Nhóm giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vữngnghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 84)

Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Đề xuất giải pháp quản lý trại giam Quảng Ninh bền vững

3.4.2. Nhóm giải pháp về xã hội

* Tăng cƣờng công tác nghiên cứu, xây dựng hoàn thiện hệ thống lý luận về quản lý trại giam; coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, hội thảo khoa học và tổ chức nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học trong các trƣờng CAND, các đơn vị chuyên trách đƣợc phân công đảm nhiệm về nhiệm vụ khoa học hoặc chỉ đạo, quản lý nhà nƣớc về hoạt động quản lý trại giam trong phạm vi toàn quốc, để kịp thời ứng dụng trong hoạt động thực tiễn đã và đang đặt ra đối với công tác này trong thời gian tới.

* Biện pháp quản lý giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức cho phạm nhân - Khái niệm: Giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức cho phạm nhân là giáo dục chính trị tƣ tƣởng, là cơ sở của toàn bộ quá trình giáo dục phạm nhân. Quá trình tác động để hình thành cho phạm nhân có nhận thức đúng đắn về quyền lợi, nghĩa vụ của một công dân đối với đất nƣớc, xã hội, gia đình, bản thân để từ đó họ thấy rõ quyền nghiã vụ trong việc chấp hành bản án, tích cực tham gia học tập, lao động cải tạo trở thành công dân lƣơng thiện có ích cho xã hội, sống và làm việc theo pháp luật.

- Nhiệm vụ giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức cho phạm nhân:

Hình thành cho phạm nhân nhận thức đúng đắn về quyền và nghĩa vụ của một công dân

Xây dựng hình thành cho phạm nhân ý thức trách nhiệm công dân đối với đất nƣớc và xã hội.

- Nội dung giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức cho phạm nhân

+ Những vấn đề cơ bản về đƣờng lối, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng phát triển đất nƣớc nhƣ: đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; đƣờng lối đối nội, đối ngoại... đây là một trong những nội

dung quan trọng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc.

+ Hệ thống các văn bản pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nƣớc nhƣ Hiến pháp năm 1992 của Nhà nƣớc CHXHCN Việt Nam; hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thi hành Thi hành án phạt tù: Luật thi hành án hình sự, thủ tục thi hành án, chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân; những quy định đối với phạm nhân là ngƣời chƣa thành niên phạm tội. Luật Đặc xá, Nội quy trại giam và một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục phạm nhân. Hệ thống văn bản pháp luật khác nhƣ: Bộ Luật Dân sự, Luật Giao thông đƣơng bộ, Luật phòng chống ma túy, Luật Hôn nhân gia đình, Luật cƣ trú, Luật Bảo vệ môi trƣờng...Qua đó giúp cho phạm nhân không chỉ có nhận thức đúng đắn thấy đƣợc trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành bản án mà còn đƣa phạm nhân tích cực tham gia vào các hoạt động phong trào có ích cho xã hội. Việc tổ chức các hoạt động chính trị cho xã hội đó phải gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của đất nƣớc, địa phƣơng và đơn vị trại giam

+ Thông báo kịp thời các sự kiện chính trị - xã hội: bằng cách tổ chức thƣờng xuyên và đột xuất các buổi nói chuyện thời sự riêng hoặc tiến hành trong các buổi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổng kết thi đua của toàn trại giam, qua các buổi phát thanh của trại, chiếu phim, xem video, xem vô tuyến truyền hình...;Thông qua những hoạt động trên sẽ làm phạm nhân đƣợc sống với đời sống sôi động của địa phƣơng, đất nƣớc, thế giới, hiểu và tin tƣởng vào đƣờng lối chính sách phƣơng hƣớng phát triển của đất nƣớc, thấy đƣợc những thành quả lao động, sức mạnh sáng tạo to lớn của nhân dân, vị thế của đất nƣớc, từ đó xác định thái độ chấp hành nội quy trại giam.

