2.3. Công chúng Hà Nội với việc tiếp nhận thông tin trên Kênh truyền hình
2.3.4. Việc trao đổi thông tin trên KênhVOVTV của công chúng Hà Nội
Khi tác động đến công chúng bằng thông tin, giao tiếp giữa cơ quan báo chí với các đối tƣợng tiếp nhận là giao tiếp đại chúng. Công chúng khi tiếp nhận đƣợc thông tin có thể khởi đầu một quá trình truyền thông mới giữa mình với một hoặc một số ngƣời khác bằng cách trao đổi, bàn luận về thông tin vừa tiếp nhận. Hoạt động giao tiếp liên cá nhân liền sau hoạt động giao tiếp đại chúng góp phần làm cho hiệu quả tác động của thông tin đƣợc nhân rộng. Thông thƣờng, những nội dung công chúng quan tâm bàn luận là những vấn đề có liên quan đến lợi ích của họ. Thông tin càng liên quan đến lợi ích của nhiều ngƣời thì phạm vi, mức độ bàn luận càng cao, hiệu quả truyền thông càng lớn.
Trong xã hội thông tin, công chúng có điều kiện tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn. Hoạt động truyền thông liên cá nhân cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Từ thông tin thu nhận đƣợc qua các PTTTĐC, công chúng chia sẻ với ngƣời thân, bạn bè và làm cho hiệu quả tác động của thông tin đƣợc nhân rộng. Công chúng thƣờng chia sẻ, trao đổi, bàn luận những thông tin có liên quan đến lợi ích của họ. “Điểm chạm” (chữ dùng của tác giả Vũ Quang Hào) càng rộng chứng tỏ thông tin liên quan đến lợi ích của nhiều nhóm công chúng càng lớn. Do đó, phạm vi, mức độ bàn luận càng cao và hiệu quả tác động của sản phẩm truyền thông càng lớn.
Kết quả khảo sát cho thấy, 48% công chúng Hà Nội “thỉnh thoảng trao đổi” về các thông tin tiếp nhận đƣợc trên Kênh VOVTV; tỉ lệ “thƣờng xuyên trao đổi” và “ít trao đổi” tƣơng đƣơng nhau là 20% và 11% “không nhớ” về việc này.
Biểu đồ 2.9: Tần suất trao đổi thông tin từ Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội
Việc công chúng có trao đổi, bàn luận về nội dung thông tin nhận đƣợc là chỉ số đo lƣờng hiệu quả truyền thông. Khảo sát luận văn cho thấy: công chúng Hà Nội có trao đổi thông tin tiếp nhận đƣợc từ Kênh VOVTV với mức độ “thƣờng xuyên” và “thỉnh thoảng” chiếm tỉ lệ cao, tổng cộng là 68% so với 32% “không trao đổi” hoặc “không nhớ”. Điều này khẳng định nhu cầu tƣơng tác với các cơ quan báo chí của công chúng luôn tồn tại. Vấn đề là làm thế nào để thu hút sự chú ý và tham gia của công chúng vào các hoạt động báo chí - truyền thông của đơn vị mình để việc trao đổi, bàn luận thông tin diễn ra mạnh hơn.
