1.2. Môi trƣờng báo chí Hà Nội và công chúng Hà Nội
1.2.1. Điều kiện tự nhiê n xã hội Hà Nội
Sau khi đƣợc mở rộng, thành phố Hà Nội có 29 quận, huyện (10 quận, 1 thị xã, 18 huyện) với 577 xã, phƣờng, thị trấn. Theo số liệu Cục thống kê năm 2014, Hà Nội có số dân 7.265.600 ngƣời (thứ 2 cả nƣớc, sau TPHCM với 7.981.900 ngƣời). Thủ đô Hà Nội sau khi đƣợc mở rộng lớn gấp 3 lần trƣớc và đứng tốp 17 thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất với 334.470 ha; dân số tăng hơn gấp rƣỡi.
Bản đồ địa giới hành chính Hà Nội (Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử UBNDTPHN; https://hanoi.gov.vn/)
Dân số thành thị Hà Nội chiếm 49,2% và nông thôn chiếm 50,8%, ngoài các thành phần dân tộc còn có một số ngƣời nƣớc ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Thủ đô Hà Nội vinh dự đƣợc Đảng, Nhà nƣớc phong tặng danh hiệu “Thủ đô Anh hùng”, đƣợc tặng thƣởng “Huân chƣơng Sao vàng” và đƣợc tổ chức UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình”…
Hà Nội phấn đấu 2/3 số xã đạt tiêu chí nông thôn mới vào năm 2020; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt từ 85 - 87 triệu đồng/năm; tốc độ tăng vốn đầu tƣ phát triển
trên địa bàn từ 11 đến 12%; giảm tỷ lệ hộ nghèo 1.3% so với năm trƣớc; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dƣới 4%; tăng thêm số xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo chuẩn mới) lên 17 đơn vị.
Trên địa bàn Hà Nội hiện có 72 trƣờng đại học, học viện; 24 trƣờng cao đẳng và 38 trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, cung cấp nguồn nhân lực lớn cho xã hội với các lĩnh vực đào tạo nhƣ y dƣợc, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, báo chí truyền thông... Đại học Quốc gia Hà Nội nằm trong tốp 100 trƣờng xuất sắc khu vực Đông Nam Á.
Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố Hà Nội sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thƣơng mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, y tế và văn hóa của cả nƣớc, đồng thời là đô thị cửa ngõ giao thƣơng với các nƣớc, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế, có vị trí chiến lƣợc về quốc phòng, an ninh. Hà Nội là địa bàn cƣ trú của chủ yếu là ngƣời Kinh bên cạnh dân tộc Thái, Tày, Nùng, Dao (từ Hòa Bình, Vĩnh Phúc cũ). Các tôn giáo chính bao gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành… Văn hóa Hà Nội vừa mang những nét chung của khu vực miền Bắc vừa mang dấu ấn của ngƣời Tràng An xƣa, đƣợc thể hiện qua nhiều phƣơng diện ẩm thực, lối sống, tín ngƣỡng, văn nghệ...