+ Tổ chức các hoạt động chính trị - xã hội của phạm nhân: gắn với các phong trào thi đua lao động, cải tạo, các hoạt động văn hóa, văn nghệ...phù hợp với đặc điểm trại giam, theo yêu cầu chính trị, xã hội của đất nƣớc của từng địa phƣơng. Giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong đấu tranh giữ nƣớc, dựng nƣớc và trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nƣớc, những thành tựu đạt đƣợc của đất nƣớc trong thời gian qua.

- Các hình thức tổ chức giáo dục công dân, pháp luật, đạo đức cho phạm nhân

+Tổ chức mở các lớp học cho phạm nhân học tập về công dân, pháp luật, đạo đức:đây là một hình thức phù hợp với điều kiện môi trƣờng trại giam, thông qua mở lớp giúp phạm nhân nhận thức đƣợc đầy đủ về các quy định của pháp luật, đạo đức. Phạm nhân đƣợc trang bị một cách đầy đủ, có phân tích giảng giải, phạm nhân đƣợc tham gia thảo luận, đƣợc giải đáp mọi thắc mắc, liên hệ với chính bản thân họ...giúp phạm nhân nhận thức đƣợc đầy đủ về các quy định pháp luật, công dân, đạo đức

+ Giáo dục riêng phạm nhân: là hoạt động đƣợc tổ chức bởi một hoặc nhiều cán bộ giáo dục đến cá nhân phạm nhân, đây là hoạt động có tác động mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của phạm nhân nhằm hình thành cho họ những nhận thức đúng về pháp luật, hình thành tình cảm pháp lý đúng đắn.

+ Các phƣơng pháp giáo dục khác: bên cạnh hai phƣơng pháp giáo dục trên, để giáo dục phạm nhân cán bộ quản lý trại giam còn sử dụng một số phƣơng pháp giáo dục khác nhƣ:

Giáo dục pháp luật cho phạm nhân thông qua các phƣơng tiện tuyên truyền, thông tin đại chúng nhƣ: khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tranh ảnh, sách báo, phát thanh, truyền hình hay tổ chức cho phạm nhân đấu tranh tố giác tội phạm...

Tổ chức các lớp giới thiệu về các văn bản quy phạm pháp luật: Nội quy trại giam, các quy định về đặc xá, giảm án, tạm đình chỉ, thi hành án phạt tù...

Bắt buộc phạm nhân phải tuân thủ nghiêm khắc nội quy trại giam 24/24h phạm nhân phải đƣợc giám sát, sống, lao động và học tập sinh hoạt theo quy định pháp luật và chịu sự quản lý (trực tiếp hoặc gián tiếp).

Tổ chức các buổi nói chuyện về luật pháp cảu các cán bộ Tƣ pháp, Tòa án, Công an, Viện kiểm sát với phạm nhân.

Tổ chức cho phạm nhân đấu tranh phê bình các hiện tƣợng vi phạm nội quy kỷ luật trại giam. Phê bình công khai trên các bảng tin thông tin đại chúng của trại giam những phạm nhân vi phạm pháp luật.

Thực hiện pháp luật trong quản lý, giam giữ, giáo dục và thực hiện chính sách đối với phạm nhân.