Cơ quan báo chí nếu tạo đƣợc diễn đàn từ những sự kiện, vấn đề công chúng quan tâm sẽ gây hiệu ứng xã hội rộng lớn, trong nhiều trƣờng hợp tạo sức ép dƣ luận có khả năng xoay chuyển tình hình. Trƣờng hợp chính quyền thành phố Hà Nội dừng chủ trƣơng chặt và thay mới cây xanh tháng 7/2014 là một ví dụ. Việc trao đổi, bàn luận của công chúng bên cạnh mặt tích cực là tạo diễn đàn góp phần bổ sung, hoàn thiện chính sách cũng còn mặt tiêu cực. Bởi không phải lúc nào công chúng cũng có khả năng giải mã đúng thông tin và không phải ai cũng có khả năng truyền tải thông tin tốt. Theo lý thuyết “dòng chảy hai bƣớc” một cá nhân có uy tín với cộng đồng nếu hiểu sai hoặc cố tình xuyên tạc thông tin vì một mục đích nào đó sẽ gây tác động xấu đến nhận thức, thái độ, hành vi của ít nhất một nhóm công
chúng. Điều này sẽ làm sai lệch vấn đề và làm giảm lòng tin của công chúng đối với cơ quan báo chí, có khi gây xáo trộn nhất định trong xã hội. Trong bàn luận cũng vậy,vấn đề đƣợc đƣa ra thảo luận, bàn bạc, trao đổi nếu không đƣợc hiểu đúng bản chất sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả truyền thông; còn thông tin nếu đƣợc đề cập một cách khách quan, trung thực sẽ giúp nhiều ngƣời nắm đƣợc tình hình dù không trực tiếp tiếp cận. Vì vậy, các cơ quan báo chí cần thiết kế thông điệp đơn giản và lựa chọn phƣơng pháp phù hợp để đạt mục đích và hiệu quả truyền thông cao nhất.
2.3.4.1. Nội dung thông tin được trao đổi, bàn luận
Dựa theo độ xa - gần về địa lý, nghề nghiệp, tình cảm mà công chúng thƣờng quan tâm đến thông tin đƣợc phát. Thông tin sẽ đƣợc phát tán khi đƣợc công chúng tiếp nhận chia sẻ, bàn luận. Công chúng thƣờng quan tâm theo dõi, bàn luận về các nội dung liên quan đến lợi ích của bản thân, gia đình và xã hội; đặc biệt là những vấn đề mang đến hoặc ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng. Nếu đó là thông tin họ thiếu, báo chí có trách nhiệm cung cấp dữ liệu. Nếu họ đã biết nhƣng chƣa nắm chắc, chƣa nhận thức rõ, báo chí cần phân tích, bình luận, dự báo, định hƣớng. Trong quá trình này, việc tiếp nhận, trao đổi, bàn luận thông tin giữa những ngƣời có cùng mối quan tâm hoặc có sự liên hệ với nhau sẽ góp phần phát tán, đƣa thông tin lên một tầng nấc mới mà đỉnh cao là hình thành dƣ luận xã hội tạo ra phản ứng của cộng đồng xã hội trƣớc các sự kiện mới.
Mạng xã hội phát triển góp phần làm thông tin đƣợc phát tán theo “dòng chảy đa bƣớc”. Các cơ quan báo chí đang tận dụng lợi thế của mạng xã hội để đƣa thông tin đến công chúng bằng các tiện ích của các PTTTĐC nhằm thu hút nhiều hơn sự tham gia và phản biện của các tầng lớp xã hội. Việc tiếp nhận, trao đổi, bàn luận thông tin giữa những ngƣời có cùng mối quan tâm hoặc có sự liên hệ với nhau sẽ góp phần đƣa thông tin lên một tầng nấc mới mà đỉnh cao là hình thành dƣ luận xã hội với những thái độ, phản ứng của cộng đồng xã hội trƣớc các sự kiện mới mẻ. Với sức tác động nhanh, đồng loạt trong phạm vi xã hội rộng lớn, TTĐC có sự ảnh hƣởng to lớn trong việc hình thành và chi phối dƣ luận xã hội.
