Việc điều tra bằng bảng hỏi đƣợc tiến hành đối với 415 ngƣời dân tại các phƣờng, xã của 3 quận, huyện (Hoàn Kiếm, Hà Đông, Mỹ Đức) của thành phố Hà Nội với độ tuổi từ 15 trở lên. Đặc điểm, cơ cấu mẫu điều tra đƣợc thể hiện ở các bảng thống kê:
- Về cơ cấu giới tính của mẫu điều tra thể hiện trong bảng 2.1:
Bảng 2.1. Giới tínhcủa mẫu điều tra công chúng Hà Nội
Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) a. Nam 192 46,3 b. Nữ 223 53,7
Cộng 415 100
415 mẫu điều tra đƣợc phát đến ngƣời dân thủ đô gồm đủ thành phần (công chức, viên chức, công nhân, nông dân, ngƣời kinh doanh, lực lƣợng vũ trang, học sinh, sinh viên, ngƣời hƣu trí, nội trợ…). Trong đó, theo thống kê năm 2014, tỉ lệ nam chiếm 49%, nữ chiếm 51%. Kết quả trả lời về giới tính tỉ lệ không đồng đều mà hơi nghiêng về giới tính nữ với 223 phiếu, chiếm 53,7%; nam 192 phiếu, chiếm 46,3%. Mức chênh lệch này không lớn và không ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cứu.
- Về cơ cấu lứa tuổi của mẫu điều tra thể hiện tại bảng 2.2:
Bảng 2.2. Độ tuổi của mẫu điều tra công chúng Hà Nội
Nhóm tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%)
a.Từ 15 đến 25 28 6,7
b.Từ 26 đến 35 98 23,6
d.Từ 46 đến 55 43 10,4
e.Từ 56 - 65 tuổi 89 21,4
g.Trên 65 tuổi 95 22,9
Cộng 415 100
Do mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu sự quan tâm và quá trình tiếp nhận thông tin Kênh VOVTV của các đối tƣợng công chúng thuộc mọi lứa tuổi ở Hà Nội nên ngƣời viết trong quá trình điều tra đã cố gắng phát bảng hỏi đến mọi thành phần và độ tuổi. Tuy nhiên khi tổng hợp, số ngƣời đƣợc hỏi thuộc độ tuổi từ 26 - 35 và trên 65 tuổi chiếm tỉ lệ cao hơn (23,6% và 22,9%). Theo tác giả luận văn, đây cũng là độ tuổi công chúng ổn định công việc, có mong muốn học tập nâng cao, nhu cầu giao lƣu kết bạn nhiều hơn và có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn dành cho việc tìm hiểu thông tin, thƣ giãn giải trí và có điều kiện tiếp nhận thông nhiều loại hình TTĐC.
- Về thu nhập hàng tháng của số ngƣời trong diện điều tra, kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 2.6 (Phụ lục). Theo đó, số ngƣời có thu nhập ít hơn 5 triệu đồng/tháng chiếm tỉ lệ 48,4%; từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng /tháng chiếm 34,5%; trên10 triệu đồng /tháng chiếm 17,1%. Tỉ lệ 51,6% có thu nhập từ 5 triệu đồng trở lên cho thấy ngƣời dân Hà Nội có khả năng mua tivi, điện thoại thông minh và chi trả thuê bao gói cáp hang tháng. Đây là điều kiện để công chúng Hà Nội có điều kiện tiếp cận thông tin bằng nhiều loại hình báo chí và mạng xã hội nhiều hơn.
- Về trình độ học vấn của mẫu điều tra thể hiện tại bảng 2.3:
Bảng 2.3: Trình độ học vấn của mẫu điều tra
Trình độ Số lƣợng Tỉ lệ (%)
a. Tiểu học (cấp 1) 25 6,0
b. Trung học cơ sở (cấp 2) 71 17,1 c. Trung học phổ thông (cấp 3) 118 28,4
d. Trung cấp 49 11,8
e. Cao đẳng 33 8,0
f. Đại học 79 19,0
g. Sau Đại học 40 9,6
Cộng 415 100
Số lƣợng ngƣời đƣợc hỏi có trình độ trung học phổ thông (cấp 3) chiếm số đông ngƣời với 28,4%; kế đó là trình độ đại học với 19%; trung học cơ sở chiếm 17,1%; trình độ sau đại học chiếm 9,6%; gộp chung trình độ cao đẳng và trung cấp tƣơng đƣơng trình nhóm ngƣời có độ đại học. Ngƣời có trình độ tiểu học chiếm tỉ lệ thấp nhất với 6 %. Kết quả này cho thấy, mặt bằng trình độ dân trí ngƣời dân Hà Nội nhìn chung ở mức tƣơng đối cao.
Nghiên cứu công chúng của Trần Hữu Quang (Chân dung công chúng truyền thông - trường hợp TPHCM) chỉ ra rằng: để giải mã đƣợc thông tin trên báo in, đòi hỏi công chúng phải đạt một trình độ nhất định, đó là “cái ngƣỡng lớp 9”. Tuy nhiên, với truyền hình, nếu không bị khiếm khuyết về thị giác, thính giác công chúng có thể tiếp nhận thông tin thông qua lời bình, âm thanh và hình ảnh minh họa. Gần đây, thậm chí ngƣời bị hạn chế về thính lực cũng có thể xem truyền hình nhờ ngôn ngữ ký hiệu từ ngƣời dẫn chƣơng trình. Tuy nhiên, theo lý thuyết về hiệu quả truyền thông thì khả năng tiếp nhận thông tin ở từng đối tƣợng công chúng hoàn toàn không giống nhau. Có thể lý giải điều này do kiến thức nền, phông văn hóa, độ xa - gần trong tâm lý tiếp nhận thông tin ở mỗi ngƣời là khác nhau.
Kết quả về trình độ học vấn của mẫu điều tra trên đây cho thấy: Số ngƣời có trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học trong mẫu điều tra chiếm số đông với tỉ lệ 36,6% là điều kiện thuận lợi để giải mã các thông tin trên báo chí. Bên cạnh đó, mặt bằng dân trí cao cũng đồng nghĩa với việc công chúng đòi hỏi đƣợc tiếp cận thông tin ở nhiều góc độ khác nhau với tính phản biện và hàm lƣợng tri thức cao hơn.
Điều này đòi hỏi các đơn vị truyền thông cần sự đầu tƣ kỹ lƣợng hơn về nội dung và hình thức để thu hút và giữ chân công chúng.