Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định ) (Trang 27 - 29)

1.3 Giới thiệu về Phủ Dầy

1.3.1 Giới thiệu về vùng đất địa linh Thiên Bản

Nam Định là tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa cho rằng: Đây là vùng đất văn hiến mà điểm sáng là vùng văn hóa Thiên Bản, Thiên Trường và Quần Anh. Tính địa văn hóa của ba vùng này rất rõ rệt thể hiện sự đa dạng phong phú của tỉnh Nam. Vùng Thiên Trường đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long của vương triều Trần, vùng Quần Anh tượng trưng cho sự nghiệp vẻ vang của ông cha ta tiến ra biển, còn Thiên Bản là vùng đất cổ lưu giữ dấu ấn tinh hoa của văn hóa người Việt thủa Vua Hùng dựng nước phát triển mạnh mẽ qua các thời đại[48, tr. 5].

Là một huyện của tỉnh Nam Định, Vụ Bản cách thành phố Nam Định 15km về phía Tây Nam. Huyện có 17 xã, 1 thị trấn. Diện tích tự nhiên là 14766 ha, dân số là 12700 người có ranh giới:

+ Phía Đông giáp thành phố Nam Định và huyện Nam Trực. + Phía Tây giáp huyện Ý Yên.

+ Phía Nam giáp huyện Ý Yên, Nghĩa Hưng. + Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc.

Với vị trí nằm phía nam đồng bằng sông Hồng cách đây 6 đến 7 ngàn năm miền đất Vụ Bản mới được hình thành do quá trình biển lùi và do sự bồi đắp của phù sa sông Hồng và sông Đáy. Từ miền trung du các triền sông Hồng, sông Đáy, vùng núi Hoàng Long, Tam Điệp người Việt cổ tiến về vùng đồng bằng ven biển này. Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh: huyện Vụ Bản với hơn chục làng có tên “kẻ” xuất hiện vào đầu thời Vua Hùng nằm rải rác ở vùng đất ven chân núi hoặc bãi cao, trong đó có Kẻ Dầy, Kẻ Báng thuộc xã Kim Thái, Kẻ Đội thuộc xã Cộng Hòa. Kẻ Dầy sau có tên là An Thái nay là Tiên Hương và Vân Cát thuộc xã Kim Thái. Dân làng Kẻ Dầy có thể lúc đầu tụ cư trên gò Bánh Dầy và các gò đất xung quanh sát chân núi Tiên Hương nên gọi là Kẻ Dầy. Khi thành lập xã An Thái gồm 4 thôn Vân Cát, Vân Đình, Tây Cầu và Nham Miếu hay còn gọi là Giáp Nhất, Giáp Nhì, Giáp Ba, Giáp Tư tương đương với bốn thôn trên. Vào đời Cảnh Hưng (cuối thế kỷ XVII) dân thôn Vân Cát phát triển sinh sống ra phía Bắc khá đông phát triển thành một xã mới gọi là xã Vân Cát huyện Thiên Bản. Xã An Thái vẫn còn 4 giáp cũ. Năm Tự Đức thứ 14 (1861) xã An Thái đổi tên thành xã Tiên Hương. Như vậy Tiên Hương và An Thái đều có chung một cội nguồn là làng Kẻ Dầy xã An Thái. Xưa và nay theo lịch trình tiến hóa hai làng Vân Cát và Tiên Hương đều nằm trong vị trí vừa quan trọng về vị trí kinh tế chính trị và đẹp về cảnh quan tự nhiên. Sông Sắt chạy ở phía Tây làng vốn là một nhánh của sông Ninh Giang nối liền Châu Giang chảy ra sông Hồng. Thời Lý – Trần khi các vua đi kinh lý, làm lễ tịch điền vùng Ứng Phong, Kiến Hưng đều đi qua vùng này. Do đó đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống.

Đến năm 1947 xã Kim Thái được thành lập gồm 3 thôn là Tiên Hương, Vân Cát và Báng Già. Theo truyền thuyết, thần tích và những sáng tác dựa trên cơ sở chuyện kể dân gian thì Mẫu Liều Hạnh là một nhân vật

vừa lịch sử, vừa hư vừa thực, vừa là nhân thần đồng thời là thiên thần, là tiên cũng là phật thánh. Nhân vật này xuất hiện vào giữa thế kỷ XVI có liên quan mật thiết đến mảnh đất Kim Thái: Vân Cát là nơi sinh, Tiên Hương là quê chồng, Báng Già là nơi chôn cất. Như vậy vào cuối thế kỷ XVI khi tục thờ Mẫu Liễu Hạnh ra đời và phát triển đã tạo nên một nét độc đáo cho văn hóa làng Kẻ Dầy thì Phủ Dầy ra đời để thờ Mẫu Liễu Hạnh. Tên di tích được gọi theo địa danh ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghi lễ cắt giải tiền duyên trong lên đồng của đạo mẫu ở Việt Nam ( Qua nghiên cứu thực tế tại Phủ Dày - Xã Kim Thái - Huyện Vụ Bản - Tỉnh Nam Định ) (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)