Kết quả khảo sát của luận văn là 68% số ngƣời đƣợc hỏi “thƣờng xuyên” và “thỉnh thoảng” trao đổi thông tin từ Kênh VOVTV, chứng tỏ các chƣơng trình trên Kênh VOVTV có hiệu quả tác động nhất định đối với các tầng lớp nhân dân thủ đô. Về nội dung khán giả thƣờng trao đổi, kết quả tổng hợp đƣợc ở bảng 2.20 (Phụ lục). Nội dung thông tin mà công chúng Hà Nội quan tâm trao đổi nhiều nhất là thời sự, chính trị với 23,1% số ngƣời đƣợc hỏi lựa chọn (bao gồm các chƣơng trình thời sự của Kênh VOVTV và chƣơng trình thời sự tiếp Kênh truyền hình Quốc hội). Kế đến là các thông tin văn hóa giải trí, các vấn đề xã hội chiếm 20,6 %. Thứ ba là thông tin kinh tế chiếm 17,4%. Thứ tƣ là thông tin giáo dục, y tế, môi trƣờng 11,4%; thông tin quốc tế chiếm tỉ lệ tƣơng đƣơng với 11,2% . Các thông tin, thể thao và giao thông có tỉ lệ lựa chọn, bàn luận của công chúng lần lƣợt là 8,6% và 7,7%. Nhƣ đã phân tích ở mục 2.3.1, mục đích chính khi xem Kênh VOVTV của công chúng Hà Nội là chƣơng trình thời sự với tỉ lệ 32,1% Điều này cho thấy tin tức thời sự luôn là mối quan tâm của công chúng và dễ hiểu khi công chúng bàn luận nhiều hơn về những vấn đề đƣợc nêu từ chƣơng trình tin tức, thời sự hàng ngày.
Quá trình trao đổi, bàn luận với ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp giúp công chúng nắm rõ và chia sẻ nhiều hơn nội dung thông tin. Và từ tin tức toàn cảnh, từng đối tƣợng công chúng sẽ có mối quan tâm riêng để bàn luận, trao đổi thông tin cách chuyên sâu. Tỉ lệ công chúng Hà Nội lựa chọn bàn luận, trao đổi thông tin giao thông chiếm 7,7% cho thấy Kênh VOVTV đang tận dụng đƣợc lợi thế tổ hợp truyền thông của Đài TNVN và tin tức từ Kênh VOV giao thông quốc gia để xây dựng thƣơng hiệu cho mình. Trong đợt trao giải Báo chí Quốc gia năm 2015, Kênh VOVTV đoạt giải B với tác phẩm “Thu phí BOT - đủ kiểu móc túi ngƣời dân” cho thấy hƣớng đi đúng của Kênh trong việc đầu tƣ sản xuất tác phẩm chất lƣợng, có tính phản biện trong vấn đề giao thông, nhằm mang lợi ích cho ngƣời dân thủ đô.
Bên cạnh đó, cũng có không ít khán giả xem chƣơng trình nhƣng không trao đổi, bàn luận với ai về nội dung đã xem. Điều này làm hạn chế việc lây lan thông tin qua giao tiếp liên cá nhân, không phát huy đƣợc tối đa hiệu quả của thông tin. Nguyên nhân có thể do tính cách, điều kiện làm việc, sinh hoạt, giao tiếp của bản
thân ngƣời xem. Nhƣng không loại trừ khả năng thông tin trong các chƣơng trình của Kênh VOVTV chƣa “sát sƣờn”, chƣa “đúng” và “trúng” những nhu cầu bức thiết của ngƣời dân và đời sống xã hội. Đây là vấn đề cần nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ đó có những định hƣớng thông tin phù hợp, rộng về diện nhƣng đồng thời cũng sâu về chất để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của công chúng.
2.3.4.2. Đối tượng công chúng Hà Nội trao đổi thông tin từ Kênh VOVTV
Thông thƣờng công chúng có xu hƣớng chia sẻ, trao đổi thông tin với những ngƣời có chung mối quan tâm hoặc có mối liên hệ nào đó. Khán giả cũng có thể trao đổi, bàn luận thông tin với những ngƣời có một số điểm tƣơng đồng về nhận thức, quan điểm hay có mối quan hệ nào đó với bản thân họ nhƣ ngƣời trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Hơn nữa, số lƣợng tivi mà mỗi gia đình có cũng có mối liên hệ đến việc trao đổi, bàn luận thông tin của công chúng. Nếu các thành viên trong gia đình cùng xem chung một chƣơng trình truyền hình thì đây là điều kiện lý tƣởng để trao đổi, bàn luận các nội dung đƣợc xem. Việc trao đổi, chia sẻ, bàn luận những thông tin tiếp nhận đƣợc cũng thƣờng xảy ra trong bữa cơm gia đình và trong các sinh hoạt, gặp gỡ hàng ngày. Nếu mỗi thành viên xem một chƣơng trình thì cũng có thể chia sẻ, bàn luận về những thông tin tiếp nhận đƣợc.