* Biện pháp quản lý giáo dục lao động cho phạm nhân

- Khái niệm: Giáo dục lao động cho phạm nhân là quá trình tác động để hình thành cho phạm nhân có nhận thức đúng đắn về lao động, tôn trọng giá trị lao động biết lao động. Từ đó tạo cho họ có ý thức lao động, thói quen và khả năng lao động khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Lao động là phƣơng thức tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Đối với phạm nhân đang chấp hành hình phạt tại trại giam thì lao động sản xuất và học nghề vừa là phƣơng tiện, vừa là điều kiện để thực hành giáo dục qua đó “biến ngƣời xấu, thành ngƣời tốt”. Giáo dục lao động bao gồm nhiều mặt khác nhau của sự chuẩn bị về mặt tâm lý, đạo đức và thực tế cho phạm nhân đối với hoạt động lao động sản xuất hình thành ở phạm nhân ý thức lao động, thói quen lao động. Tuy nhiên, giáo dục lao động và lao động là hai thuật ngữ khác nhau. Giáo dục lao động bao hàm hai nội dung: giáo dục để lao động và giáo dục thông qua lao động. Theo ý nghĩa thứ nhất là việc hình thành có mục đích, có kế hoạch những năng lực và những tính cách của nhân cách phạm nhân, chuẩn bị cho họ sẵn sàng về mặt tâm lý cũng nhƣ về mặt thực tiễn để tham gia lao động trong trại giam và chuẩn bị sẵn sàng tham gia lao động trong xã hội sau khi ra khỏi trại giam. Theo ý nghĩa thứ hai đó là việc tổ chức sƣ phạm các loại hình hoạt động lao động của phạm nhân để thông qua đó hình thành và phát triển nhân cách của họ, tạo cho họ có ý thức lao động và thói quen lao động.

Lao động trong trại giam không những góp phần nâng cao đời sống vật chất cho phạm nhân trong quá trình cải tạo tại trại giam mà còn là con đƣờng cơ bản hình thành nhân cách, giáo dục và xây dựng các phẩm chất nhân cách phạm nhân, hình thành những đức tính cần có của ngƣời lao động: cần cù, chăm chỉ, không ngại khó khăn, năng động, tích cực tìm tòi sáng tạo trong lao động. Lao động cùng nhau trong đội, nhóm, tổ với cùng một nghề nghiệp ở phạm nhân sẽ xuất hiện tình ngƣời; sự hợp tác; hiểu biết lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong công việc và trong cuộc sống lao động đó cũng xuất hiện tính tổ chức, chấp hành kỷ luật lao động, nội quy, trại giam.

Quá trình tổ chức lao động cho phạm nhân đòi hỏi không chỉ thời gian mà còn phải đƣợc tổ chức khoa học, đồng bộ, có kế hoạch, có sự phân công trách nhiệm, có kỷ luật chặt chẽ. Việc bố trí, sắp xếp phạm nhân lao động sản xuất và dạy nghề phải đặt trong mối quan hệ với điều kiện hoàn cảnh của phạm nhân sau

khi ra trại nhƣ phạm nhân cƣ trú ở đâu? Nông thôn hay thành thị? Đồng bằng hay miền núi? Có nhƣ vậy việc lao động sản xuất và dạy nghề mới phát huy hết tác dụng của nó.

- Nhiệm vụ giáo dục lao động cho phạm nhân

+ Hình thành cho phạm nhân ý thức lao động, quan điểm nhận thức đúng đắn về lao động. Lao động là quyền, là nghĩa vụ và trách nhiệm và đồng thời cũng là vinh dự của mỗi ngƣời công dân. Lối sống thực dụng cùng tƣ tƣởng lƣời lao động là đặc điểm tâm lý chung của phạm nhân. Chính vì vậy, trong giáo dục lao động cho phạm nhân nhiệm vụ đầu tiên đặt ra đối với cán bộ giáo dục là phải xây dựng, hình thành cho phạm nhân ý thức lao động và quan điểm đúng đắn về lao động. Đồng thời thông qua giáo dục lao động còn làm cho phạm nhân biết chống lại và lên án, gạt bỏ những thói quen xấu đối với lao động nhƣ lƣời biếng, ăn bám, giả dối, tha hóa về lao động.

+ Hình thành cho phạm nhân nhu cầu, thói quen và kỹ năng lao động: thực chất quá trình này nhằm rèn luyện cho phạm nhân kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lao động và định hƣớng nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu tái hòa nhập cộng đồng. Cán bộ giáo dục phải làm cho phạm nhân thấy đƣợc cái hay, cái đẹp trong lao động để từ đó họ tìm ra niềm vui trong lao động, xác định lao động là nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của phạm nhân.

