phí đƣợc cấp hàng năm; thực hiện tốt công tác giáo dục, quản lý phạm nhân; sau đó tìm các nguồn kinh phí hỗ trợ và học hỏi kinh nghiệm quản lý của quốc tế.

3.4. Đề xuất giải pháp quản lý trại giam Quảng Ninh bền vững

3.4.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

- Chủ động xây dựng kinh phí quản lý trại giam thuộc nguồn ngân sách Nhà nƣớc cấp hàng năm để duy trì nguồn kinh phí ổn định và huy động các nguồn vốn cho công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Tăng cƣờng nguồn lực và cơ sở vật chất đầu tƣ cho nghiên cứu về công tác quản lý trại giam; nâng cao vai trò trách nhiệm đối với công tác nghiên cứu khoa học, kịp thời bổ sung những cán bộ có tâm huyết về nghề nghiệp, có trình độ lý luận và chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm, trải nghiệm chuyên sâu về thực tế trong lĩnh vực này. Coi trọng công tác tham mƣu đề xuất và chủ động việc đầu tƣ kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, trang cấp phƣơng tiện kỹ thuật và kinh phí hoạt động cho công tác quản lý trại giam.

- Tăng cƣờng tham mƣu đề xuất mở các hội nghị, hội thảo cấp Bộ và chủ động cử những cán bộ có chức năng, nhiệm vụ tham gia các hội nghị quốc tế nhằm trao đổi về lý luận và kinh nghiệm thực tế, cũng nhƣ tiếp thu đƣợc những kinh nghiệm hay, việc làm tốt, để kịp thời bổ sung cho phần lý luận và vận dụng, áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện ở nƣớc ta nhằm đạt đƣợc hiệu quả tốt nhất.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục cải tạo phạm nhân thông qua việc tổ chức lao động sản xuất, dạy nghề (chăn nuôi: tôm, cá, vịt, gà, bò, lợn, dê; trồng rau; trồng cây ăn quả: mít, vải, nhãn; dạy nghề cho phạm nhân nhƣ nghề rèn, mộc, may) để cải tạo phạm nhân đồng thời có thêm nguồn thu khác, khắc phục khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vữngnghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)