Tiếp tục khảo sát việc công chúng có thảo luận, trao đổi thông tin với ai, luận văn thu đƣợc kết quả bảng 2.21 (Phụ lục).
Theo khảo sát, 90% công chúng Hà Nội trong diện khảo sát xem tivi ở nhà mình. Điều này có mối liên hệ với tỉ lệ 39,8% công chúng thƣờng trao đổi thông tin trên Kênh VOVTV với ngƣời trong gia đình. Gia đình là nơi công chúng có nhiều mối liên hệ nhất và cũng là nơi các thành viên dễ dàng chia sẻ, trao đổi thông tin bởi có sự tin cậy nhiều nhất. Sở dĩ, công chúng lựa chọn trao đổi thông tin với những ngƣời trong gia đình nhiều với tỉ lệ 39,8% là vì những ngƣời này thƣờng có điểm tƣơng đồng nhất định về lối sống, quan điểm về các vấn đề xã hội. Bên cạnh ngƣời trong gia đình thì bạn bè, đồng nghiệp là đối tƣợng đƣợc nhiều khán giả chia sẻ thông tin, sự chênh lệch giữa 2 đối tƣợng này không nhiều: 22,2% và 16,2%. Hai tỉ lệ này gần bằng tỉ lệ khán giả thƣờng trao đổi với ngƣời trong gia đình 38,4%. Bạn
bè có thể là những ngƣời cùng trang lứa, có quan điểm tƣơng đồng hoặc hợp “gu”, do đó khán giả có xu hƣớng sẻ chia thông tin cùng nhau. Hàng xóm là đối tƣợng khán giả Kênh VOVTV ít trao đổi nhất, tỉ lệ chỉ ở mức 7,4% số ngƣời đƣợc hỏi.
Điều này có thể lý giải, cuộc sống hiện đại với nhiều bận rộn, ngƣời dân không có nhiều thời gian trò chuyện lâu với hàng xóm. Chƣa kể hàng xóm không phải lúc nào cũng có chung quan điểm, mối quan tâm để chia sẻ, bàn luận. Điều này cũng có mối liên hệ với chỉ số 1,7% số mẫu điều tra xem tivi ở nhà hàng xóm.
Một thực tế dễ nhận thấy là xu thế phát triển xã hội với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin khiến một bộ phận công chúng dễ cách xa nhau. Điều đáng lƣu ý là tỉ lệ 14,4% công chúng coi mạng xã hội facebook, zalo, youtube không chỉ là phƣơng tiện trao đổi thông tin mà còn là “đối tƣợng” chia sẻ thông tin. Báo điện tử Hà Nội mới cập nhật ngày 01/12/2015 dẫn số liệu thống kê của “wearesocial.net”, tháng 1/2015, ngƣời Việt Nam đang đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng Internet với 5,2 giờ mỗi ngày, đứng thứ 9 thế giới về số thời gian trung bình dành cho mạng xã hội là 3,1giờ mỗi ngày; đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số ngƣời sử dụng mạng xã hội là 31%, trong đó facebook là mạng xã hội đƣợc sử dụng thông dụng nhất. Ngoài việc lƣu giữ hình ảnh, mạng xã hội facebook còn giúp nhiều đối tƣợng công chúng nắm bắt thông tin nhờ việc chia sẻ các trang liên kết, bài viết của bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân. Do đó, không khó để lý giải 14,4%công chúng Hà Nội lựa chọn mạng xã hội để chia sẻ thông tin nhận đƣợc từ Kênh VOVTV. Do tính chất lan truyền nhanh chóng đến nhiều đối tƣợng công chúng của mạng xã hội nên các cá nhân, nhất là các nhà báo cần thận trọng khi phát ngôn và chia sẻ thông tin bởi nó có thể tác động không nhỏ đến tình hình chính trị, an ninh xã hội.