Đồng thời trong giáo dục lao động, cán bộ giáo dục cần phải rèn luyện cho phạm nhân những kỹ năng và thói quen lao động có văn hóa: làm việc có kế hoạch, khoa học, biết tiết kiệm, quý trọng của cải và sức lao động, thực hiện công việc đƣợc giao chuẩn xác, đúng thời hạn, biết lao động, nghỉ ngơi tái sản xuất sức lao động hợp lý, khoa học... để hình thành cho phạm nhân nhu cầu, thói quen và kỹ năng lao động.

+ Hình thành cho phạm nhân phẩm chất quý báu của ngƣời lao động phù hợp với yêu cầu tái hòa nhập cộng đồng: quá trình lao động thực chất là quá trình tìm kiếm, khơi gợi những phẩm chất nhân cách tích cực, khả năng tiềm tàng và phần thiện ẩn giấu sâu trong tâm hồn của mỗi phạm nhân.

Giáo dục lao động nhằm hình thành ở phạm nhân những phẩm chất quý báu của ngƣời lao động: có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, nghề nghiệp, có thói quen lao động cần cù, bền bỉ, có ý thức tổ chức, có kỷ luật lao

động sáng tạo, có năng suất cao, lao động với lƣơng tâm nghề nghiệp, bổn phận và nghĩa vụ một cách tự giác vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.

- Nội dung giáo dục lao động cho phạm nhân

Giáo dục lao động bao gồm: dạy lao động (huấn luyện, hƣớng dẫn, tổ chức cho học nghề) và giáo dục lao động. Dạy lao động nhằm truyền thụ cho phạm nhân những kinh nghiệm lao động, tri thức, kỹ năng lao động, tuân thủ nội quy, kỷ luật lao động, kiến thức về an toàn lao động. Giáo dục lao động chủ yếu nhằm xây dựng cho phạm nhân có quan điểm và tƣ tƣởng đúng đắn, có tình cảm và thái độ tích cực có nhu cầu và thói quen đối với lao động.

Dạy lao động và giáo dục lao động đều nhằm mục đích chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cũng nhƣ về thực tiễn cho phạm nhân để họ có phẩm chất và năng lực tạo công ăn việc làm, kiếm đƣợc một nghề nhất định sau khi đƣợc trả tự do.

- Hình thức giáo dục lao động cho phạm nhân: tổ chức cho phạm nhân học tập về lao động là bƣớc đầu trong quá trình giáo dục lao động cho phạm nhân để chuẩn bị cho phạm nhân sẵn sàng tham gia vào lao động.

3.4.3. Nhóm giải pháp về môi trường

- Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trƣờng trên cơ sở đổi mới tƣ duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trƣờng cho Cán bộ chiến sỹ trại giam và phạm nhân.

- Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi trƣờng, sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phƣơng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: bổ sung xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng vào các Nghị định, Thông tƣ, Quyết định cần thiết phải thực hiện của trại giam.

- Đổi mới nâng cao chất lƣợng công tác thông tin tuyên truyền, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến quán triệt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, Bộ Công an để xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trƣờng.Kết hợp với tăng cƣờng kiểm tra, giám sát để nâng cao nhận thức về

bảo vệ môi trƣờng chung, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt nhằm tạo chuyển biến căn bản về ý thức trách nhiệm và sự chủ động trong công tác bảo vệ môi trƣờng.

- Thực hiện tốt chƣơng trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên;Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bƣớc phát triển “năng lƣợng sạch”, “sản xuất sạch”, “tiêu dùng sạch”;

- Nghiên cứu, đầu tƣ triển khai xây dựng các mô hình điểm về ứng dụng công nghệ tiên tiến để xử lý ô nhiễm nƣớc thải sinh hoạt, quản lý rác thải , chất thải nguy hại trại giam từ đó nhân rộng mô hình phục vụ tốt công tác bảo vệ môi trƣờng trại giam.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo vệ môi trƣờng tiên tiến phù hợp với điều kiện của trại giam. Đầu tƣ, đổi mới công nghệ sản xuất tại trại theo hƣớng hiện đại, thân thiện môi trƣờng và tiết kiệm tài nguyên…;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý trại giam bền vữngnghiên cứu trường hợp trại giam quảng ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)