3.3 Thử đưa ra những nhận xét, đánh giá về nghi lễ cắt giải tiền duyên
3.3.2 Nghi lễ cắt giải tiền duyên được làm xuất phát từ niềm tin tôn
tôn giáo của con người.
Tại sao người Việt Nam lại có nhu cầu về nghi lễ cắt giải tiền duyên và có những cách thức khác nhau để thực hiện nhu cầu này. Vậy nguyên nhân của nhu cầu này là cái gì? Có thể coi đây là nhu cầu sinh ra trong bộ phận nhóm người do có những hụt hẫng trong tình cảm cần được bù đắp. Khi đã là một nhu cầu tôn giáo đã tồn tại trong nhiều năm ở một nhóm người thì sự hụt hẫng trong vấn đề tâm lý, tình cảm con người trải qua thời gian dù cuộc sống có những tiến bộ đáng kể về vật chất nhưng trong thế giới tình cảm vẫn không thể bù đắp được. Và thế giới tình cảm con người vẫn là điều khó hiểu nhất. Do vậy nghi lễ cắt giải tiền duyên được đưa ra
coi đó là một giải pháp của tôn giáo trong việc giải quyết tình cảm, nội tâm con người. Con người chúng ta hướng đến nó, tin tưởng thực hiện nó, coi đó như một giải pháp mở ra một trang mới trong cuộc đời. Việc họ làm theo và tin tưởng trong quá trình làm nghi lễ này chúng ta có thể tìm hiểu được từ chính niềm tin tôn giáo của họ.
Niềm tin tôn giáo được hiểu một cách gần gũi nhất chính là sự tin tưởng vào phép màu nhiệm của tôn giáo với cuộc sống con người. Khi con người có được niềm tin này, họ luôn tin vào thần linh để mong có một cuộc sống bình an, hạnh phúc bằng các lời kêu cầu, bằng những nghi lễ. Tuy vậy giữa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt về niềm tin tôn giáo. Người phương Tây chỉ có niềm tin khi thần linh đem lại cho họ hiệu quả gì qua nghi lễ, nếu mong ước của họ không được đáp ứng họ cũng không tôn sùng. Nhưng ngược lại, người phương Đông nói chung trong đó có Việt Nam nói riêng thì trong mỗi người đều luôn tồn tại một niềm tin bất diệt. Nếu nghi lễ mà họ đã tiến hành không đem lại điều họ mong muốn họ cũng không trách cứ thần linh mà tự trách mình đã không thành tâm. Vì thế họ sẽ không ngừng kêu cầu và tin rằng có một ngày thần linh sẽ đáp lại họ. Như vậy liệu chúng ta có thể coi niềm tin tôn giáo như một bản năng nguyên sơ tồn tại bên trong con người, khi có cơ hội nó sẽ sống dậy?
Câu hỏi đó khi đem áp dụng vào ba nhân vật trên chúng tôi thấy có phần đúng. Ba nhân vật chúng tôi tiếp xúc họ đều là những người có một tầm hiểu biết nhất định. Nếu nói họ cuồng tín nên mới thực hiện nghi lễ là hoàn toàn không khách quan. Họ thực hiện nghi lễ bắt đầu từ việc đồng thầy nói chính xác những mất mát, đau khổ mà họ đã và đang trải qua, khi thấy nó có khả năng giải quyết vấn đề cuộc sống đang gặp phải đồng thời trong họ cũng có một sự tin tưởng nào đó vào nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu. Có thể trước kia họ chưa làm một nghi lễ của tôn giáo nào
nhưng khi đến với Đạo Mẫu họ tìm thấy sự đồng điệu, đáp ứng được nhu cầu của mình họ đã tiến hành làm. Và trong quá trình làm nghi lễ, quan sát họ chúng ta thấy được thái độ thành kính nhất định để mong thần linh đáp lại nguyện ước của mình.
Câu hỏi được đặt ra là trong nghi lễ cắt giải tiền duyên của Đạo Mẫu khi dựa vào niềm tin con người được và mất điều gì? Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi thực sự cảm nhận được sự thay đổi về tình cảm của họ sau khi tiến hành nghi lễ. Ở họ điều thể hiện lớn nhất chính là giải thoát về mặt tâm lý. Sau nghi lễ dù ít hay nhiều họ đều chia sẻ tâm sự thoải mái hơn trước kia. Họ phần nào đó tin rằng sau nghi lễ thần linh đã biết mặt biết tên họ và che chở cho họ. Và người Việt Nam có câu nói “Tiền xuất Phật biết”, để minh chứng cho việc họ có lòng thành kính, tin theo thần linh thì hiển nhiên sẽ được bảo vệ tránh mọi rủi ro. Tuy nhiên khi niềm tin không được đáp lại thì họ đương nhiên sẽ cảm thấy thất vọng không tin vào bất cứ điều gì nữa. Qua thời gian khi ổn định lại họ tự an ủi mình coi rằng việc làm nghi lễ chưa mang lại hiệu quả về nhân duyên cho mình nhưng đem lại nhiều may mắn khác.
Nghi lễ cắt giải tiền duyên được con người tiến hành dựa vào niềm tin tôn giáo có cần thiết hay không? Thực tế đã cho chúng ta nhiều bài học về mất niềm tin trong cuộc sống. Vì vậy trong tiến hành nghi lễ của một tôn giáo, niềm tin giúp người ta nhận ra được những điều mà con người bình thường không thấy được, cho người ta sức mạnh đặc biệt mang tính “thăng hoa” để tác động đến cuộc sống trần tục. Nên nếu thực hành nghi lễ tôn giáo nói chung trong đó có nghi lễ cắt giải tiền duyên nói riêng trên cơ sở niềm tin tôn giáo tích cực thì chúng ta cần khuyến khích để tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng để phân biệt giữa một niềm tin tôn giáo tích cực
và tiêu cực trong niềm tin tôn giáo là một vấn đề không dễ dàng đòi hỏi con người phải nhìn nhận đúng đắn.
Bất cứ tôn giáo nào xét về bản chất của nó không bao giờ hướng con người đến cái xấu, cái độc ác mà khuyến khích con người làm điều thiện vươn tới cái đẹp. Tuy nhiên cũng như nhiều hiện tượng xã hội khác, con người vì mục tiêu và lợi ích riêng có thể sử dụng tôn giáo khiến nó đi ngược lại cái đẹp trở thành phản giá trị, phản văn hóa. Niềm tin con người là một thực tế, niềm tin giữ cho mỗi con người và mỗi xã hội nằm trong trạng thái ổn định cân bằng. Tuy nhiên niềm tin, nhất là niềm tin tôn giáo cũng dễ bị đẩy đến cực đoan cuồng tín, phá vỡ sự tồn tại, ổn định và cân bằng xã hội tạo ra những hậu quả mà con người không lường trước được. Do vậy chúng ta phải quan tâm hơn nữa đến niềm tin tôn giáo của con