2.3.4.3 Mức độ tương tác giữa công chúng Hà Nội với Kênh VOVTV
Lý luận báo chí, truyền thông chỉ ra rằng: báo chí có chức năng tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể và tổ chức tập thể bên cạnh chức năng thông tin - giao tiếp, giám sát và phản biện xã hội. Muốn thực hiện đƣợc công tác tƣ tƣởng, báo chí phải cung cấp thông tin liên quan cần thiết để công chúng hiểu và chia sẻ các vấn đề diễn ra. Thông tin chính xác, khách quan, trung thực luôn có sức cuốn hút công chúng.
Khi đƣợc thuyết phục bằng thông tin chính xác, công chúng sẽ tin tƣởng, chia sẻ, bàn luận về thông tin đó với những ngƣời có mối liên hệ chung. Công chúng cũng có thể làm theo sự chỉ dẫn, tƣ vấn hoặc định hƣớng của báo chí. Cũng từ sự tin tƣởng gầy dựng đƣợc, báo chí tạo điều kiện cho công chúng tích cực bày tỏ quan điểm, đánh giá của bản thân đối với những thông tin tiếp nhận đƣợc; thúc đẩy họ tham gia các diễn đàn liên quan, đồng thời chủ động cung cấp thông tin - chất liệu cho các sản phẩm báo chí mới. Việc trao đổi - tƣơng tác giữa đông đảo công chúng với cơ quan báo chí tạo nên mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nơi cung cấp thông tin và đối tƣợng tiếp nhận tạo nên tạo chu trình truyền thông khép kín. Trong bối cảnh truyền thông hiện nay, cơ quan báo chí nào tạo đƣợc sự tƣơng tác thƣờng xuyên và có hiệu quả với các tầng lớp nhân nhân, cơ quan đó sẽ tạo đƣợc sức mạnh tập thể, định vị đƣợc thƣơng hiệu và uy tín cho đơn vị mình.
Chỉ số đánh giá mức độ tƣơng tác của công chúng với đơn vị truyền thông là việc khán giả có thƣờng xuyên liên lạc bằng thƣ, email, điện thoại hay không. Kết quả luận văn thu đƣợc mức độ tƣơng tác giữa công chúng Hà Nội với Kênh VOVTV theo biểu đồ 2.10.
Biểu đồ 2.10: Mức độ tƣơng tác giữa công chúng Hà Nội và VOVTV
Khán giả xem chƣơng trình và quan tâm đến vấn đề báo chí đƣa tin mới muốn tìm hiểu thêm các thông tin hoặc làm nguồn tin. Tỉ lệ khán giả đã từng có liên hệ,
trao đổi qua thƣ, email, điện thoại với Kênh VOVTV chỉ chiếm tổng cộng là 7% số ngƣời đƣợc hỏi. Chủ yếu là khán giả gửi thƣ cung cấp thông tin và yêu cầu đƣợc hỗ trợ để tìm kiếm liệt sĩ, đăng tải thông tin tìm mộ liệt sĩ hoặc một số đơn thƣ đề nghị Đài TNVN làm cầu nối thông tin đến các cơ quan chức năng về một số vụ tranh chấp đất đai. Công chúng liên hệ về Đài TNVN chủ yếu với các chƣơng trình của Hệ VOV1, VOV2, VOV3, VOV4 , VOV5, VOV giao thông và báo Tiếng nói Việt